Để thiết kế một website có
giao diện bắt mắt với nội dung chất lượng và tốc độ truy cập nhanh, cần có đội
ngũ chuyên thiết kế một cách chuyên nghiệp thực hiện. Tuy vậy, với những người
không am hiểu website lắm vẫn có thể nắm được cách thức làm web dễ dàng và
những điểm cần tránh để có một web tốt khi tham khảo bài viết dưới đây.
1. Các bước cần thiết để thiết kế một website
Bước 1: Chọn ý tưởng thiết kế web
Bước 2: Khai triển ý tưởng
Sau khi duyệt ý tưởng, bạn phát triển ý tưởng
đó thành tổng thể hoàn chỉnh. Trước hết bạn chọn bao nhiêu thành phần sẽ có
trong tổng thể và đó là những thành phần nào. Các thành phần này sẽ được định vị
và chọn tỷ lệ tương ứng với nhau và tương ứng với toàn bộ tổng thể. Sau đó bạn
thêm các đặc điểm phụ vào.
Bước 3: Thiết kế giao diện web
Giao diện là bộ phận giao tiếp giữa người
sử dụng với các nội dung của website, có nhiệm vụ chính là hướng dẫn người truy
cập điều khiển và sử dụng website. Nội dung của website được thể hiện trên giao
diện bằng các biểu tượng, các nút và các nối kết.
Để cho người sử dụng dễ tìm thông tin mà
họ mong muốn, menu cần phải thể hiện cấu trúc của nội dung qua vị trí, kích thước
và màu sắc của các nút. Các biểu tượng đặc trưng sẽ giúp người truy cập dễ dàng
liên tưởng đến nội dung của nó.
Để có thể dễ dàng nhận ra các nút và các
nối kết, bạn nên thiết kế giao diện đơn giản, không cầu kỳ và trang trí quá
nhiều làm rối mắt. Đồng thời các nút và các nối kết phải thay đổi hình dạng màu
sắc khi người truy cập đưa con trỏ chuột vào hoặc kéo ra.
Quan trọng nhất vẫn là tên của nút và nối
kết. Đặt tên nút sao cho ngắn gọn nhưng dễ hiểu và hiểu chính xác.
Bước 4: Làm thiết kế mẫu
Thiết kế mẫu có thể được coi là thiết kế
hoàn chỉnh nhưng chưa có phần lập trình, bao gồm lời, hình ảnh, nút và các
trang trí.
Thiết kế mẫu trình bày phần thiết kế hoàn
chỉnh của từng trang với đầy đủ nội dung và cách trình bày các thành phần.
Bạn cũng phải cân nhắc tính thẩm mỹ trong
bước này. Kiểm tra lại các nguyên tắc về mỹ thuật và các nguyên tắc thiết kế để
đảm bảo tính thống nhất, nhất quán và tập trung của thiết kế.
Bước 5: Kiểm tra tính khả dụng của Website
Để kiểm tra tính khả dụng, bạn phải trả
lời 4 câu hỏi sau đây:
- Trang web này là trang web gì?
- Tôi có thể làm gì trong trang web này?
- Tôi sẽ làm điều đó như thế nào?
- Tại sao tôi làm điều đó ở đây?
Để thực hiện được bước này, xem xét các yêu cầu cho
một website như sau:
- Trang chủ phải có phần giới thiệu ngắn để
cho biết đây là website gì.
- Nội dung ngắn gọn, súc tích, từ ngữ dùng
chính xác, không gây nhầm lẫn.
- Kích thước file tối thiểu
- Các nút và kết nối dễ nhận biết
- Font chữ và kích cỡ dễ đọc
- Không có quá nhiều trang trí
- Không có quá nhiều thứ mời gọi như:
“Click Me First”, “Join Now”, “Hot!”, . . . dễ làm rối mắt người truy cập
2. Những điều nên tránh khi thiết kế web
* Trang đầu tiên nên tránh có những thông tin
theo kiểu sau:
- Không có thông tin nào đáng giá và việc chỉ chứa có vài liên kết để đi đến từng phần ngôn ngữ
khác nhau của website sẽ tiêu tốn thời gian quý giá của của khách
hàng.
- Doanh nghiệp kinh doanh một đằng nhưng
thông tin lại đăng một nẻo
-
Thông tin trải đều, không có chủ điểm:
* Nội dung:
Hạn chế bao gồm những điều sau đây:
- Một danh sách liên kết dài dằng dặc mà
không có chú thích, tóm lược nội dung của những website mà link đó dẫn đến
- Đường link dẫn đến chỗ "không có
gì" (dead link, broken link)
- Hạn chế những link mà khi bầm vào đó
hiện ra thông báo “cái này” bị khóa
- Quảng
cáo những thứ không có liên quan đến lĩnh vực của website
* Multimedia:
Khi thiết kế web thì cần hạn chế những tác
dụng của Multimedia khiến tốc độ tải thông tin bị chậm lại. Cụ thể như: Quá
nhiều hình, hình quá lớn, hình nhấp nháy hay thiết kế Flash và để âm thanh lên
web
* Độ tương phản
Độ tương phản quá cao thì gây chói mắt, độ
tương phản kém thì lại khó đọc. Nên dung hòa chúng. Có nhiều cách thiết kế nền
cho web nhưng đừng làm ba điều sau đây: Thứ nhất là nền đen chữ trắng, trắng
lợt hay xám. Thứ 2 là nền đen chữ đậm, thứ 3 là tiled background với những hình
chằng chịt.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét