LMT Group - Chia sẻ để thành công !: Kỹ năng mềm

Nghỉ việc một cách văn minh và chuyên nghiệp

17:53 |
Đừng tưởng chỉ cần nộp một tờ đơn xin nghỉ việc, sếp ký rồi là coi như hoàn thành nhiệm vụ. Nghỉ việc cũng là một nghệ thuật, nó cần lắm sự chu đáo, lịch thiệp, có văn hóa và chuyên nghiệp. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi quyết định nghỉ việc tại 1 công ty nào đó, nếu bạn không muốn để lại ấn tượng xấu cũng như cơ hội tiếp tục hợp tác với đồng nghiệp, đối tác cũ.



Nên: Thông báo thẳng thắn lý do, thời gian nghỉ việc


Trước khi quyết định nghỉ việc ở công ty hiện tại, bạn cần xác định rõ lý do nghỉ việc của mình (như vì mâu thuẫn với sếp, nhận được một lời mời “ngon lành” hơn nghỉ chuyển sang nghề khác, nghỉ hưu... ). Tuy nhiên khi thông báo với người quản lý, bạn nên nói về sự ra đi của mình một cách khéo léo, làm sao để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người ở lại, cũng như tăng khả năng duy trì các mối quan hệ và biến họ thành khách hàng tiềm năng của mình trong tương lai.

Đồng thời bạn cũng  cần trao đổi thẳng thắn với cấp quản lý về quyết định xin nghỉ việc, thời gian nghỉ việc dự kiến, bàn bạc việc bố trí người thay thế hay đào tạo người kế nhiệm, thời gian hợp lý cho việc bàn giao. Một lưu ý là bạn nên thông báo nghỉ việc trước ít nhất 2 tuần để công ty có kế hoạch bố trí người thay thế, giải quyết những công việc dở dang. 

Không nên: Khoe khoang về công ty mới


Nhảy việc là căn bệnh khó chữa của các nhân viên trẻ mới ra trường. Tất nhiên bạn có quyền đòi hỏi mức lương với chế độ đãi ngộ tương xứng với năng lực và mong muốn của mình, và khi công ty bạn đang làm không đáp ứng được điều đó thì bạn có quyền dứt áo ra đi. Thế nhưng cái cách mà các bạn nhân viên nói lời tạm biệt với đồng nghiệp, sếp cũ và công ty lại là điều vô cùng quan trọng.

Nhiểu nhân viên trẻ chẳng ngại ngần bô bô về chế độ đãi ngộ hay sự hoành tráng của công ty mới, ca ngợi sếp tương lai hết lời. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý của những nhân viên đang làm việc, khiến nhiều người trong số họ, nhất là nhân viên cấp thấp cũng bồn chồn muốn nhanh chóng liên hệ với phòng tuyển dụng của công ty khác khiến cho những người quản lý cấp cao rất vất vả để tuyển nhân viên mới. Thế nên, cách ứng xử văn mình là dù công ty mới của bạn có hoàng tráng cỡ nào, mức lương đáng mơ ước ra sao cũng không nên khoe khoang quá.

Nên: Bàn giao lại công việc một cách chu đáo 


Với người thay thế bạn, hãy dành thời gian hướng dẫn họ một cách chu đáo, bàn giao công việc cụ thể Bạn sẽ để lại ấn tượng tốt cho sếp và công ty với hành động hào phóng này.
Với những khách hàng, đối tác của công ty mà bạn phụ trách: Vào ngày chia tay bạn nên viết email chào họ, đồng thời giới thiệu người kế nhiệm và tiếp nhận việc liên hệ với các đối tác này, cũng như thông tin liên lạc của người đó. Đối tác sẽ đánh giá cao sự cẩn thận, chu đáo và chuyên nghiệp của bạn và biết đâu họ sẽ chủ động liên hệ với bạn ở công ty mới 

Không nên: Nghỉ việc quá đường đột


Chị Mai  - Trưởng phòng kinh doanh một công ty chuyên kinh doanh phần mềm kể, ở công ty chị có trường hợp một chị trưởng phòng kinh doanh tính nóng như lửa. Trong một cuộc họp công ty chị có bất đồng ý kiến với sếp.  Khi ra khỏi phòng họp chị đóng cửa đánh rầm, khuôn mặt hầm hầm tức giận và lớn tiếng chửi bới sự “nhìn ngắn” của sếp, đồng thời tuyên bố nghỉ việc, ngày hôm sau nghỉ luôn không đến văn phòng khi công ty chưa chuẩn bị gì về nhân sự, giấy tờ… để thay thế chị. 

Một lời khuyên là dù bạn cảm thấy quá buồn chán hay mâu thuẫn với đồng nghiệp, căng thẳng với sếp ra sao cũng đừng nên tự ý bỏ việc. Đây là hành động thiếu chuyên nghiệp và ảnh hưởng xấu tới danh tiếng nghề nghiệp của bạn. Nhà tuyển dụng tương lai có thể gọi điện cho công ty cũ để xác định về quá trình làm việc của bạn và như vậy, họ sẽ nghe được những điều không hay về bạn.

Không nên: “Cướp” khách hàng của công ty cũ


Chị Mai kể thêm một trường hợp khác: “Có một nhân viên nam làm việc được vài ba năm, quan hệ với khách hàng khá tốt, nắm trong tay nhiều đầu mối quan trọng của công ty, bỗng dưng xin nghỉ không lương vì “việc gia đình. Hết thời gian xin nghỉ không lương, phòng Nhân sự không thể nào liên hệ được với số điện thoại của nhân viên nữa, facebook cũng khoá và chặn tất cả đồng nghiệp. Ít lâu sau mọi người mới biết thì ra anh chàng đã “lặng lẽ” sang công ty đối thủ mà không ai hay biết, mang theo nhiều thông tin cũng như dữ liệu của công ty”.

Đây là cách ra đi của rất nhiều nhân viên “cứng” hiện nay. Bạn có thể sang công ty đối thủ làm việc, hoặc tự thành lập một công ty riêng nhưng không nên cướp khách hàng trắng trợn của công ty cũ như thế. Bởi lẽ cùng ngành nghề kinh doanh, sao tránh được những lúc va chạm nhau. Và có chắc chắn rằng sếp mới của anh chàng kia khi biết được việc anh ta ăn cắp thông tin và bỏ đi như thế có hài lòng và trọng dụng cậu ta nữa không? Ai mà biết được liệu anh  ta có lại làm thế với công ty mới hay không?  

Nên: Chia tay đồng nghiệp trong vui vẻ


Trước khi ra đi, bạn hãy tổ chức một buổi tiệc nhỏ chia tay đồng nghiệp, không cần cầu kỳ mà đôi khi chỉ cần bố trí hoa quả, bánh ngọt cũng đủ tạo nên một ấn tượng tốt về sự ra đi vui vẻ của bạn. Nếu không thì tối thiểu bạn cũng nên gửi một bức email chia tay đồng nghiệp, nói lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, người quản lý trực tiếp và sự hỗ trợ của các phòng ban khác một cách chu đáo và chau chuốt. 

Bạn cũng nên để lại cách để liên hệ (qua điện thoại, facebook, địa chỉ..vv..) để nếu có phát sinh sự việc cần giải quyết, đồng nghiệp cũ cũng có thể liên hệ với bạn dễ dàng. Đồng thời cần chắc chắn rằng đã dọn dẹp sạch sẽ chỗ ngồi làm việc của mình.

Có thể thấy, chia tay công ty không có nghĩa là cắt đứt toàn bộ liên hệ của bạn với đồng nghiệp, đối tác cũ. Bạn vẫn có thể tìm thấy những người bạn chân thành ở đây để chia sẻ tin tức nghề nghiệp hoặc những khúc mắc trong cuộc sống. Thế nên nghỉ việc cũng phải thể hiện sự văn mình, chu đáo và chuyên nghiệp của bạn nhé.

Trên đây là những góp ý cho bạn khi nghỉ việc tại nơi làm cũ, khi bạn vào một chỗ làm mới cũng có một số chú ý mà bạn nên tránh, tham khảo tại  8 điều lưu ý khi là nhân viên mới để bạn có thể thoải mái nhất tại nơi làm việc mới
....

8 điều lưu ý khi là nhân viên mới

14:10 |
Mọi công việc đều có sự bắt đầu và sự bắt đầu nào cũng đều mới mẻ và không có gì là dễ dàng, đặc biệt là những ngày đầu tiên với công việc mới của mình. Để có một khởi đầu thật êm đẹp, điều đầu tiên là bạn cần hoàn thiện chính bản thân mình. Hãy ghi điểm với đồng nghiệp cũng như với sếp của bạn ngay từ những hành động nhỏ nhất nhé!



1. Làm việc một cách tích cực

Khi đi làm, thái độ làm việc là yếu tố hàng đầu để những người trong công ty đánh giá về bạn. Vì thế hãy luôn sẵn sàng trước mọi nhiệm vụ và hoàn thành tốt tất cả những công việc mà bạn đã được giao. Nguyên tắc này nghe có vẻ đơn giản nhưng khi thực hiện lại không đơn giản chút nào, nó đòi hỏi bạn luôn phải nỗ lực, dồn toàn tâm huyết vào công việc của mình. Tuy nhiên, nếu bạn không thực hiện được việc này thì những thứ khác cũng chẳng mấy ý nghĩa.

2. Tôn trọng giờ giấc

Giờ giấc là một trong những yếu tố căn bản nhất của một công ty và nếu đã là một nhân viên, đặc biệt là một nhân viên mới bạn đừng bỏ qua vấn đề này. Nếu không thể đi sớm vài phút, về muộn hơn một chút thì nên nhớ, bạn cũng đừng đến trễ và liên tục nhìn đồng hồ để chờ đến giờ về nhé. Điều đó khiến mọi người có cảm giác bạn là người không có trách nhiệm với công việc và chắc chắn bạn sẽ mất điểm ngay từ những ngày đầu tiên.

3. Trang phục không quá cầu kì

Bạn không nên quá cầu kì trong cách ăn mặc nhất là khi đang là một nhân viên mới. Tốt nhất trong những ngày đầu đi làm, khi chưa biết đến những quy định trang phục của công ty, bạn nên chọn những bộ trang phục đơn giản, trang nhã, phù hợp với môi trường công sở,… Chắc chắn những trang phục phù hợp với môi trường làm việc sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ phía đồng nghiệp.

4. Nhớ tên các đồng nghiệp

Khi bạn nhớ tên các đồng nghiệp của mình họ sẽ cảm thấy bạn là người biết để ý đến xung quanh và quan tâm đến họ. Vì thế hãy cố gắng nhớ tên tất cả những đồng nghiệp nhanh và nhiều nhất có thể. Điều này cũng giúp bạn dễ hòa nhập với môi trường mới hơn.

5. Chú ý đến câu hỏi của sếp

Nếu như để ý đến những câu hỏi sếp đặt ra hoặc những vấn đề sếp đang bận tâm, bạn có thể rút ra được những mong muốn cũng như những điều họ để ý bạn trong tương lai. Và một khi đã biết trước được điều đó, bạn sẽ tiên liệu được trước những vấn đề ngay từ khi sếp chưa hỏi, như vậy giá trị của bạn sẽ được nâng lên một tầm mới.


6. Biết lắng nghe

Nếu ai nhắc nhở hay lưu ý bạn điều gì, bạn cần hết sức lưu ý và cần ghi nhớ vì dù là ai thì họ cũng sẽ rất khó chịu nếu họ có một nhân viên không để ý đến mọi việc xung quanh, những điều họ nói như thể “nước đổ lá khoai” vậy. Nếu bạn có xu hướng để đầu óc “trôi dạt nơi đâu”, thì hãy cố gắng tỉnh táo và ngăn chặn nhược điểm đó ảnh hưởng bất lợi tới bạn trong công việc.

7. Nói “không” khi cần thiết:

Từ chối ai đó luôn là điều khó khăn và với sếp còn khó hơn nhiều lần. Tuy nhiên, nói không đôi khi lại là cần thiết, đặc biệt khi đã vượt qua giới hạn. Khi phải đối mặt với những tình huống khó xử, hãy xem xét các lựa chọn, nắm bắt thực tế, suy nghĩ để đưa ra quyết định.

8. Không nhìn đồng hồ vào cuối ngày

Đặc biệt trong những ngày đầu đi làm ở một công sở mới, bạn không nên nhìn đồng hồ, kể cả vào cuối ngày. Tốt hơn cả, bạn nên ở lại muộn hơn giờ tan sở một chút để thấy mọi người nhận thấy bạn quan tâm nhiều hơn đến hoàn thành công việc và không mấy bận tâm tới chuyện về nhà ngay lập tức.

....

5 tuyệt chiêu “lấy lòng nhân viên” của sếp giỏi

16:09 |
Có thể bạn sẽ cho là ngược đời vì xưa nay chỉ có chuyện nhân viên tìm cách lấy lòng sếp chứ có bao giờ sếp phải đi lấy lòng nhân viên. Nhưng trên thực tế, bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng hiểu rằng nếu nhân viên làm việc với tâm lý ép buộc, căng thẳng thì hiệu quả công việc sẽ không cao, đặc biệt là với những nhân viên giỏi vốn là những người có cá tính mạnh mẽ. Động lực lớn nhất thúc đẩy nhân viên làm việc chính là những lời khen ngợi chân thành của “sếp”. Dưới đây là 5 tuyệt chiêu mà những sếp giỏi thường dùng khi muốn thu phục nhân viên của mình. 


1.    Tìm hiểu đời sống riêng 


Để thu phục nhân viên, bạn đừng nghĩ rằng chỉ dùng những quy tắc và bắt họ tuân theo. Trước tiên bạn phải hiểu về đời sống riêng của họ bởi tâm trạng của họ thường ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công việc. Trong cuộc sống ai cũng có những tâm sự, khó khăn riêng, và một sếp giỏi là người biết được những điều đó và có cách khắc phục để điều chỉnh sao cho nó ít ảnh hưởng đến công việc chung nhất. Nếu bạn biết quan tâm đến đời sống riêng của nhân viên ở mức độ vừa phải, họ sẽ vui vẻ vì được làm việc với một người lãnh đạo tâm lý, đồng thời họ cũng sẽ thoải mái hơn khi được chia sẻ đời sống riêng với bạn.

Tất nhiên cái gì vượt quá giới hạn cũng thành trò lố, nên bạn không nên “soi” quá nhiều vào đời tư của nhân viên, họ sẽ cảm thấy khó chịu. Trong những cuộc trò chuyện thân tình với nhân viên, bạn hãy hỏi về hoàn cảnh gia đình; điều gì họ hài lòng và điều gì họ chưa hài lòng trong môi trường làm việc này; mục tiêu nghề nghiệp, mơ ước trong cuộc sống…

Với mỗi nhân viên bạn nên đặt câu hỏi theo cách khác nhau. Chẳng hạn bạn là sếp trong một công ty bảo vệ tại Hà Nội, bạn hãy hỏi nhân viên gặp khó khăn gì khi phải trực đêm, phải công tác xa nhà… Với nhân viên là nữ hãy hỏi về chuyện hôn nhân, con cái của họ, chắc chắn họ sẽ dễ mở lòng hơn.

2.   Biết lắng nghe


Người lãnh đạo giỏi không thể là một người độc tài, đó nhất định phải là người biết lắng nghe những phản hồi của nhân viên, và quan trọng nhất chính là thái độ lắng nghe. Đó là một thái độ ghi nhận, tập trung, tôn trọng, sếp giỏi cũng phải là người biết gạt những tự ái bản thân sang một bên, biết chấp nhận thay đổi trước những đề xuất của nhân viên.  Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp bạn gần gũi hơn và tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ý tưởng cá nhân của họ. Những ý tưởng cá nhân hay những ý kiến đóng góp này luôn giúp bạn quản lý công việc của phòng ban hay đội nhóm do bạn lãnh đạo một cách tốt nhất.

2 bước quan trọng khiến bạn lắng nghe có hiệu quả là:


- Tạo cơ hội cho nhân viên trình bày ý kiến: Các buổi họp nhóm, bữa cơm trưa chung cho toàn công ty… chính là dịp để lãnh đạo có dịp tiếp xúc nhân viên, lắng nghe những ý kiến của họ. Đây là dịp tốt để họ có thể nói lên những chia sẻ thật mà không bị căng thẳng như trong những cuộc họp.

- Phản hồi với thái độ trân trọng:  Để “lấy lòng” nhân viên, sếp giỏi thường thể hiện sự trân trọng và thấu hiểu ý kiến của nhân viên là tóm lược lại các ý chính sau khi họ trình bày ý kiến. Họ không bao giờ vội vàng kết luận ngay sau khi nhân viên vừa trình bày xong, vì điều đó sẽ tạo cảm giác người nghe thiếu nhiệt tình, muốn kết thúc cuộc trao đổi càng sớm càng tốt. Do đó, trước khi đưa ra nhận định, giải pháp của mình, hãy tóm lược bằng những câu như: “Như vậy, theo anh/chị, vấn đề ở đây là...?”

3.    Giao công việc dựa trên thế mạnh


Công việc quá nhàm chán hoặc quá khó thực hiện đều có thể khiến nhân viên nản lòng, bỏ cuộc. Vì vậy việc khích lệ tinh thần và tạo cơ hội để nhân viên thể hiện được hết khả năng của mình là vô cùng quan trọng! Một người sếp giỏi chính là một kiến trúc sư, có thể thiết kế được bảng công việc thật thú vị với mục tiêu vừa đủ thách thức để tạo sự hứng khởi và hướng nhân viên của họ đạt được mục tiêu. 

Để thiết kế được một bảng công việc phù hợp với từng nhân viên, bạn phải dựa trên thế mạnh, đam mê, nguyện vọng của từng nhân viên. Ví dụ bạn đừng nên giao việc bảo vệ công trường xây dựng cho một nhân viên muốn gắn bó với môi trường giáo dục, giao cho họ bảo vệ một trường học sẽ hợp lý hơn. Hoặc cũng không nên giao việc bảo vệ ban đêm cho một nhân viên mà vợ đang ốm nặng…

4.    Tiền lương thỏa đáng


Tất nhiên một người lao động bán sức lao động bao giờ họ cũng mong muốn bán được giá cao, còn người mua sức lao động thì lại muốn mua giá rẻ. Người lãnh đạo tài năng là người biết định giá chuẩn xác nhất để có thể giữ chân những người làm được  việc. Vì thế, việc xem xét đến nguyện vọng của người tài trong việc có một khoản thu nhập xứng đáng, cũng như khả năng thăng tiến cùng những phúc lợi kèm theo cũng là điều doanh nghiệp nên nghiêm túc thực hiện.

Để quản lý hiệu quả , rõ ràng và làm nhân viên nể phục, bạn hãy đề ra những tiêu chuẩn cụ thể cho công việc của mỗi nhân viên, có thể theo tuần, theo tháng hoặc theo quý,  cộng với chế độ lương, thưởng, phạt hợp lý, công minh. Bảng tiêu chuẩn đó sẽ là thước đo đánh giá mỗi nhân viên làm công việc được giao tới đâu và khiến họ “tâm phục khẩu phục”.

5.    Đừng quên thể hiện sự biết ơn


Một nhà lãnh đạo không thể đạt được thành tích nếu làm việc một mình, những gì bạn đạt được chính là dựa trên sức lực của nhân viên. Vì vậy đừng bao giờ quên lời cảm ơn, một cái bắt tay ấm áp một nụ cười động viên, một cái vỗ vai thân tình… Những hành động nhỏ đó đôi khi còn có tác dụng lớn hơn phần thưởng về vật chất.  Đi kèm với đó, bạn nên có chế độ lương thưởng xứng đáng cho nhân viên có thành tích làm việc tốt, và đề bạt thăng chức họ. 

Và cuối cùng đừng quên để lấy lòng nhân viên không phải là việc khó, chỉ cần bạn có một tấm lòng “chân thành” và thể hiện nó một cách “thông mình”.

Tuy rằng sếp là một người tâm lý và hòa đồng với nhân viên, nhưng đó cũng phải có một múc độ nào đó trong giới hạn của sếp thôi, bạn không nên thấy sếp hòa đồng với mọi người mà vượt quá giới hạn. Đến lúc đó chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối. Cùng tham khảo  7 điều cấm kỵ khi giao tiếp với sếp để bạn có thể tránh được những rắc rối không nên có, mà vẫn có thể hòa đồng vui vẻ cùng sếp
....

7 điều cấm kỵ khi giao tiếp với sếp

15:12 |
Trong quá trình làm việc, bạn phát hiện ra một điều rằng sếp của bạn là người rất thân thiện, có khi như một người bạn thân thiết với bạn vậy. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, dù sếp có thân thiện đến đâu thì sếp vẫn là sếp, những câu nói  vô tâm, tưởng chừng vô thưởng vô phạt của bạn vào một lúc nào đó lại chính là vũ khí chống lại bạn đấy. Khi giao tiếp với sếp, bạn tuyệt đối tránh 7 điều sau nhé:
7 điều cấm kỵ khi giao tiếp với sếp

1.    “Tôi chán công việc của mình”


Việc chán làm chính công việc của mình là điều hết sức bình thường và nó diễn ra đối với nhiều người. Tuy nhiên thật tồi tệ nếu như bạn nói điều này với đồng nghiệp, đặc biệt là chính với sếp của mình. Hãy giải quyết khó khăn bằng cách đề nghị với sếp của bạn cho bạn nhận thêm nhiệm vụ nào đó hay chuyển nhiệm vụ khác để làm mới môi trường làm việc của mình. Bởi lẽ với cương vị của một người lãnh đạo, họ chẳng quan tâm bạn có hứng thú với công việc của mình hay không, họ chỉ quan tâm đến kết quả mà bạn làm được mà thôi.

2.    Bất kỳ một câu nào có từ “nhưng” theo sau


“Tôi là một người làm việc theo nhóm, nhưng…” hay “Tôi không có ý phàn nàn, nhưng…” từ “nhưng” trong trường hợp này chẳng có gì hay ho cả vì nó đã phủ nhận hoàn toàn những gì bạn nói trước đó. Bạn thích làm việc theo nhóm nhưng bạn không thể hòa đồng, bạn không muốn phàn nàn nhưng những gì bạn nói sau đó lại chính là những lời than vãn mà chẳng có ai muốn nghe cả,... Hãy hạn chế tối đa những từ mang nghĩa phủ định như vậy bởi vì nó rất dế gây khó chịu với người tham gia giao tiếp, đặc biệt là với cấp trên của bạn.

3.    “Không, tôi không thể”


Câu nói này sẽ tố cáo với sếp bạn rằng: Bạn là người không đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ mà bạn đang phụ trách. Như vậy điều gì sẽ xảy ra? Bạn rất có thể bị sa thải vào một thời gian không xa.
Việc không hoàn thành nhiệm vụ cũng là điều chúng ta thường gặp khi làm việc. Những lúc ấy, thay vì nói rằng bạn không thể làm được công việc này thì hãy xin sếp một thời gian để suy nghĩ thêm hoặc đề nghị bổ sung nguồn lực để hỗ trợ bạn. Như vậy bạn vừa có khả năng giải quyết êm xuôi công việc, vừa để lại ấn tượng tốt với sếp bằng cách hành xử khéo léo của mình.

4.    Tôi đang bận. Anh nên giao việc đó cho chị B


Tại sao bạn có thể nói với sếp của mình câu nói này nhỉ? Nó như là một câu ra lệnh vậy. Bạn nên nhớ, 4 điều không bao giờ được nói trước mặt sếp là: “Tôi không thể”, “Tôi sẽ không làm”, “Điều đó không thể được” và “Anh/chị nên yêu cầu người khác làm việc đó”. Những câu phản ứng trên chắc chắn sẽ gây phản cảm đối với người đối diện chứ chưa nói người đó là sếp của bạn.
Trong tình huống này, bạn nên vui vẻ nhận nhiệm vụ và vào một lúc nào đó trao đổi lại với sếp rằng bạn đang quá tải trong công việc hay đang gặp khó khăn nào đó. Với một lý do chính đáng, chắc chắn sếp bạn sẽ không làm khó bạn đâu.

5.    “Hôm nay tôi mệt quá!”


Mệt? Sếp của bạn cũng không mấy quan tâm đến điều này đâu vì xung quanh họ có một đống vấn đề cần giải quyết và thứ họ quan tâm ở bạn là việc báo cáo kết quả làm việc mà bạn đạt được. Vì thế hãy cố gắng ngủ đủ giấc, nạp đủ năng lượng để có một tinh thần và sức khỏe tốt nhất, sẵn sàng chiến đầu với chuỗi ngày làm việc căng thẳng.

6.    “Lương ở đây thấp hơn năng lực của tôi”


“Vậy ư? Thế thì mời bạn đến công ty nào có mức lương đáp ứng đúng với năng lực của bạn”, đó là câu trả lời mà bạn sẽ nghe thấy từ sếp ngay sau khi bạn phát biểu câu nói trên đấy.
Hãy chứng tỏ năng lực của mình trước khi yêu cầu hay đòi hỏi điều gì đó với sếp của bạn. Hoặc giữ nó cho những người có thể nghĩ bạn đúng, như mẹ bạn chẳng hạn.

7.    “Tôi chỉ làm được đến thế thôi!”


Bạn vừa gửi báo cáo làm việc lên sếp và nhận được phản hồi rằng: Sếp không hài lòng với kết quả của bạn. Những lúc như vậy, bạn hãy suy nghĩ thật kĩ và xem lại quá trình làm việc của mình, có thể do bạn làm việc quá biệt lập hoặc bạn không có nhiều sự hỗ trợ nên kết quả không được như ý mặc dù bạn đã cố hết sức. Hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi nói và hạn chế tối đa việc làm phật ý sếp.

Xem thêm: Làm thế nào để đối phó sếp khó tính
....

9 quy tắc vàng khi giao tiếp nơi công sở

17:04 |
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Giao tiếp là yếu tố quan trọng trong đời sống hằng ngày nói chung và trong công việc nói riêng. Đôi khi một người có kĩ năng, có kiến thức chuyên môn nhưng chưa chắc đã thành công hơn người có cách ứng xử khéo léo với với đồng nghiệp hay cấp trên. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những kĩ năng ứng xử cần có của một nhân viên công sở và chắc chắn nó sẽ mang lại nhiều hữu ích với bạn đấy.
“Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”
Trước khi phát ngôn một điều gì đó, bạn cần suy nghĩ thật kĩ  và hãy cố gắng sắp xếp suy nghĩ của mình theo trình tự trước khi nói. Tránh tình trạng nói ngay những gì mình nghĩ vì như vậy lời nói của bạn sẽ rời rạc, thiếu logic, thậm chí lỡ lời, nói cả những điều không nên nói.
Nếu tham gia một cuộc đối thoại liên tục, bạn nên nói với tốc độ chậm (nhưng không quá chậm chạp, ngắt quãng dài) để có thời gian suy nghĩ và phản ứng một cách thích hợp.
Lắng nghe mọi người xung quanh
Hãy để ý những người xung quanh bạn và xác định ai là người giao tiếp tốt, ai là người không khéo léo trong ăn nói. Từ thực tế của họ, bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân: Học hỏi ưu điểm của người giao tiếp tốt và tránh sai lầm của người không khéo léo.


Tuy nhiên, bạn không nên copy y nguyên cách nói chuyện của người khác. Hãy tự tạo cho mình một phong cách tự tin, riêng biệt để ai cũng có thể nhận thấy đó chính là bạn.
Tập trung vào “nội dung trao đổi” chứ không phải  “Người phát ngôn”
Nhiều người trong số chúng ta thường bị tác động bởi định kiến về một ai đó trước khi nghe họ truyền tải nội dung mà họ muốn truyền đạt. Chẳng hạn, nếu họ là người bạn không thích thì bất cứ điều gì họ nói bạn đều cho là sai và luôn tìm cách phản hồi tiêu cực. Ngược lại, nếu người đó và bạn hợp nhau về tính cách hoặc là người bạn tôn trọng thì bất kể người đó đưa ra ý kiến gì bạn rất dễ cho là đúng (mặc dù thực tế không phải như vậy).
Bên cạnh đó, khi đối thoại chúng ta còn bị ảnh hưởng về ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ của người tham gia giao tiếp,... Tất cả những yếu tố trên đều có thể ảnh hưởng đến việc bạn có tiếp nhận thông tin người đó truyền tải hay không nên bạn cần tự nhắc nhở rằng: “quan trọng là họ nói gì chứ không phải họ là ai”.
Với một số trường hợp, hãy viết thay vì đối thoại trực tiếp
Với những người nhạy cảm hay người khó tập trung lắng nghe từ đầu đến cuối bạn rất khó để giao tiếp đặc biệt là khi họ đang bức xúc một điều gì đó. Vì vậy, với những người này bạn hãy viết thư hoặc để lại tin nhắn cho họ trước khi muốn trực tiếp trao đổi.
Bên cạnh đó, nếu bạn không giỏi giao tiếp, cảm thấy khó diễn đạt bằng lời nói cũng có thể sử dụng cách này để giao tiếp hiệu quả hơn.
Thay vì đặt câu hỏi “cái gì” bạn hãy đặt câu hỏi “tại sao”
Khi bạn có được nội dung thông tin, bạn cần suy nghĩ tại sao người đó trao đổi vấn đề này với mình. Với việc đặt câu hỏi này bạn sẽ dễ dàng thấu hiểu với người phát ngôn hơn là việc tỏ ra không đồng tình, không thoải mái.
Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau
Khi tham gia giao tiếp bạn cần phải cho người đối thoại thấy được sự tôn trọng cũng như niềm tin của bạn đối với họ. Có như vậy cuộc hội thoại của bạn sẽ trở nên cởi mở hơn, thẳng thắn hơn và quan trọng là đem lại hiệu quả và sự thoải mái giữa những người tham gia giao tiếp.
Không nói xấu sếp hay đồng nghiệp
Bạn có thể chia sẻ với những người đáng tin cậy một cách bình tĩnh, lịch sự và chừng mực. Khi tâm sự với người thứ ba, bạn nên chú ý vào hoàn cảnh, vị trí và sự việc thực tế, tránh xa những chuyện tầm phào, ngồi lê đôi mách và nói xấu người khác sau lưng.
Bày tỏ sự thích thú với những điều người khác đang nói
Để tránh xung khắc, bạn cũng nên bày tỏ sự thích thú với những gì người khác đang nói. Bạn có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng cũng đừng tỏ thái độ với quan điểm của họ. Nếu đồng nghiệp đang xen vào chuyện của bạn, nói thật nhẹ nhàng rằng: “Tôi hiểu những gì bạn suy nghĩ về vấn đề này, nhưng theo tôi thì…” để bảo vệ chính kiến.
Lưu ý cấp bậc trong giao tiếp
Việt Nam là một xã hội tôn ti vì thế bạn cần đặc biệt chú ý đến yếu tố cấp bậc, chức vụ, tuổi tác của đối tượng giao tiếp.
Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng: Nếu nói chuyện với cấp trên, bạn nên làm rõ các điểm, ý chính, trao đổi chính xác và chú ý lắng nghe/ghi chép những nhận xét của cấp trên. Nếu bạn nói chuyện với cấp dưới, luôn luôn giải thích chi tiết các vấn đề và đừng quên hỏi nhân viên cấp dưới xem họ suy nghĩ gì hoặc phản hồi như thế nào về vấn đề đó. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến vấn đề tuổi tác của đối tượng tham gia giao tiếp và lựa chọn đại từ xưng hô phù hợp.
Với các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp.
....

Làm thế nào để đối phó với sếp khó tính?

09:00 |
Thật là điều không may nếu như sếp của bạn là người khó tính, hay để ý đến những chuyện nhỏ nhặt. Nhưng đừng quá lo lắng, đó là chuyện bình thường đối với “dân công sở” và khi gặp phải hoàn cảnh này, bạn hãy thực hiện những bước sau đây, chắc chắn chúng sẽ giúp bạn đấy.


Bước 1: Cải thiện tinh thần và thể chất của bạn

Khi gặp phải tình huống này, thay vì nêu thằng vấn đề mà hầu hết mọi người đều ém nhẹm đi bằng cách ít tiếp xúc với sếp nhằm mục đích giảm thiểu sự tác động của sếp lên đời sống làm việc của họ. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời, không những tiêu tốn thời gian của bạn mà còn làm bạn căng thẳng.
Vậy, lời khuyên cho bạn là, thay vì né tránh, việc đầu tiên bạn hãy rèn luyện cho mình để có một tinh thần và thể chất khỏe mạnh. Điều đó sẽ khuyến khích bạn giải quyết vấn đề một cách lý trí và tránh tình trạng bạn phải tổn hại sức khỏe hoặc cảm xúc đến nỗi phải rời bỏ công việc.

Bước 2: Đặt mình vào vị trí của sếp
Dù có khó chịu đến đâu, bạn cũng hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của sếp. Hãy nhận ra các mục tiêu xác định vai trò của sếp và nghĩ tới các áp lực mà họ phải chịu đựng.
Bên cạnh đó, bạn hãy liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, phong cách làm việc mà được sếp ưa thích. Hãy quan sát hành vi và phản ứng của họ và để ý xem họ chọn tập trung chú ý vào đâu.

Bước 3: So sánh cách bạn và sếp nhận thức về vai trò của bạn

Sếp bạn mong đợi điều gì ở kết quả làm việc? Bạn hãy chú ý tới điều đó và khớp với mục tiêu của bạn đề ra. Điều này sẽ giúp làm sáng tỏ vai trò của bạn đồng thời cũng giúp bạn đạt được tiến bộ trong tổ chức.

Bước 4: Hiểu được bản thân

Ngoài việc tự ý thức về hành động của mình, bạn hãy hỏi đồng nghiệp của bạn điều mà quan sát được khi bạn ứng xử với sếp. Mặc dù nhận thức của họ có thể không thể hiện hết sự thật về bạn, nhưng nó phản ánh hình ảnh bạn tạo ra.

Hãy nhớ lại một những lần xảy ra mâu thuẫn trước đây của bạn với sếp và xem xét chúng một cách khách quan. Hãy phân tích lý do mà xảy ra mâu thuẫn, ý kiến của từng người để rút ra những nhận định chính xác nhất. Từ đó, bạn có thể nhận ra điều đúng, điều sai giữa 2 người và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Hãy xem xét đến việc thay đổi ứng xử của bạn. Điều này thường thúc đẩy một sự thay đổi đối ứng ở sếp của bạn.

Bước 5: Nhớ rằng đó là một mối quan hệ qua lại


Bạn cần gì và bạn đang thiếu những gì để hỗ trợ công việc của bạn? Hãy yêu cầu các thông tin và nguồn lực mà bạn cần, hoặc tìm ra những cách khác để có được chúng, vì việc này sẽ đặt bạn vào thể kiểm soát được tình hình và tránh cho bạn khỏi phải ứng biến.
Chia sẻ bởi : webvn.vn
....

11 cách làm việc thông minh, giúp bạn thành công

15:00 |
Bạn hì hục ngồi cả ngày trên bàn làm việc nhưng đống giấy tờ, sổ sách,... vẫn còn chất đống nguyên xi khi ra về. Ngày hôm sau tình trạng đó lại diễn ra y như vậy. Kết quả là công việc của ngày nọ lại chồng chéo lên ngày kia khiến cho bạn luôn bị đặt trên vế so sánh. Tại sao cùng một khối lượng công việc nhưng người đồng nghiệp của bạn lại có thể hoàn thành nhẹ nhàng và nhanh chóng trong khi đó bạn vất vả thế nào cũng không xong? Để có thể sánh ngang, thậm chí là “đánh gục” người đồng nghiệp kia, thứ bạn cần là cách làm việc khoa học và thông minh như những gì chúng tôi chia sẻ dưới đây.

1.Lên kế hoạch làm việc

Hãy lên lịch thực hiện những công việc vụn vặt, những buổi họp hành và gặp gỡ hợp lý để bạn không phải rời khỏi văn phòng nhiều lần trong một ngày. Kết hợp thêm bữa trưa của bạn trong khoảng thời gian này, và có thể “kiểm kê” chính xác bao nhiêu thời gian bạn đang sử dụng cho mỗi công việc mỗi ngày.

2. Xác định độ ưu tiên của công việc: 

Bạn có nghe nói về ý tưởng rằng 80% kết quả công việc của bạn đến từ 20% công việc của bạn. Điều này quá rõ ràng là bạn cần tập trung vào những việc ưu tiên hàng đầu mà thôi, hãy bỏ qua những tiểu tiết. Những kết luận từ điều này là, rõ ràng, để tập trung vào 20% công việc mà mang đến cho bạn những kết quả nhất và có quy mô hơn tất cả mọi thứ khác. Thực hiện các công việc quan trọng nhất, công việc đó là hoàn toàn cần thiết và quan trọng để được bạn nhận làm, thực hiện ưu tiên của bạn. Chọn để có được những ưu tiên thực hiện mỗi ngày, và bạn sẽ thấy kết quả làm việc của mình sẽ tăng vọt. 

3.Ngưng trở thành người đa năng

Ý tưởng rằng bạn có thể tập trung làm nhiều việc cùng một lúc và thậm chí mang lại hiệu quả từ xa có lẽ không phù hợp. Nếu bạn muốn làm việc có năng suất, điều đầu tiên bạn cần làm là TẬP TRUNG làm mỗi việc một lúc.

4.Tìm ra những người có đủ khả năng san sẻ công việc cùng bạn

Đừng để bản thân bạn bị kéo lại khỏi các công việc quan trọng bởi sự bận rộn. Đầu tiên hãy nhìn vào đội ngũ của bạn, liêu có ai khác trong nhóm có thể san sẻ bớt những công việc trên tay bạn? Nếu không, có rất nhiều trang web hữu ích như Fiverr hay Fancy Hands, với phí dịch vụ khá rẻ để giải quyết những công việc đơn điệu hàng ngày của bạn.

5.Tìm những người giỏi công việc bạn không thành thạo và thuê họ

Bạn có đang xử lý một dự án mà cần thời việc viết lách nhưng bạn thực sự ghét điều này? Hãy thuê một ai đó yêu viết lách và chịu trách nhiệm với việc này. Điều này đáng đồng tiền để trút bỏ gánh nặng khỏi đôi vai bạn. Hãy tận dụng những thế mạnh của mình và thuê người khác bổ sung vào điểm yếu của bạn.

6.Thiết lập thời hạn và tự thưởng cho bản thân khi bạn đạt được nó

Việc lên một thời hạn và chìa khóa then chốt để đạt được những mục tiêu của bạn. Hãy lên hạn chót sớm hơn một vài ngày trước thời hạn thực sự của bạn để đảm báo rằng bạn đã hoàn thành mọi thứ đúng hạn, đồng thời điều này sẽ đem lại cho bản thân khoảng thời gian thư giãn hít thở. Việc đạt được những mục tiêu sớm đem lại cho đầu óc bạn khoảng trống để bắt đầu lên kế hoạch dự án gì sẽ làm tiếp theo, giữ bạn luôn dẫn đầu cuộc chơi thay vì luôn bị trễ lại phía sau.

7.Tập trung và loại bỏ những tiếng ồn làm bạn phân tâm

Hãy tránh xa các trình duyệt Internet (nếu công việc của bạn không cần đến), chơi smartphone, thực hiện những cuộc gọi cá nhân hay chạy theo các công việc vụn vặt trong suốt ngày làm việc hay cho phép người khác làm phiền tới trên con đường đạt được mục tiêu của bạn. Nếu bạn phát triển thói quen giữ công việc tại nơi làm việc và chuyện cá nhân tại nhà, bạn sẽ dễ hoàn thành những thứ cần làm trong ngày. Và nó sẽ khiến thời gian của bạn tại nhà cũng thư thả và thú vị hơn.

8.Xử lý hộp thư chuyên nghiệp

Bạn tốn bao lâu cho việc kiểm tra email mỗi tuần? Hãy đặt ra thời gian cụ thể mỗi ngày cho việc này và giới hạn thời gian cho mỗi lần kiểm tra. Mỗi email bạn nhận được có thể được phân ra thành 3 loại:
    Xóa ngay lập tức.
    Trả lời ngay lập tức.
    Giải quyết sau.
Loại thứ 3 nên được để một phần nhỏ trong hộp thư của bạn. Hãy giải quyết chúng vào cuối ngày làm việc và xóa chúng ra khỏi hộp thư sau khi hoàn tất.
Ngoài ra, bạn không cần phải gửi một đoạn văn khi một câu cũng có thể làm điều đó. Nó không chỉ khiến lãng phí thời gian của bạn và người nhận mà mọi người thường có xu hướng trả lời nhanh hơn với những email đi thẳng vào vấn đề và ngắn gọn. Nhưng nhớ một điều, luôn luôn tỏ ra lịch sự và nhã nhặn.

9.Loại bỏ hồ sơ

Khi một nhiệm vụ hay một dự án hoàn thành, hãy để nó qua một bên. Hãy để nó khỏi tầm nhìn và tâm trí để bạn có thể tập trung vào nhiệm vụ tiếp theo đang chờ đợi. 

10. Biết khi nào nên từ bỏ

Mọi người đều có những ngày tồi tệ. Hãy đối mặt với nó. Bạn có biết, những ngày mà bạn thức dậy nhưng có thể không hoàn toàn ra khỏi giường, là muộn để làm việc, cảm thấy như ăn mày, và dường như không thể tập trung hoặc đạt được bất cứ điều gì cần thực hiện, ngày của bạn kết thúc trong một vòng xoáy đi xuống của cuộc sống vì nó kéo vào - bạn bắt đầu cảm thấy nản lòng bởi vì bạn không thể làm bất cứ điều gì tốt, bạn trở thành trong nhận thức như thế nào bạn cảm thấy tồi tệ, và bạn cảm thấy hoàn toàn bất lực. Khi điều này xảy ra, bạn nên đi theo cảm xúc. Đi uống cà phê, về nhà, và xem một trận bóng đá hoặc bất cứ điều gì yêu thích hoặc bộ phim truyền hình và một bồn tắm nước nóng, nếu đó là những gì làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. 

Kết luận: Một khi bạn cảm thấy khả năng làm việc giảm thì hãy ngừng làm việc.

11.Hãy ngủ đủ

Bạn có thể cảm thấy tốt nhất là có đủ từ 4-6 giờ ngủ thẳng giấc mỗi đêm. Không đúng. Trung bình, hầu hết chúng ta cần ít nhất 7 giờ ngủ thẳng giấc để điều hòa hoạt động lúc bạn thức và làm việc, sinh hoạt. Cá nhân tôi, cảm thấy như có một sự khác biệt trong công việc và tâm trạng tuyệt vời của tôi khi tôi được ngủ thẳng giấc suốt 8 giờ mỗi ngày. Khi tôi ngủ ít hơn 6 giờ một ngày, tôi cảm thấy mệt mỏi, và phải mất 3 ngày tiếp theo hồi phục sau một ngày mà tôi đã không có được giấc ngủ đủ, điều đó làm tôi mất nhiều hơn giờ lý tưởng hơn để làm việc! Bạn và tôi có lẽ cũng giống nhau. Nhận được giấc ngủ 7 giờ mỗi đêm sẽ đảm bảo rằng bạn cảm thấy ngày sung mãn nhất về tinh thần và thể lực, do đó sẽ làm cho công việc của bạn tốt hơn./.

....

Nổi bật