LMT Group - Chia sẻ để thành công !: tâm sự nghề nghiệp

9 Cách ứng xử khéo léo với sếp nơi công sở

16:26 |
Khi gặp phải người sếp khó tính, bạn nên có cách ứng phó ra sao? 9 mẫu người dưới đây sẽ giúp bạn tìm được cách ứng xử hợp lí với sếp của mình.

1. Với người sếp lười biếng: Xử lí một cách thông minh

Nếu cấp trên thường xuyên đến muộn về sớm, giao việc không công bằng, rất nhiều kế hoạch tốt không được sử dụng kịp thời do sự chỉ thị của sếp, nếu công việc có sai sót, mọi trách nhiệm do bạn gánh chịu. Lúc này bạn có nên báo cáo cấp trên của sếp?Điều này có thể giúp bạn tránh được tiếng xấu.

Nhưng nếu tình trạng lười biếng của sếp công khai bởi chính bạn bị rất có thể tạo nên sự bất lợi cho bạn. Bạn có thể thử dùng biện pháp sau: khi sếp không có ở văn phòng, mời người có thể làm chứng để họ hiểu được tình hình thực tế.

2. Với người sếp thiếu trách nhiệm: Dùng cách ứng xử mềm mỏng

Với những người sếp công tư không phân minh, dùng thời gian làm việc giao việc riêng, bạn có thể từ chối một cách khéo léo với tiền đề là không ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Cần nói không ngay từ đầu, ví dụ: khi sếp yêu cầu bạn viết báo cáo cho con gái, chắc chắn bạn sẽ không muốn thực hiện, hãy cho sếp biết là bạn không thể giúp.

Nếu sếp giao việc khi đã hết giờ làm, sự việc sẽ dễ giải quyết hơn nhiều, bạn có thể dùng lí do: mình có buổi hẹn không thể vắng mặt. Nếu sếp vẫn tiếp tục nhờ bạn, hãy viện những lí do tương tự, để sếp tự ý rút lui.

3. Với người sếp tình cảm dễ bị tổn thương: Hãy tìm cách an ủi

Nếu sếp lưu lại một mình trong văn phòng khi mọi người đã ra về hết. Sếp cũng cảm thấy bị áp lực từ công việc và có những vấn đề trong cuộc sống gia đình. Khi chuyện tình cảm của sếp gặp khó khăn hãy an ủi. Nhưng nếu bạn cố tình hỏi vấn đề riêng tư hoặc có ý định riêng thì bạn đang gặp sai lầm lớn.


Khi chuyện tình cảm của sếp gặp khó khăn hãy tìm cách an ủi họ... 

Ngay cả khi sếp cảm thấy yếu đuối, họ chỉ muốn sự quan tâm thích hợp, một tách trà nóng đủ để sếp hài lòng. Nếu thích hợp, bạn có thể kể chuyện cười giúp sếp giải tỏa tâm trạng.

Hãy hiểu rằng, sự quan tâm của bạn bắt nguồn từ sự đồng cảm chứ không có ý lợi dụng.Nếu tình huống xảy ra trong thời gian làm việc, thì bạn có thể cho sếp thấy sự quan trọng và trách nhiệm của mình với công việc, đây chính là động lực hữu hiệu để sếp quên đi căng thẳng trước mắt.

4. Với người sếp gia trưởng: Không nên sợ hãi

Mẫu người này cho rằng chỉ cần không ngừng ra uy với nhân viên sẽ khiến họ bị thu phục. Với sếp có tính cách bá đạo như trên, bạn cần cho họ cảm thấy giá trị tồn tại của bạn.

Đặc biệt là khi sếp dùng lời nói to tát, bạn cần phải suy xét kĩ trước khi trả lời. Điều quan trọng là bạn không cảm thấy sợ hãi, dũng cảm kiên trì sẽ giúp bạn có kết quả như ý.

5. Với người sếp thích theo đuổi nữ nhân viên: Tìm lí do từ chối thích hợp

Khi gặp phải nam cấp trên lợi dụng quyền lực, địa vị để theo đuổi nữ nhân viên cho dù họ đã có vợ, một số người lựa chọn xin nghỉ việc hay tìm việc khác để tránh rắc rối nhưng đó chỉ là biện pháp tiêu cực.

Nếu bạn có một vị trí nhất định trong công ty thì quyết định trên sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Do vậy, thượng sách chính là không bị rơi vào cái bẫy hay không đắc tội với sếp và không làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại.

Nếu sếp trực tiếp mời hẹn bạn, bạn có thể nhận lời nhưng chỉ là một cuộc hẹn ngắn, nếu bạn có cơ hội hãy làm bạn với vợ sếp, điều này khiến sếp không có cơ hội đạt được mục đích.

6. Với người sếp thay đổi liên tục

Với những người sếp thiếu kiên định không quyết đoán, quyết định thay đổi theo từng ngày sẽ khiến bạn có cảm giác mệt mỏi và sếp có cơ hội nắm bắt khuyết điểm, và bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi việc.

Sự thay đổi là do sếp không muốn gánh vác trách nhiệm của mình, biểu hiện sự thiếu tự tin với chính mình, để đối phó với mẫu người này, bạn nên ghi nhớ mỗi công việc được sếp giao, đề phòng khi cần thiết, đây cũng là thói quen tốt cho công việc.


Khi sếp nổi nóng và giận dữ, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh nhẹ nhàng... 

7. Với người sếp đa nghi: Nộp báo cáo hàng ngày

Với những người sếp luôn nghi ngờ sự chăm chỉ của nhân viên, khiến cấp dưới bực bội và mệt mỏi. Hãy nộp báo cáo cho sếp sau một ngày làm việc, cho biết bạn đã làm những công việc gì của ngày hôm đó, điều này giúp bạn đánh đuổi sự nghi ngờ từ sếp và bạn yên tâm làm việc hơn.

8. Với người sếp đáng ghét: Tránh sự xung đột chính diện

Với người sếp đáng ghét không phải bởi họ có năng lực làm việc không tốt, mà đơn giản chỉ là về phương diện cá nhân có thể do tính cách không hợp, nóng tính hoặc có những hành vi bạn không thể chấp nhận. Nếu bạn gặp phải mẫu người như vậy nên dùng thái độ nào để ứng phó với họ?

Cho dù không thích đến mấy, tốt nhất không nên thể hiện trước mặt họ.Đặc biệt khi sếp là người nắm giữ chức vụ quan trọng trong công ty, cần hết sức chú ý, không nên có hành động quá khích, tránh cuộc chạm mặt trực tiếp bởi điều này có thể khiến bạn càng có ấn tượng xấu về sếp và tạo áp lực cho mình. Vì vậy để công việc được tiến hành thuận lợi cách tốt nhất là bạn nên giữ khoảng cách với họ.

9. Với người sếp nóng tính: Nên giữ bình tĩnh


Sếp cũng là người, và cũng có lúc tâm trạng không được tốt, có thể vấn đề do công việc gặp sự cố, cấp trên phê bình hay vấn đề cá nhân. Khi này sếp rất nhạy cảm dễ nổi nóng, giận dữ, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh nhẹ nhàng. Đợi sếp lấy lại bình tĩnh hãy tìm sếp giải thích, hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều. Rất có thể khi tâm trạng đã thoải mái hơn sếp sẽ chủ động tìm bạn.
....

8 yếu tố khó ưa “giết chết” sự sáng tạo của nhân viên

15:45 |
Một môi trường làm việc thỏa mái sẽ giúp nhân viên làm việc sáng tạo, đạt hiệu suất cao hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc trong môi trường đó, nếu có những tác nhân tiêu cực cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của nhân viên. Hãy kiểm tra lại xem nơi làm việc của bạn có những tác nhân “khó ưa” nào dưới đây để loại bỏ nhé.

Bạn hãy kết hợp cách làm việc thông minh và hiệu quả vào công việc của mình, khi đó bạn làm ít nhưng vẫn khiến người khác phải nể phục.

1.    Những cá nhân tiêu cực


Có lẽ sẽ không ai có thể phủ nhận được ý kiến này. Bởi lẽ nếu đã từng là người đi làm và đã từng gặp phải người đồng nghiệp có ảnh hưởng độc hại đến môi trường làm việc, bạn sẽ hiểu họ tiêu cực và khiến người khác chán nản như thế nào. Họ là những người luôn tuyên truyền sự tiêu cực, kìm hãm mọi sự tiến bộ của đồng nghiệp. 



Bạn nên để những người như vậy đi tìm công việc khác, nếu không, hãy đảm bảo công ty có những chính sách và quy trình giám sát có thể giảm thiểu tác động của họ.

2.    Không có môi trường để nhân viên phát triển


Nếu như không có môi trường để phát triển, doanh nghiệp của bạn mãi trì trệ mà thôi. Hơn nữa, nó sẽ là một không gian nhàm chán, không giữ chân được những người cầu tiến và tài năng.

3.    Thiếu tầm nhìn


Có một tầm nhìn xa và rộng, được truyền tải rõ ràng đến nhân viên sẽ giúp nhân viên định hướng để biết tập trung vào đâu. Nếu không có sự định hướng thì dù có là nhân viên xuất sắc nhất cũng khó có thể xác định được bức tranh tổng thể của công ty.

4.    Lãng phí thời gian


Nếu bạn tiêu tốn quá nhiều thời gian cho những hoạt động vô bổ như những cuộc họp liên miên, những email không thật sự hữu ích là bạn đã lấy đi một lượng lớn thời gian của toàn bộ công ty. Hãy để nhân viên của bạn có thời gian tối đa để hoàn thành tốt công việc bằng cách đừng lấy đi của họ dù chỉ 1 phút. Hơn nữa hãy cho nhân viên thấy bạn đánh giá cao họ bằng cách cho họ thấy bạn trân trọng thời gian của họ.



5.    Thiếu giao tiếp


Điều gì xảy ra nếu như trong một tổ chức không có sự giao tiếp? Chắc hẳn họ sẽ tốn thời gian hơn và công việc sẽ không đạt được hiệu quả cao vì họ phải đoán xem người khác họ làm gì. Kết quả là lượng cong việc tăng gấp đôi, thông tin bị tắc nghẽn, những tin đồn xuất hiện, hệ thống công việc rối loạn do không ăn khớp với nhau. Một môi trường có hệ thống giao tiếp thông suốt sẽ có lợi cho tất cả mọi người.

6.    Quản lý theo mệnh lệnh


Nếu như ý tưởng hay những đóng góp của cấp dưới luôn bị bạn phủ định để làm theo ý mình thì nhân viên của bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn khi hoàn thiện công việc nếu như chính ý tưởng của bạn không hiệu quả bằng những ý tưởng còn lại. Vì thế hãy biết lắng nghe, một môi trường có sự tôn trọng và cộng tác sẽ đem lại kết quả cao hơn.

7.    Thiếu sự ghi nhận


Nếu như sự cố gắng và cống hiến của bạn không được ghi nhận, thậm chí không nhận được một lời cảm ơn thì bạn sẽ có cảm giác thế nào? Chắc chắn sẽ không còn động lực để hoàn thành tốt công việc hoặc hoàn thành công việc một cách gượng ép. Bạn có biết rằng, đôi khi phần thưởng của nhân viên có thể không tốn một đồng nào, chỉ cần bạn nói “cảm ơn”.

8.    Lãnh đạo tồi


Một lãnh đạo kém sẽ làm tổn hại đến đội nhóm và cả tổ chức. Ngay cả những nhân viên xuất sắc nhất cũng cần được lãnh đạo tốt mới phát huy được hết khả năng. Hãy bắt đầu với việc phát triển tài lãnh đạo của chính mình, sau đó hãy tuyển dụng và phát triển những lãnh đạo tốt nhất ở mỗi cấp quản lý.
....

Học đại học đi làm công nhân đóng chậu gỗ

14:39 |
Nếu cứ ôm mãi cái oai danh là học đại học và không chịu đi làm công việc được coi là thấp kém, thì đến giờ trong tay tôi vẫn là những con số không tròn trĩnh: Không tiền bạc, không nghề nghiệp  và không vợ con. 

Là một đấng nam nhi, học ngành xã hội, nhưng tôi không sao tìm được việc của ngành này. Đã 2 năm trôi qua tôi làm việc cộng tác viên cho một tờ báo mạng. Nhưng những bài viết của tôi không hay lắm nên hầu như không được đăng bài. Tôi sống lay lắt nhờ nguồn trợ cấp của bố mẹ. Người yêu tôi bỏ tôi vì lí do tôi là một thằng bất tài không làm được trò trống gì. 

Đang chán đời thì tôi được biết anh họ tôi quen một anh làm tổng giám đốc một công ty chuyên về thiết kế và kiến trúc, công ty anh đang thiết kế website để quảng cáo sản phẩm cho doanh nghiệp mình, và cần người biên tập nội dung cho website. Anh bảo tôi làm hồ sơ anh xin việc cho. Nhưng khi anh tổng giám đốc gặp tôi và đọc các bài do tôi viết, anh nói: “Quả thật anh không thể nhận em vào làm được. Em viết bài như thế này thì không đáp ứng được công việc của công ty anh. Công ty anh chuyên về thiết kế và kiến trúc, ngoài bộ phận biên tập chuyên làm trang web trên tầng 2 còn có một xưởng sản xuất và lắp ráp đồ gỗ ở bên cạnh. Giờ bên đó cũng đang thiếu người đóng các chậu gỗ cho các giò phong lan, nếu em không chê có thể làm công việc đó. Tuy công việc hơi bụi bặm và đòi hỏi phải lao động chân tay, nhưng lương đủ sống và ổn định”. Tôi từ chối ngay và thầm nghĩ: “Một người được học đại học như tôi mà phải đi lao động chân tay à? Mình có thể làm việc gì chứ không làm việc này”.

Nhưng về đến nhà, bố mẹ tôi khuyên bảo tôi hết lời: Công việc nào cũng là công việc, miễn là kiếm được tiền.  Và rằng, tôi đã đến tuổi trưởng thành, phải tự kiếm sống được và còn lập gia đình. Chứ cứ lông bông như thế này thì đến bao giờ tôi mới lớn được. Bố mẹ kiên quyết sẽ không cho tôi tiền nữa. Tôi phải tự nuôi sống bản thân đi thôi. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi cũng rút ra được một kết luận: Sở dĩ tôi không dám đi làm vì sĩ diện, nhưng công ty này không có người quen, với lại mình đi làm không ai biết, sẽ chỉ đi làm để lấy tiền chi tiêu cho cuộc sống riêng của mình rồi sau này thì nghỉ. Thế là tôi đồng ý. 



Tôi làm việc theo sản lượng, mỗi chiếc chậu gỗ đóng được tôi sẽ được hưởng 5000 đồng. Những ngày đầu tiên, không quen biết ai, cũng không được ai chỉ dẩn, tôi kì cạch chỉ đóng được có hơn chục cái, mỗi ngày tổng tiền tôi kiếm được có 50.000 đồng. Không đủ chi tiêu các khoản của ngày đó. Buồn chán và thất vọng, tôi định bỏ nghề nhưng thấy những đồng nghiệp vào trước mình đóng được đến 40, 50 chiếc, tôi lại tự an ủi là mình sẽ làm được như họ. Dần dần tôi bắt đầu học được các mánh lới để đóng nhanh hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Tôi làm thân với anh trưởng nhóm và được anh đồng ý cho tham gia vào việc liên kết với các đồng nghiệp khác để đóng thành dây chuyền. Một người chỉ đóng duy nhất một chi tiết, còn người khác sẽ đóng chi tiết khác của chậu gỗ. Mỗi người đóng một khâu vừa nhanh lại vừa chuyên nghiệp. Cuối cùng một chiếc chậu gỗ hoàn thành là công sức của cả một tập thể. Do đó, chúng tôi chia chung sản lượng và được nhiều hơn. Lương của tôi nhích dần lên 4 triệu, rồi 5 triệu và giờ đây là 6 triệu một tháng.  Ngoài lương các ngày lễ tết tôi đều được thưởng khá nhiều và được hỗ trợ ăn trưa nữa. Tôi không chỉ đủ tiền chi tiêu cho sinh hoạt cá nhân mà còn đưa được cho bố mẹ mỗi tháng 3 triệu. 

Mang tiếng là trai Hà Nội, học Đại học và kiếm được 6 triệu/ tháng tiền lương, tôi đã cưới được cô vợ ngoan hiền sau 5 tháng tìm hiểu. Cưới về vợ tôi mới biết tôi thực ra làm công nhân ở công ty Kiến trúc và Xây dựng đó. Nhưng vợ tôi không sốc mà tỏ ra rất thông cảm với công việc của tôi. Vì cô ấy cũng học Đại học ra mà chỉ kiếm được 4 triệu/tháng ở công ty tư nhân. Công ty đó cũng không được ổn định và lớn như công ty của tôi. Hai vợ chồng tôi đủ chi tiêu khi sống cùng cha mẹ. Sang năm bọn tôi còn dự định đón công chúa đầu lòng. 

Vậy là, so với những người bạn học cùng đại học khác, tôi không phải là kém cỏi gì. Vì có những bạn học cùng nghề với tôi mà còn chưa ổn định được công việc. Tất nhiên là có những người lương mấy chục triệu hoặc tự mở doanh nghiệp tôi không thể so sánh được. Nhưng so với mặt bằng chung của xã hội là tôi cũng đủ sống. Tôi không đảm bảo rằng công việc của tôi sẽ ổn định mãi mãi, và tôi sẽ gặp được thuận lợi nhiều như lúc này. Nhưng tôi dám chắc rằng: Nếu gặp được cơ hội, dù làm nghề gì tôi cũng không ngại từ chối, vì bản thân cơ hội đó mang lại cho tôi nhiều ích lợi mà tôi không ngờ được. Làm chân tay cũng là một việc tốt mà, phải không các bạn?
....

Hành trình tìm nấm đầy nguy hiểm của người thợ sơn tràng

17:15 |
Vì là cây thuốc quý giá nên ngày nay nấm lim xanh được quảng cá và bán tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng không phân biết được thật giả.

Cùng tìm hiểu để phân biệt thật giả khi mua Nấm lim xanh qua bài viết sau: Cách phân biệt Nấm lim xanh thật giả

Thế nhưng ít người biết rằng, để có thể tìm được một cây nấm lim xanh rồi phơi kô, đóng gói để đưa tới tay người tiêu dùng quả thật không phải chuyện dễ dàng…

Tìm được nấm, phải cảm ơn… sơn tặc


Nhiều người dùng nấm lim mà không biết người ta lấy nấm đó từ đâu hay làm cách nào để tìm được nấm lim. Hãy cùng theo dấu chân của người thợ sơn tràng (gọi nôm na là thợ rừng bởi nghề lên rừng tìm các lâm sản như nấm lim, mật ong, trầm hương, dược liệu…v…v… mà không phải là đi chặt gỗ phá rừng thì không có tên gọi nào khác) để hiểu được câu chuyện phía sau việc  đi tìm cây nấm quý cứu người này.



Rừng nguyên sinh ngày nay còn rất ít, cây nấm lim hiếm quý như thế bị khai thác nhiều cho nên càng lúc càng hiếm. Rừng gần đã hết nay phải đi tìm ở những rừng xa, giáp biên giới hay sang cả bên những cánh rừng Lào. Một chuyến đi rừng tìm nấm lim những người thợ sơn tràng thường phải đi thành nhóm, bởi rừng thiêng nước độc nhiều hiểm nguy rình rập nên người ta không thể đi một mình.

Công cuộc chuẩn bị cho mỗi chuyến đi vào rừng hái nấm phải được thực hiện trước cả tuần với  đầy đủ các vật dụng: quần áo, lương thực, thực phẩm, thuốc men cho một chuyến đi dài ngày ròng rã cả tuần đến cả tháng ở trong rừng. Một chuyến đi như thế, chi phí bỏ ra vài triệu đồng cộng thêm cả công sức của người thợ sơn tràng nữa cho nên dễ hiểu vì sao nấm lim tự nhiên lại đắt như thế.

Việc đi tìm nấm như “mò kim đáy biển” bởi trong những khu rừng nguyên sinh ở Tiên Phước, gỗ lim nhiều nhưng nấm lim xanh tự nhiên lại chỉ mọc trên những thân cây lim đã chết. Để tìm được cây lim đã chết người thợ sơn tràng trước hết phải đi tìm những lối mòn do xe trâu kéo gỗ mà bọn lâm tặc sau khi phá rừng phải mở đường để kéo gỗ ra.  Khi thấy lối mòn do xe trâu kéo gỗ của lâm tặc với những đặc điểm rất riêng của kiểu đường này thì người thợ sơn tràng đi lần theo nó. Nếu may mắn tìm được một vạt rừng mọc nhiều cây lim con thì hy vọng tìm được nấm là rất lớn bởi cây lim xanh trong rừng tự nhiên không mọc đơn lẻ mà thường mọc theo quần thể, cây lớn ra quả và nảy hạt sinh ra những đám cây con. Còn nếu chẳng may Vì vậy con đường mòn của xe kéo gỗ đó nếu dẫn đến những gốc cây khác như chò chỉ, gõ thì coi như công sức bỏ đi.

Chế biến cũng nhiều “nhiêu khê”…


Tìm được cây nấm mang về không phải có thể đóng gói đem bán hoặc sử dụng ngay. Gỗ lim rất độc mà cây nấm lim xanh mọc trên đó muốn sử dụng được phải được sơ chế đúng cách.

Những người thợ sơn tràng lâu năm cho biết nấm lim xanh cực kỳ khó bảo quản, đặc biệt có hai “thiên địch” của nấm là mọt và mốc. Khi nấm lim được hái về, trong vòng một tuần nếu không được xử lý đúng cách thì sẽ bị mọt ăn hỏng. Loại mọt nhỏ li ti này có khả năng phá hoại rất lớn, chúng đục ruỗng cả cây nấm to gấp nghìn lần bản thân chúng chỉ trong một đêm. Bên cạnh đó, nấm lim xanh hái về còn bị mốc rất nhanh. Mốc trên nấm lim thường xuất hiện sau một đến hai tiếng kể từ khi cây nấm bị nhổ khỏi gốc lim.

Nhưng cũng chính nhờ nấm và mọt, những người tiêu dùng thông thái sẽ có được cách vô cùng hiệu quả phân biệt nấm thật – giả: Nếu cây nấm không bị mọt hoặc không thể lên mốc thì là nấm giả hoặc đã bị xử lý hóa chất độc hại khiến hai loài thiên địch trên không thể tồn tại được.

Hái được cây nấm đã khó, chế biến nấm đúng cách lại càng khó hơn, nấm lim xanh được chế biến đúng cách sẽ lừng thơm một mùi đặc trưng. Còn nếu không được chế biến đúng cách, chất lượng và giá trị của nấm giảm đi còn một nửa. Còn chế biến nấm như thế nào mới đúng cách là bí mật gia truyền mà những người thợ sơn tràng không muốn truyền ra ngoài. Có thể thấy nghề tìm nấm lim xanh quả thật vất vả và nguy hiểm, nhiều người gặp nạn hoặc phải bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Vì vậy,  giá trị thật sự của nấm lim xanh đôi khi không đo được bằng tiền….
....

Khi Tết không còn là sum họp gia đình

17:12 |
Tết Việt Nam đúng chất là ngày của sự sum vầy bên gia đình, nhưng có những người đang phải đối mặt với việc mất đi cái Tết cố truyền. Người vì cơm áo gạo tiền mà mất Tết, người vì vô tâm mà lãng quên bản chất tốt đẹp của Tết. Vì lí do gì thì điều đó cũng vô cùng đáng tiếc và đáng buồn.

Tết Ất Mùi đang cận kề mà nhiều gia đình trong đó có gia đình chị Hoa (Hà Đông) thì sợ hãi thấp thỏm. Bởi chỉ còn 2 tuần nữa là Tết rồi mà trong nhà chị không còn đồng tiền dư dả nào. Chồng chị làm công ty nhà nước phải đến mùng 10 dương lịch mới có lương mà chị làm công nhân ở công ty sản xuất bánh kẹo này thì ông chủ nợ lương đã 3 tháng rồi chưa trả. Chị Hoa hi vọng đến Tết công ty sẽ trả lương và chồng chị cũng được thưởng một ít tiền Tết. Như thế chị mới dám về quê ăn tết. Chứ nếu không chắc chị sẽ ăn Tết ngoài Hà Nội này để tiết kiệm chi phí. 


ảnh minh họa_ Tết là sum họp gia đình

Nghĩ đến cảnh Tết đến là bỏ tiền ra mua sắm mà chị Hoa sợ hãi. Mọi năm khi công ty làm ăn thuận lợi, vợ chồng chị đều về biếu ông bà nội ngoại mỗi bên 1 triệu. Tiền tàu xe đi về đi ra cũng tốn kém. Sau đó bỏ ra một khoản để mua cây đào cho ông bà và tiền lì xì. Chồng chị vì làm nhà nước nên phải đi thăm các sếp cũng hết một khoản. Rồi các loại thực phẩm, bánh trái ngày tết, rượu bia… cũng không thể thiếu được. Năm nay làm ăn khó khăn, công ty chị Hoa không trả lương cho nhân viên, chỉ mình lương của chồng không đủ tiêu, vợ chồng chị bàn nhau ở ngoài nhà trọ ăn Tết, tranh thủ nghỉ ngơi và tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, nghĩ đến cảnh đó mà chị ứa nước mắt. Chị mới đi lấy chồng được 2 năm, chưa có con vậy mà đã phải sống khổ vậy. Ngày Tết không được về với gia đình, nằm còng queo ở Hà Nội vắng hoe này không tủi thân sao được. Tuy nhiên chị không còn giải pháp khác. Chị chỉ mong có được sự đột biến trong việc làm ăn kinh doanh của công ty để chị có tiền lương và thưởng Tết để về sum họp với gia đình. Chắc bố mẹ cũng mong anh chị về lắm.

Không như chị Hoa,Tết đến, gia đình chị Hà (Hai Bà Trưng) lại lo theo một kiểu khác. Chả là con trai chị Hà vừa đi du học tự túc được một thời gian, dự định đến Tết là cháu được về ăn Tết với gia đình. Tuy nhiên cháu lại vừa thông báo là không nghỉ được vì cháu thích ở lại để tham gia một lễ hội trong nước. Cháu gửi trước về một túi quà to để bố mẹ vui, rồi sau đó xin bố mẹ trợ cấp cho một khoản tiền không nhỏ để chi phí cho lễ hội bên đó. Gia đình chị khá giả nên tiền không phải là vấn đề nhưng nỗi lo của chị là sợ cháu đánh mất bản sắc văn hóa của truyền thống Việt Nam khi nhanh chóng quên mất ngày Tết ở quê nhà là ngày sum họp gia đình để tham gia vào một lễ hội mang đậm nét phương Tây như thế. Món quà cháu gửi liệu có phải là món quà tinh thần hay chỉ là món quà mang tính vật chất mà thôi.

Tết Việt Nam đúng chất là ngày của sự xum vầy bên gia đình, nhưng gia đình chị Hoa và chị Hà đang phải đối mặt với việc mất đi cái Tết cổ truyền. Người vì cơm áo gạo tiền mà mất Tết, người vì vô tâm mà lãng quên bản chất tốt đẹp của Tết. Dù là với lí do gì, thì điều đó cũng vô cùng đáng tiếc và đáng buồn. Để Tết thực sự là nụ cười hạnh phúc thì mỗi người chúng ta nên có cái nhìn khác đi về quà Tết, đồng thời cần lạc quan hơn và tạm gác những nỗi lo qua một bên thì Tết mới thảnh thơi, hạnh phúc được. Một con người văn minh trong thế giới hiện đại muốn tồn tại được trong xã hội phương Tây thì vừa phải hòa mình được vào với phong tục tập quán của họ vừa giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam mà thể hiện qua nét sinh hoạt ngày Tết. Như vậy con người mới phát huy và phát triển toàn diện được.
....

Bị dọa đuổi việc vì… không biết uống rượu

16:20 |
Có ai gặp phải tình huống ngược đời như tôi không, chỉ vì không biết uống rượu mà tôi bị nhà tuyển dụng từ chối thẳng thừng, thậm chí bị quát là “bất lịch sự” và suýt bị cho nghỉ việc. 

Trước đến nay đọc trên báo chí tôi mới chỉ thấy người ta đề cập đến nỗi khổ của những bà vợ, ông bố bà mẹ… có chồng, con nát rượu chứ chưa thấy ai đề cập đến nỗi khổ của những thằng con trai không biết uống rượu như tôi. Tôi sinh năm 1990, cao 1m80, nặng 75kg, hoàn toàn khỏe mạnh và không có vấn đề về giới tính. Chỉ có điều tôi không uống được rượu, hay nói cách khác là “dị ứng” với bia rượu. Cứ mỗi lần ngửi thấy mùi rượu là tôi cảm thấy khó chịu trong người, nếu lỡ không may uống một hớp thì cả tuần sau đó người tôi sẽ nổi mẩn đỏ và ngứa điên lên. Một thằng con trai không bia rượu lẽ ra phải “ghi điểm”, nhưng thú thuật chính điều này đã làm tôi đánh mất rất nhiều cơ hội, kể cả trong tình cảm và trong sự nghiệp. Về vấn đề tình cảm, 24 tuổi tôi vẫn chưa có bạn gái, và không biết tình cảnh FA này sẽ kéo dài đến bao giờ. Nhưng điều làm tôi đau đầu nhất chính là công việc không suôn sẻ.


Tôi học ngành Marketting của trường ĐH Kinh tế, đặc thù của ngành này là phải giao tiếp nhiều. Đến khi ra trường, apply hồ sơ xin việc vào những công ty lớn, nhà tuyển dụng rất ấn tượng với hồ sơ của tôi. Thế nhưng khi đi phỏng vấn tôi mới biết, hầu hết các công ty tuyển các vị trí như bán hàng, tiếp thị, PR có một yêu cầu bất thành văn là biết uống chút chút bia, rượu để có thể giao lưu với khách những lúc cần. Tất nhiên chi tiết này không đời nào họ công khai trên các thông tin tuyển dụng.

Công ty đầu tiên tôi đến phỏng vấn là một công ty lớn trong lĩnh vực phần mềm, sau khi tôi đã vượt qua tất cả những câu hỏi về chuyên môn, nhà tuyển dụng hỏi: “Em có hay đi karaoke với bạn bè không? Em có biết uống bia không? Nếu cần phải đi ăn uống với khách hàng để bàn về chuyện hợp đồng, em có thể… cụng ly với họ?”…  Lúc ấy tôi trả lời thành thật là tôi bị dị ứng với bia rượu, ngay lập tức tôi bị cho out. Mặc dù hồ sơ, năng lực của tôi được đánh giá khá cao. Sau này tôi cũng hiểu được vì sao họ lại có yêu cầu lạ đời như vậy. Điều này cũng dễ dàng lý giải, ở những vị trí như bán hàng, kinh doanh, tiếp thị thường xuyên phải đi gặp khách hàng để thương thuyết hợp đồng,  và cái gọi là “biết uống rượu, bia” chính là một công cụ hữu hiệu để bạn có thể tiếp cận khách hàng dễ hơn, thân tình hơn, giúp công việc thêm thuận lợi.  

Sau lần ấy, tôi không apply hồ sơ vào những vị trí nhân viên kinh doanh hay PR nữa. May mắn là có người quen xin cho tôi vào làm ở phòng Kinh tế của một công ty xây dựng với mức lương khá cao. Thế nhưng tôi phải chấp nhận đi theo công trình xây dựng, làm cách Hà Nội 600km. Đây là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Công trình thủy điện mà Công ty tôi xây dựng nằm trên một con suối, là bản của người dân tộc Thái và Mông. Tính ra tôi đã làm việc được ở đây gần 2 năm, lương bổng cũng khá, nỗi nhớ nhà thời gian đầu cũng nguôi ngoai dần. Vào những dịp lễ, tết hay những sự kiện liên hoan công ty, mọi người uống bia rượu nhậu nhẹt thì tôi uống Coca. Tôi đã quen với những lời khích bác chỉ trích kiểu “nam vô tửu như kỳ vô phong”, rồi “đàn ông mà uống coca, kém thế à”… Và cũng vì không biết uống rượu mà tôi không bao giờ được công ty cử đi giao lưu với các đoàn của tỉnh, huyện, xã, các trường học… trên địa bàn chúng tôi làm việc, mặc dù tôi có năng khiếu về văn nghệ và thể thao.

Dần dần tôi cũng quen với điều đó và không cảm thấy buồn dù cũng vì thế mà tôi bị bỏ lỡ rất nhiều cơ hội thăng tiến.  Nhưng cho đến hôm qua, công ty tổ chức sự kiện hoàn thành công trình xây dựng mà chúng tôi thi công, tất cả thành viên công ty phải tham gia. Có rất nhiều đoàn phòng ban của tỉnh, huyện… đến chúc mừng. Trong bữa tiệc, mọi người thay nhau đến từng bàn chúc mừng, cụng ly chan chát, những tiếng hô “1…2…3 zô” vang lên ầm ĩ. Tôi chỉ ngồi ăn chứ không cầm ly đi chúc mừng. Thế nhưng tiếp sau đó đại diện của tỉnh đến bàn tôi chúc rượu. Trông vị quan tỉnh ấy đã ngà ngà say, mặt đỏ lựng. Ông cầm chai rượu tự tay rót cho mỗi người một chén đầy và ông ta “gương mẫu” uống cạn, rồi lần lượt các bạn tôi cùng mâm đều nâng cốc, người uống hết, người còn chút ít. Chỉ có tôi là nâng lên nhắp môi rồi đặt xuống. Vị đại diện tỉnh kia mặt đỏ văng, quắc mắt, tay chỉ vào tôi quát “anh là người mất lịch sự, anh thử nhìn sáu chén rượu xem có coi được không”.

Thoạt đầu, tôi tưởng ông ta đùa, khi biết ông nói thật, tôi mới nhẹ nhàng trả lời “Tôi thành thật xin lỗi nhưng tửu lượng tôi yếu, không thể cố được, thôi thì thế này, để không phụ lòng ông, tôi nhờ các bạn tôi giúp cho hết chén rượu này”, nhưng ông ta nhất định không nghe. Ông ta nhất định bắt tôi phải “hoàn thành nhiệm vụ”, phải “lịch sự”, thậm chí ông ta còn quy kết tôi “coi khinh” người miền núi khi không uống cạn chén rượu được mời. Ông nói to lắm như là cãi nhau, cả đám nhìn vào mâm tôi làm tôi thật xấu hổ.  Cuối cùng ông ta bắt tay tất cả mọi người, riêng tôi không được bắt tay. Chỉ đến khi tôi ngửa cổ uống hết chén rượu mới được ông bắt tay. Ngay sau đó, tôi phải vào nhà vệ sinh nôn thốc nôn tháo.  

Thế nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Hôm sau tôi bị sếp gọi lên khiển trách vì đã làm cho bữa tiệc mất vui. Khi tôi kể rõ sự tình thì sếp nói nếu đúng thế tôi không phù hợp với môi trường của dân xây dựng, nếu tôi không muốn nghỉ việc thì công ty sẽ chuyển tôi sang làm công việc văn phòng với mức lương thấp hơn hẳn. Điều này làm tôi rất ức chế. Chẳng phải Nhà nước lúc nào cũng tuyên truyền không nên uống bia rượu hay sao?  Gần đây chính phủ còn đưa ra dự luật thuế rượu bia thuốc lá để hạn chế những thứ độc hại này. Thế mà tại sao một thằng đàn ông không uống được bia rượu bỗng trở thành một kẻ mất lịch sự, không ra gì, thậm chí bị từ chối, thậm chí bị dọa sa thải.. .Có ai giải thích giúp tôi được không?

Có thể tôi sẽ bị buộc thôi việc tại đây, có thể tôi sẽ phải chuyển sang môi trường khác, nhưng bất kể thế nào, nếu nó thực sự sẽ xảy ra, tôi cũng sẽ nghỉ việc một cách chuyên nghiệp không gây ảnh hưởng cho bất ký ai khác.
....

Sinh viên kế toán: Học ngành hot, ra trường vẫn thất nghiệp tràn lan

11:37 |
Nhiều năm trở lại đây, kế toán trở thành một ngành vô cũng hấp dẫn, thu hút hàng chục ngàn thí sinh đăng kí dự tuyển mỗi năm. Tuy nhiên có một nghịch lý vẫn đang diễn ra đó là, trong khi mỗi năm có hàng chục ngàn tổ chức, doanh nghiệp ra đời, hầu hết đều có nhu cầu tuyển nhân viên kế toán thì sinh viên theo học ngành hot này ra trường vẫn thất nghiệp tràn lan. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại có tình trạng như vậy?


Việc thất nghiệp của sinh viên liên quan đến nhiều yếu  tố như: Bằng cấp, sự năng động, doanh nghiệp yêu câu kinh nghiệm,… Tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản mà toàn ngành kế toán nói chung và mỗi sinh viên kế toán nói riêng cần khắc phục để hạn chế tối đa tình trạng này.

Nguyên nhân:


-    Tình trạng chung của tất cả các trường Đại học, cao đẳng, hay trung cấp, giảng viên  dạy các bạn sinh viên rất nhiều kiến thức về mặt lý thuyết dẫn đến việc các bạn sinh viên: Cái gì cũng biết, nhưng thực tế lại chẳng biết cái gì? Không được thực hành, không va chạm thực tế, nên về mặt kỹ năng còn nhiều hạn chế.

-    Giáo trình của ngành kế toán trình bày dưới dạng lý thuyết là nhiều, không giải thích cho sinh viên về mỗi ngiệp vụ kế toán áp dụng thực tế cho các loại hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, xử lý sự cố ra sao?

-    Vấn đề đầu vào của sinh viên kế toán, dường như không quá khắt khe. Dẫn đến tình trạng quá tải sinh viên trong một lớp học, dẫn đến chất lượng học tập của các sinh viên là không có. Việc đào tạo kỹ năng cho từng sinh viên là hết sức hạn chế.


-    Đa số các bạn sinh viên khi ngồi trên giảng đường, không định hướng cho mình theo học một chuyên nghành nào của nghề kế toán, các nghiệp vụ kế toán yếu. Không nắm vững được các thông tư, luật thuế.., không va chạm, không có kỹ năng giải quyết vấn đề. Dẫn đến việc ra được trường, nhưng không biết mình có thể làm được gì? 

-    Ngoài các yếu tố về kỹ năng ở trên, một vấn đề dẫn đến việc thất nghiệp của các bạn kế toán đó là sự “Ảo tưởng”. Ảo tưởng sức mạnh về bằng cấp, về lương bổng. Luôn mang trong đầu suy nghĩ, với bằng cấp này phải được hưởng lương như thế này. Xin lỗi các bạn chứ “Bẳng đại học chưa phải là thước đo”. Khi nào các bạn  ý thức được rằng, làm việc không vì tiền thì lúc đó mới có thể thành công được

Giải pháp:


Vậy chìa khóa nào để giải quyết tình trạng thất nghiệp như hiện :

Đối với bản thân những cử nhân mới tốt nghiệp:

-    Kế toán là ngành nghề cần kinh nghiệm và thành thạo máy tính văn phòng . Chính vì thế, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và nâng cao về kĩ năng Word và Excel. Hơn nữa, hãy tìm kiếm các công việc làm thêm, chẳng hạn như thu ngân hay quản lý một cửa hàng nhỏ. Công việc này sẽ cho bạn kinh nghiệm về việc quản lý tiền bạc và kĩ năng làm việc. 

-    Trong quá trình học tập kiến thức trên giảng đường, cần tham gia các khóa học ngắn hạn tại các trung tâm, cố gắng tiếp cận các thầy cô tại các trung tâm, mạnh dạn hỏi những bài tập nhóm để trau dồi kinh nghiệm => Như vậy sẽ giúp các bạn nâng cao được nghiệp vụ kế toán của mình

-    Tham gia khoá học về giải quyết vấn đề, đọc sách về kỹ năng giải quyết vấn đề, vận dụng vào cuộc sống thường ngày. Để các bạn khi ra trường sẽ không bị sốc với thực tế => Như vậy sẽ giúp các bạn nâng cao được kỹ năng giải quyết vấn đề

-    Một yếu tố quan trọng đó là yếu tố định hướng. Thông thường tâm lý các bạn khi học hết cấp 3, là mong sao đỗ một trường đại học nào đó với khả năng của mình. Nhưng lại không biết chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu, đam mê của mình. Đây là sự thiếu định hướng từ phía gia đình, từ nhà trường. Đây chính là câu trả lời cho vấn đề tại sao các bạn sinh viên học kế toán ra trường lại làm trái ngành nghề. 

Hay cũng như nhiều bạn tâm sự tôi tốt nghiệp với bằng cấp loại giỏi nhưng vẫn thất nghiệp vì không tìm được nghề đúng với ngành mình học hoặc do bên công ty tuyển dụng yêu cầu cần những người có kinh nghiệm...


Đối với ngành giáo dục:

- Ta không thể khẳng định vấn đề thất nghiệp là hoàn toàn do sinh viên. Mà trên thực tế, khi áp dụng vào doanh nghiệp khác nhiều so với kiến thức tiếp thu trong nhà trường. Vì vậy trong quá trình đạo tạo nhà trường nên đào tạo trang bị kiến thức nền tảng nhưng phải bắt kịp được với tốc độ, guồng quay của các doanh nghiệp và nâng cao kiến thức thực tế cho các em cọ xát.

-  Ngành giáo dục cần tìm hiểu, phân chia và ra chỉ tiêu mỗi năm tuyển và đào tạo bao nhiêu sinh viên kế toán cho phù hợp, tránh đào tạo tràn lan, chất lượng kém.
....

Bỏ nghề kiếm 3 triệu/tháng để kiếm 30 triệu/tháng nhờ bán bánh tráng trộn

16:41 |
Rất nhiều các bạn trẻ đang có ý tưởng kinh doanh các món ăn vỉa hè tuy nhiên kinh doanh cái gì và liệu có lãi hay không là điều đáng phải suy nghĩ. Kinh doanh bánh tráng trộn của gia đình anh Viên đã giúp anh thu lãi hơn 1 triệu đồng mỗi ngày cũng là một cách làm hay chúng ta có thể học tập. Dù có 4-5 cửa hàng mở ra gần đó để tranh khách nhưng cửa hàng anh vẫn đông đúc.

Ý tưởng kinh doanh và bước khởi đầu đầy lo lắng


Anh Viên ở quận 3 (TP HCM) ban đầu là nhân viên in vé số cho công ty sổ xỗ kiến thiết. Với mức lương ít ỏi là 3 triệu đồng/tháng không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình đã khiến anh trăn trở rất nhiều. Bắt nguồn từ sở thích ăn vặt của 2 cô con gái, năm 2010,  vợ chồng anh đã nảy ra ý tưởng kinh doanh bánh tráng trộn.

Anh chị không có vốn lớn, cửa hàng cũng không dám thuê nên chỉ mở quán với vài bộ bàn ghế nhựa, một số dụng cụ và nguyên liệu chế biến và dùng chính căn nhà 16m2 của mình để làm cửa hàng. Với tâm lý lo sợ khách hàng không hưởng ứng anh hồi hộp chờ. Tuy nhiên, mới vài ngày mà đã có hàng trăm lượt người mua, có người với số lượng 2 -3 gói. Số tiền kiếm được tuy không nhiều nhưng cũng có thể giúp cuộc sống của anh chị tốt hơn.

Thành công ngoài sức mong đợi


Khách đến đều thích phong cách phục vụ niềm nở, đồng thời do chế biến hợp khẩu vị của số đông nên dù nép mình trong căn nhà nhỏ, quầy bánh tráng trộn của gia đình anh Viên từ 15h chiều tới 22h tối vẫn nườm nượp khách đến mua. Mặc kệ cái nắng buổi chiều gắt gao oi ả, mọi người vẫn lấy số thứ tự và xếp hàng chờ đợi. Một số khách đến sau, không còn chỗ để xe, chủ quán gợi ý lấy số thứ tự nhưng có thể đi đâu đó cần thiết rồi quay lại lấy để tránh tình trạng tắc đường chờ mua bánh tráng.



Khách bốc số, xếp hàng để chờ mua bánh tráng trộn. 

Đối tượng khách hàng của cửa hàng cũng đa dạng. Không chỉ là các bạn trẻ, sinh viên, dân văn phòng, các bà nội trợ mà ngay cả những đấng mày râu cũng toát mồ hôi xếp hàng chờ đợi.

Thấy vợ chồng anh Viên làm ăn được, nhiều người cũng mở quán cạnh tranh, 4 5 cửa hàng bánh tráng trộn ở dọc con đường, nhưng cửa hàng anh chị vẫn đông khách nhất.

Sau 4 năm mở quán, hiện một ngày số lượng khách đặt mua lên tới 600, có người đặt 20-30 gói. Giá mỗi gói 15.000 đồng, sau khi trừ tất cả chi phí 2 vợ chồng anh cũng lời được trên  một triệu đồng một ngày, khoảng 30 triệu/tháng

"Nghe thì có vẻ dễ dàng vậy, nhưng để kiếm được số tiền đó 2 vợ chồng tôi cũng phải làm việc miệt mài từ sáng sớm cho đến tận khuya", anh Viên chia sẻ.

Công việc đầu tắt mặt tối từ sáng sớm cho đến khuya


Công việc của anh ngày nào cũng như ngày nào. Cứ 5h sáng 2 vợ chồng đã có mặt ở chợ để chọn nguyên liệu chủ đạo như hành tươi, đậu phộng rang, tép, gan bò, khô mực, xoài, rau thơm đem về hì hục chế biến tới 14h chiều. Sau khi chế biến tươm tất, đúng 15h sản phẩm được bày bán. Khoảng thời gian 15h-22h là "thời điểm vàng” mà 2 vợ chồng tất bật với khách hàng.

“Thời gian trước, khi chưa biết đến dụng cụ trộn hiện đại, 2 vợ chồng tôi phải trộn bằng đũa khiến cho 2 tay nhức mỏi và ê ẩm, sức khỏe yếu dần đi. Nhưng từ khi có một dụng cụ mới trộn bằng máy, chúng tôi đã đỡ mệt hơn nhiều”, anh Viên nói.


Anh Viên tất bật đi giao hàng cho khách

Bí quyết giữ chân thực khách


Để làm nên thành công, anh cho biết: Đó chính là sự cẩn thận trong khâu chọn bánh và các nguyên liệu làm nhân sao cho vừa ngon vừa đảm bảo vệ sinh. Đa phần nhân trộn do chính tay anh làm. Chẳng hạn như con ruốc (tép nhỏ), gan, khô bò anh thường ra chợ tự tay chọn lựa, mang về rửa sạch sẽ và chế biến theo hương vị riêng. Ngoài ra món bánh này cũng không thể thiếu hương vị đặc trưng của xoài xanh, mỡ hành có độ béo vừa phải...

Anh Viên tâm sự rằng do tự tay anh làm nên con ruốc đảm bảo vệ sinh, không bị sạn  như mua ngoài. Tuy mất công sức nhưng vì khách hàng cũng đáng.

Nói về kế hoạch trong thời gian tới, anh Viên cho biết sẽ mở cửa hàng rộng hơn, tuy nhiên vẫn chưa xác định thời điểm rõ ràng vì còn phải xem xét lại sức khỏe và lượng khách.

Bánh tráng trộn là món ăn nhẹ có xuất xứ từ Tây Ninh, được ưa chuộng rộng rãi ở Sài Gòn khoảng chục năm trở lại đây. Món này có vị lạ miệng, nguyên liệu  gồm bánh tráng, trứng cút luộc, thịt bò khô, tép khô, mực khô, xoài xanh xắt nhỏ, đậu phộng (lạc) rang, hành củ và hành lá phi thơm, cho thêm nước tắc vào trộn đều với nhau. Giá mỗi gói bánh dao động 10.000-20.000 đồng.
....

Chàng trai “Thiện Lương” và kẹo que “Hạnh Phúc”

10:35 |
Đằng sau khuôn mặt thư sinh, hiền lành trong đôi kính cận, ít ai biết rằng câu chuyện cuộc đời mưu sinh của cậu thanh niên mới 22 tuổi Lâm Huỳnh Thiện Lương lại không kém phần sóng gió. Trước khi tạo nên thương hiệu kẹo que Hạnh Phúc nổi tiếng của riêng mình, Thiện Lương đã trải qua gần 20 công việc khác nhau, có lúc anh phải làm việc liên tục, thậm chí làm bảo vệ 38 tiếng trong 2 ngày…



Làm bảo vệ 38 tiếng trong 2 ngày


Thiện Lương sinh ra trong gia đình có 3 con trai, người xưa vẫn quan niệm “tam nam bất phú” nhưng điều đó không làm cho Thiện Lương nản chí. Từ khi 17 tuổi, Lương đã tập tành bán kẹo que và chính sản phẩm của lần kinh doanh đầu tiên này sau 5 năm đã mang lại thành công cho cậu. 

Khi lên TP.HCM học đại học, Lương đã trải qua gần 20 công việc khác nhau từ phát tờ rơi, dịch vụ bảo vệ văn phòng, phục vụ, chùi toilet trong KFC, môi giới bất động sản cho đến MC, diễn viên... “Tôi phải làm việc liên tục, có lúc làm bảo vệ 38 tiếng trong 2 ngày”, Lương kể về quãng thời gian mà gành nặng mưu sinh đè nặng lên đôi vai của mình. Đó là khi cậu học năm thứ nhất, cậu đã đem tất cả số tiền dành dụm của mình và vay mượn thêm để kinh doanh quán cà phê nhưng kinh doanh thua lỗ, chiếc xe máy là tài sản đáng giá nhất cũng bị trộm mất… Lương phải làm đủ nghề để trang trải học phí và tồn tại và cuối cùng cậu quyết định quay lại với công việc bán kẹo que ban đầu.
Đầu tiên, Lương chỉ nghĩ đến việc bán sản phẩm kẹo que nên tiến hành gây dựng một đội nhóm bán hàng, nhưng nhóm của cậu bị đối thủ chơi xấu, làm mất nguồn hàng dẫn đến phải đền hợp đồng cho đối tác. 

Để chủ động về nguồn hàng, anh quyết định tìm học cách làm kẹo que theo công nghệ từ Nhật Bản. Anh xoay vốn bằng mọi cách: mượn bạn bè, vay lãi suất, cầm cố chiếc laptop...  và thuê một căn nhà 3 tầng làm xưởng sản xuất kẹo kết hợp cho thuê trọ những phòng còn dư. Ngoài ra, Lương còn sáng tạo ra sản phẩm mới có hương vị kem kết hợp với kẹo dẻo chất lượng cao tạo nên khẩu vị phù hợp với mọi lứa tuổi. 

Vì không có nhiều tiền đầu tư máy móc như người Nhật, đồng thời muốn “thổi hồn” vào từng sản phẩm, Lương đào tạo nhân viên có tay nghề để chế tác thủ công và đặt tên cây kẹo que của mình là Hạnh Phúc. “Tôi không thích áp dụng máy móc nhiều quá vì phải đóng khuôn. Thủ công vừa theo ý mình vừa để khách hàng tùy ý đặt mẫu mình thích", Lương nói. Giá mỗi cây kẹo theo mẫu có sẵn từ 5.000 đến 15.000 đồng, đối với những cây kẹo được đặt mẫu riêng, thiết kế chibi có giá 30.000 đồng.

Lương gây dựng kênh bán hàng cả offline và online. Hiện doanh thu bán hàng offline chiếm tỷ lệ 70%. Đối với kênh online, Lương thu hút khách trên fanpage, website bằng những dịch vụ độc đáo, gần gũi giới trẻ như khắc tên, vẽ chibi... Anh kiếm những mối lớn từ cộng đồng fan Kpop với sản phẩm kẹo hình thần thượng, thu hút những người nổi tiếng tham gia các chương trình từ thiện để truyền thông thương hiệu. Hiện nay cơ sở kẹo que Hạnh Phúc của anh  ở TP HCM có sản lượng 100.000-200.000 cây một tháng, doanh thu bình quân khoảng 400 triệu đồng.

Giá trị nhân văn của cây kẹo que Hạnh Phúc

Cây kẹo que “Hạnh Phúc”.


Giải thích vì sao lấy tên thương hiệu là Hạnh Phúc, Thiện Lương tâm sự: “Vì thiếu thốn hạnh phúc và tình yêu thương nên tôi muốn mang lại điều này cho những người khác. Kẹo que hạnh phúc bắt nguồn từ 3 nhân tố: người làm ra sản phẩm, sản phẩm và người bán sản phẩm”..

Đối với nhân viên làm kẹo, Thiện Lương tuyển chủ yếu là người khuyết tật và mồ côi để họ có thu nhập. “Tôi tuyển nhân viên tật nguyền từ trung tâm Hy Vọng, trại trẻ mồ côi và đào tạo cho họ. Sau đó chia họ vào những bộ phận với vai trò phù hợp", Lương cho biết. 

Đối với nhân viên bán hàng, bên cạnh đội ngũ nhân viên được tuyển chọn gắt gao qua 2 vòng nộp hồ sơ và phỏng vấn, Lương còn tuyển những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, các em sẽ được hưởng 50-70% số tiền doanh thu. Ban đầu, anh tặng mỗi em một giỏ kẹo để khi bán hết các em tiếp tục có vốn kinh doanh. Để tạo sự thiện cảm và tin tưởng từ khách hàng, Lương xây dựng hệ thống  đồng bộ như đồng phục, túi bao tử để trả lại tiền cho khách, danh thiếp cùng một giỏ kẹo có thiết kế bắt mắt. “Việc bán hàng rất quan trọng vì chạm đến cảm xúc của khách. Nếu chỉ vô tình làm mất lòng khách thì sẽ ảnh hưởng đến cả một thương hiệu dày công gây dựng”, Lương chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện cơ sở sản xuất của Thiện Lương có 6 người làm kẹo và hơn 50 người bán kẹo trên toàn quốc. Lương  đang lên kế hoạch mở rộng thị trường, tạo lập đội ngũ chào hàng để phân phối kẹo vào các siêu thị, quán cà phê, đặc biệt là các khu du lịch. Kẹo sẽ được thiết kế logo, tên theo từng quán cà phê; sản phẩm được đặt giữa bàn và tính tiền vào hóa đơn.

Có thể thấy, hành trình khởi nghiệp với cây kẹo que của chàng trai 22 tuổi Lâm Huỳnh Thiện Lương có khá nhiều sóng gió và tất cả mới chỉ là bước khởi đầu, nhưng bằng tuổi trẻ và tài năng của mình, bằng một tấm lòng lương thiện hiếm thấy, chắc chắn cậu sẽ vượt qua được khó khăn để đưa con thuyền mang thương hiệu “Hạnh Phúc” đến thành công.
....

Tổng biên tập là nhà báo để làm gì?

16:13 |
Tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực báo chí do UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng QH tổ chức ở TP.HCM ngày 28/7, nguyên Thứ trường Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn cho biết, năm 2013 cả nước bố nhiệm 169 lãnh đạo cơ quan báo chí. Trong số này có 43 người được điều từ ngành khác về, không có nghiệp vụ báo chí, không liên quan đến báo chí. Trong khi luật quy định người làm báo phải kinh qua 3 năm công tác trong môi trường mới được cấp thẻ. Nhiều địa phương còn cho rằng “thường vụ đã thông qua” xem như là xong.

Tổng biên tập là nhà báo để làm gì?

Phát ngôn của ông Doãn nhanh chóng thu hút sự quan tâm của những người làm truyền thông tại Việt Nam. Nhiều đại biểu khác cũng cho rằng đây là một trong những bất cập trong công tác quản lý báo chí và yêu cầu nhanh chóng sửa đổi luật báo chí.

Quả thật Luật Báo chí ở nước ta hiện nay đã trở thành chiếc áo quá chật hẹp, không phù hợp với hoạt động báo chí hiện hành. Vì vậy, việc sửa luật là rất cần thiết và cần nhanh chóng. Đúng như đại biểu QH Dương Trung Quốc đặt vấn đề: “Luật Báo chí rất quan trọng, nhất là trong thời đại thông tin và nâng cao quyền con người, quyền tự do. Nhìn lại bức tranh toàn cảnh báo chí của ta, có nhiều vấn đề cần định hướng lại và sửa đổi. Luật Báo chí và nhiều văn bản quy phạm pháp luật của ta đang là bước lùi so với thế giới, nhiều vấn nạn như “xin phép’, “quy hoạch” đang là sự bất lực về quản lý…". Thế nhưng vị trí Tổng Biên tập một tờ báo có nhất thiết phải là một nhà báo hay không?

Ảnh minh họa
 Theo quan điểm của tôi, Tổng Biên tập không nhất thiết phải là một nhà báo. Dẫu vậy, họ phải là những cá nhân am hiểu công việc, công việc đó là làm một Tổng biên tập.

Tổng Biên tập một tờ báo, không đơn thuần là những người nghĩ ra đề tài rồi chỉ đạo cho phóng viên thực hiện. Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung hay Trưởng ban được trả lương để chịu trách nhiệm về việc này.
Tổng Biên tập cũng không cần phát hiện ra một tin nóng, rồi viết thành bài ngay lập tức, việc ấy đã có phóng viên lo. Vậy thì tại sao Tổng biên tập nhất thiết phải là một nhà báo?

Tổng Biên tập là một người lãnh đạo tôi cao ở một tòa soạn, họ cần đáp ứng nhiều yêu cầu hơn là việc có viết được một bài báo xuất sắc hay không. Đó là người cần quản lý tốt, vạch đúng hướng để tờ báo phát triển.

Tổng Biên tập không cần là một nhà báo, họ chỉ cần biết truyền lửa cho phóng viên, biên tập viên… để có thể phát huy hết tài năng của đội ngũ nhân viên dưới quyền. Một người lãnh đạo giỏi không phải là người mang hết sức lực và trí tuệ của mình ra làm việc mà là người biết khai thác sức lực, trí tuệ của người khác.

Tổng Biên tập cũng cần phải là người có ý tưởng, có tầm nhìn xa. Một tầm nhìn xa sẽ giúp Tổng biên tập vạch trước những chiến lược hoạt động dài hạn, dự đoán trước những biến động có thể xảy ra trong tương lai để chuẩn bị cho tờ báo của mình, tìm cách thích nghi và đón đầu cơ hội....

Tổng biên tậo một tờ báo cũng chỉ cần tạo ra một tập thể gắn kết chứ không phải chỉ chăm chăm cho quyền lợi của mình, còn nhân viên thì “sống chết mặc bay”,  chỉ cần suy tính công việc thận trọng, không để phóng viên lấy bài người thành bài của mình; không phải là người bất cứ cái gì cũng đổ vấy cho nhân viên mà phải làm bia che sóng cho tờ báo của mình nếu có chuyện gì đó không may xảy ra….

Tổng Biên tập chỉ cần vậy thôi, đã đủ tiêu chuẩn làm Tổng Biên tập rồi. Tất nhiên, theo lẽ thường, báo chí là cơ quan ngôn luận định hướng công chúng, đồng thời cũng là một đơn vị kinh doanh nên Tổng biên tập cũng phải là người có chuyên môn về nghề. Nếu đi lên từ phóng viên thì có nhiều thuận lợi hơn vì họ hiểu rõ về đặc thù của nghề mình, những khó khăn vướng mắc mà các nhà báo có thể mắc phải khi tác nghiệp.

Nhưng hai chữ “nhà báo” vốn không phải là danh xưng, đó là sự nhìn nhận.
....

Tại sao tốt nghiệp loại giỏi mà vẫn thất nghiệp

16:30 |
Tôi luôn cho rằng, tại sao kiến thức của một người lại không được đáp lại  với một công việc phù hợp với trình độ đó? Tại sao tôi học trường đại học danh tiếng, tốt nghiệp bằng ưu lại không thể có một công việc  mĩ mãn.

Vì sao bạn tôi chỉ tốt nghiệp cao đẳng mà lương vài chục củ một tháng, tôi có hai bằng đại học lại vẫn đang thất nghiệp. Có ai trả lời được giùm tôi câu hỏi này không? Sao nền giáo dục nước nhà lại vô lý như thế?

Tôi đem câu hỏi đó đi hỏi thằng bạn: Làm cách nào nó có thể “qua mặt” nhà tuyển dụng khó tính đó chỉ với bằng tốt nghiệp cao đẳng? Nó kể cho tôi nghe câu chuyện kể từ khi nó ra trường và sau khi nghe thì tôi đã hiểu lý do dù rất “đắng lòng” để có thể chấp nhận. Nó cũng nói với tôi về cách làm việc thông minh của nó đã mang lại thành công không nhỏ cho nó.
Mời quý bạn đọc thêm bài viết: 11 cách làm việc thông minh, giúp bạnthành công hơn

Tôi và nó học chung với nhau hồi cấp 3, nhưng sức học chỉ thuộc dạng trung bình nên nó thi vào một trường cao đẳng, còn tôi học khá nên đàng hoàng bước vào một trường đại học lớn ở Hà Nội. Người nó nhỏ thó, đen nhẻm còn tôi thì cao to, thuộc hàng đẹp trai nhất lớp. Lên Hà Nội học, tuy khác trường nhưng thỉnh thoảng chúng tôi vẫn qua lại hỏi thăm nhau. Bây giờ nghĩ lại mới thấy, thì ra trong suốt thời gian ngồi trên giảng đường đại học, nó đã “lột xác” lúc nào mà tôi không hay. Còn tôi cũng “lột xác” nhưng lại theo chiều hướng xấu đi.
Vẫn cái giọng quê mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nó bắt đầu câu chuyện của mình:

 “Sức lao động là 1 loại hàng hóa đặc biệt, và lương chính là giá cả của hàng hóa đó. Nên hàng tốt giá cao và ngược lại. Có hàng bán chạy cũng có hàng tồn kho”, đây là bài học mà nó học được trong ngày đầu tiên vào nhập trường, thầy giáo hiệu trưởng đã nói như thế. Nên nó luôn tâm niệm với bản thân phải tự thay đổi bản thân mình, để sức lao động của nó có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mới dễ bán.

Biết mình không được cao to lực lưỡng, hàng ngày nó chăm chỉ tập thể dục thể thao, nhờ thế cơ thể nó cũng tráng kiện dần lên. Biết mình không được đẹp trai, nó luôn hớt tóc gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ thơm tho để trông mình dễ coi 1 chút.  Biết mình không được thông mình, nó chăm chỉ đọc sách, học ngoại ngữ, đọc báo tin tức kinh tế xã hội, tăng cường kỹ năng giao tiếp. Nhà nghèo, không có tiền đến trung tâm học ngoại ngữ, nó học trực tuyến qua internet. Rồi sau đó nó đến các nhà văn hóa thanh niên tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, và nhiều câu lạc bộ khác để tăng kỹ năng giao tiếp…

Từ năm thứ nhất học cao đẳng, nó đã làm thêm chẳng từ việc gì, vừa kiếm thêm thu nhập giúp đỡ gia đình vừa để để cọ xát thực tế, từ phục vụ bàn, mở cửa ở khách sạn, tiếp thị, điều tra thị trường, bán hàng…

Nghe nó kể vậy tôi mới nhớ lại quãng thời gian học của mình. Tôi chỉ suốt ngày cắm mặt vào đế chế, vào bóng đá, rồi đi chơi với lũ bạn, rồi yêu đương… Tôi chưa từng làm thêm bất cứ một công việc gì vì hàng tháng bố mẹ tôi gửi tiền tiêu đều đặn, tôi tiêu tiết kiệm thì cũng đủ, nên thấy việc làm thêm không cần thiết. Như rất nhiều bạn bè tôi, tôi thường thức rất khuya và dậy rất muộn nên đã lâu lắm rồi tôi không có khái niệm tập thể dục. Ban ngày tôi lên giảng đường nhưng thường trốn ra ngoài uống trà đá cùng mấy cậu bạn, đến kỳ thi cũng chỉ ôn tập qua loa sao cho đủ điểm qua là mừng run rồi. 

Nó kể tiếp: Sức lao động là một loại hàng hóa, nên muốn giới thiệu và đám phán để bán được giá, cần phải chuẩn bị chu đáo.  Tốt nghiệp bằng cao đẳng loại khá, nó rải đơn xin việc khắp nơi nhưng cả tháng vẫn không có nơi nào gọi phỏng vấn. Có lẽ hồ sơ của nó không ấn tượng. Nó không nộp đơn xin vào những công ty lớn nữa mà xin vào một công ty nhỏ. Ừ thì tụi Tây tụi Nhật, nhà giàu gấp mấy lần mình mà vẫn đi châu Phi làm việc có sao đâu. Nó được nhận với mức lương lúc đầu chỉ 3triệu/tháng, dè sẻn lắm mới đủ cho chi tiêu ở cái đất Hà Nội này. Nhưng không vì vậy mà nó không làm việc hết sức. Mặc dù vẫn trung thành với chiếc xe bus đi làm nhưng chưa bao giờ nó đi làm muộn. Thế rồi 2 năm trôi qua, nó được cất nhắc lên vị trí trưởng nhóm, lương vì thế cũng tăng từ 3 củ lên 5 củ. Trong thời gian này, nó vẫn tập thể dục, vẫn học ngoại ngữ đều đặn và vẫn liên tục tìm kiếm công việc mơ ước.

Một ngày đẹp trời, nó được một công ty lớn của nước ngoài gọi phỏng vấn cho vị trí trưởng nhóm của công ty đó mà nó đã apply hồ sơ, rồi nó trúng tuyển vì tiếng Anh tốt, đã có kinh nghiệm ở vị trí tương đương. Và dĩ nhiên lương của nó là một nghìn, nhưng là nghìn USD với những đãi ngộ hấp dẫn khác.

Nó mắng tôi, đừng đổ lỗi cho ai. Đâu có thể thay đổi chương trình giáo dục, cũng đâu có thể thay đổi thầy cô, chỉ có 1 giải pháp duy nhất là tự thay đổi mình. Giờ các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty tư nhân... không quan tâm tốt nghiệp trường nào cả, qua được bài test IQ, EQ, kiến thức xã hội và tiếng Anh là được nhận làm. “Mày lúc nào cũng đổ thừa tại nền giáo dục, tại thầy cô, tại cái trường, khởi nghiệp làm gì có vốn, thất nghiệp vì không có quen biết lớn, không ai xin cho mình đi làm….toàn lý do của người khác chứ không bao giờ nói “tại mình”.  Thực ra thất nghiệp là tại mày lười lao động chân tay và lười động não”. 
Chẳng nhẽ là tại tôi lười lao động chân tay và lười động não thật chứ không phải số tôi không may mắn như tôi vẫn nghĩ? Lần đầu tiên tôi được hẹn phỏng vấn ở một công ty lớn vào lúc 2h chiều, nhưng hôm ấy chơi game mệt quá tôi ngủ quên mất. Đến 3h có điện thoại của nhà tuyển dụng hỏi tôi có huỷ cuộc hẹn không, tôi nói “Giờ em đang ngủ trưa, có gì mai em lên được không?”, chưa kịp nói hết câu họ đã cúp máy cái rụp.

Lần thứ hai vào làm ở một công ty tư nhân được 2 ngày thì tôi xin nghỉ vì công việc ở đây không phù hợp. Tôi  tốt nghiệp về quản trị mà đi làm lính như thế này, thực sự tôi thấy ê mặt.Tôi phải tìm một công việc đúng chuyên môn đào tạo là 1 nhà quản trị chiến lược. Vả lại hàng tháng bố mẹ vẫn gửi tiền lên cho tôi nên tôi đi làm cũng được, không cũng không sao. Tôi phải tìm đúng công việc mơ ước của mình thì mới làm.

Còn vô vàn lí do khác để tôi không đi làm, tôi không nhớ hết mà kể ra.
Thế cho nên sau 2 năm ra trường, dù tốt nghiệp
một trường đại học ngon lành cành đào, tôi vẫn đang hát mãi bài ca “thất nghiệp”. Tôi vẫn loay hoay tìm lời giải đáp cho hiện trạng của mình. Bạn tôi lắc đầu ngán ngẩm và bảo tôi sẽ còn thất nghiệp dài dài.
....

Nổi bật