LMT Group - Chia sẻ để thành công !: Tìm hiểu website

Những sai lầm ngớ ngẩn khi thiết kế website thương mại

14:30 |
Ngày nay, website của mỗi công ty, nhà hàng, khách sạn… chính là kênh tiếp thị hàng đầu của họ. Website chính là ấn tượng đầu tiên bạn tạo cho khách hàng khi tìm hiểu về doanh nghiệp của mình, ít người sẽ tìm đến với bạn nếu trang web của bạn để lại ấn tượng không tốt với họ. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có được một website bắt mắt và thu hút, đôi khi họ vẫn mắc phải những lỗi không đáng có. Dưới đây là những lỗi mà bạn thường mắc phải khi thiết kế website. 

1.  Giao diện trước, nội dung sau


Nội dung website mới là thứ khách hàng quan tâm nhất và cũng chính là lý do họ truy cập vào bất kỳ một website nào, thế nhưng nhiều người khi thiết kế website lại chú tâm vào phần giao diện hơn là nội dung.  Khi đã có được một giao diện ưng ý, họ mới lắp ghép, điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với thiết kế nên trong nhiều trường hợp, phần nội dung bị cắt xén, thêm bớt… không như dự tính ban đầu của bạn. 

Vì vậy, điều đầu tiên khi thiết kế website là bạn phải nắm được các nội dung chủ yếu của trang web mà bạn đang làm, rồi sau đó bạn mới  thiết kế để website đạt được mục tiêu đó.  Nên hình dung cách người dùng sẽ tương tác với nội dung của bạn trên site ra sao. Giả sử, nếu bạn đang buôn bán máy giặt, người dùng sẽ ghé trang của bạn vì 3 lý do chính: để tìm hiểu về sản phẩm, để tìm địa chỉ có mặt hàng họ cần và cuối cùng là để đặt hàng chứ không phải vì website đó xấu đẹp ra sao.

2.  Sáng tạo quá đà


Nhiều nhà thiết kế hiện nay quá lạm dụng đồ họa và âm nhạc khi thiết kế giao diện website, dẫn đến những website rối mắt, gây khó khăn cho người dùng. Các thiết kế kiểu "phá vỡ bố cục" này thoạt đầu có thể gây được ấn tượng với khách hàng, nhưng nếu có quá nhiều thứ ngoài lề “làm phiền” khi khách hàng đang tìm kiếm thông tin, thì khả năng họ chuyển qua website khác là rất cao. 

Một điều quan trọng nhất khi thiết kế website mà bạn luôn phải nhớ đó là giữ nó thật đơn giản. Càng rườm rà rắc rối càng không cần thiết. Trang web của bạn không nên nhiều hơn 3 màu và chữ trong bài viết nên là màu có tính tương phản cao với nền. Không còn gì bực mình hơn khi phải đọc chữ màu vàng trên nền màu hồng, hoặc chữ màu cam trên nền màu xanh lá cây. Có thể theo bạn là rất đẹp nhưng với độc giả thì lại thường cảm thấy khó chịu.

Bên cạnh đó, dòng URL dài ngoằng cũng gây khó khăn cho người dùng. Những trang web có dòng địa chỉ URL dài hơn ba mươi ký tự sẽ phiền toái cho việc copy, dán hoặc email dòng đến địa chỉ ấy…  

3.  Khó tìm thông tin liên hệ


Đây có lẽ là sai lầm ngớ ngẩn nhất, nhưng thật bất ngờ vẫn có nhiều website mắc phải, dường như người thiết kế website muốn “giấu” thông tin liên lạc với khách hàng nên đã đặt nó vào những vị trí rất khó tìm trên trang.

Đừng để người dùng phải tìm thông tin liên lạc, đặc biệt nếu site của bạn về bán hàng hóa online,  nếu thông tin liên lạc của bạn khó có thể tìm thấy hoặc không có thì làm cho khách hàng không muốn buôn bán gì với bạn hết. Nên để thông tin liên lạc ở mỗi trang với 3 loại thông tin: Mẫu liên hệ (contact form) , địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ để  khách hàng tự quyết định cách họ muốn liên hệ với bạn.

4.  Giới hạn việc sử dụng email của khách hàng


Đây cũng là một sai lầm lớn khi thiết kế website. Những người thiết kế website thường cho rằng các cuộc gọi điện hoặc gặp gỡ trực tiếp mới là quan trọng, còn những phản hồi bằng email thường không phát sinh các giao dịch thương mại. Nhưng trên thực tế, email là cách dễ dàng nhất khách hàng thực hiện mà không lưỡng lự, và trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc check mail thường xuyên là công việc bắt buộc phải làm hàng ngày của mỗi doanh nghiệp. 

Nhiều website cho phép khách hàng gửi email  nhưng lại chỉ giới hạn trong việc gửi nội dung viết tại phần thư điện tử đã được thiết kế sẵn trên đường link liên hệ (Contact Us) cũng khiến khách hàng khó chịu. 

Do đó, khi thiết kế website, bạn hãy tháo gỡ mọi thủ tục không cần thiết trong việc viết email của khách hàng bằng cách cung cấp một địa chỉ email của doanh nghiệp thay vì phải buộc họ đến web bạn và click vào Contact Us để viết thư.

5.  Thiết kế không hướng đến người dùng


Thông thường các doanh nghiệp thiết kế trang web chỉ dựa vào những gì họ thích mà không mấy khi tự hỏi nhóm khách hàng mục tiêu của mình có thích trang web như thế không.  Một website được gọi là tốt là thiết kế hướng đến phục vụ cộng đồng chứ không phải cho bản thân doanh nghiệp.  Vì thế khi xây dựng một website, các doanh nghiệp không nên  dựa vào quan điểm chủ quan của mình thay mà hãy đứng dưới góc nhìn của người dùng.

Các doanh nghiệp cũng nên liên tục cập nhật cho trang web của mình để mang lại cho khách hàng những nội dung mà họ muốn, đồng thời nên dành thời gian theo dõi các thông số về lượng truy cập để xem trang nào trên website cần được nâng cấp.

6.  Bỏ qua các công cụ tìm kiếm


Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cũng có vai trò vô cùng quan trọng. SEO là bước kế tiếp để phát triển trang web.  Tất nhiên SEO không thể chi phối thiết kế nhưng bạn cũng cần cân nhắc làm sao trang web của mình thuận lợi nhất cho việc SEO. Hãy để bookmark của bạn trên những trang cộng đồng nổi tiếng như Yahoo!, Blog, Facebook, các forum địa phương, các forum quốc tế như Digg, Delicious... Bằng cách tạo điều kiện xuất hiện nhiều hơn tại những điểm nóng của thị trường, chắc chắn số lượng người vào trang web của bạn sẽ tăng vọt.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến công cụ tìm kiếm trên ngay chính trang web của mình. Những trang không cung cấp chọn lựa tìm kiếm sẽ làm cho người dùng nghĩ rằng đó là kết cấu web đơn giản, chỉ có một trang duy nhất với mọi nội dung đã được trình bày, không có gì để tìm hiểu thêm. Do đó nếu trang web có nhiều thông tin ở các mức độ khác, hãy cho nó một chiếc hộp tìm kiếm.

Thiết kế các trang web đáp ứng yêu cầu của khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của các công ty thiết kế website, đi kèm đó là các loại dịch vụ liên quan đến trang web như dịch vụ Seo, Dịch vụ quản trị nội dung, đồ họa quảng cáo... nếu như khách hàng có yêu cầu.
....

Những lưu ý khi thiết kế một website

12:30 |
Để thiết kế một website có giao diện bắt mắt với nội dung chất lượng và tốc độ truy cập nhanh, cần có đội ngũ chuyên thiết kế một cách chuyên nghiệp thực hiện. Tuy vậy, với những người không am hiểu website lắm vẫn có thể nắm được cách thức làm web dễ dàng và những điểm cần tránh để có một web tốt khi tham khảo bài viết dưới đây.


1. Các bước cần thiết để thiết kế một website

Bước 1: Chọn ý tưởng thiết kế web
Bước 2: Khai triển ý tưởng

Sau khi duyệt ý tưởng, bạn phát triển ý tưởng đó thành tổng thể hoàn chỉnh. Trước hết bạn chọn bao nhiêu thành phần sẽ có trong tổng thể và đó là những thành phần nào. Các thành phần này sẽ được định vị và chọn tỷ lệ tương ứng với nhau và tương ứng với toàn bộ tổng thể. Sau đó bạn thêm các đặc điểm phụ vào.

Bước 3: Thiết kế giao diện web

Giao diện là bộ phận giao tiếp giữa người sử dụng với các nội dung của website, có nhiệm vụ chính là hướng dẫn người truy cập điều khiển và sử dụng website. Nội dung của website được thể hiện trên giao diện bằng các biểu tượng, các nút và các nối kết.

Để cho người sử dụng dễ tìm thông tin mà họ mong muốn, menu cần phải thể hiện cấu trúc của nội dung qua vị trí, kích thước và màu sắc của các nút. Các biểu tượng đặc trưng sẽ giúp người truy cập dễ dàng liên tưởng đến nội dung của nó.

Để có thể dễ dàng nhận ra các nút và các nối kết, bạn nên thiết kế giao diện đơn giản, không cầu kỳ và trang trí quá nhiều làm rối mắt. Đồng thời các nút và các nối kết phải thay đổi hình dạng màu sắc khi người truy cập đưa con trỏ chuột vào hoặc kéo ra.

Quan trọng nhất vẫn là tên của nút và nối kết. Đặt tên nút sao cho ngắn gọn nhưng dễ hiểu và hiểu chính xác.

Bước 4: Làm thiết kế mẫu

Thiết kế mẫu có thể được coi là thiết kế hoàn chỉnh nhưng chưa có phần lập trình, bao gồm lời, hình ảnh, nút và các trang trí.

Thiết kế mẫu trình bày phần thiết kế hoàn chỉnh của từng trang với đầy đủ nội dung và cách trình bày các thành phần.

Bạn cũng phải cân nhắc tính thẩm mỹ trong bước này. Kiểm tra lại các nguyên tắc về mỹ thuật và các nguyên tắc thiết kế để đảm bảo tính thống nhất, nhất quán và tập trung của thiết kế.

Bước 5: Kiểm tra tính khả dụng của Website

Để kiểm tra tính khả dụng, bạn phải trả lời 4 câu hỏi sau đây:

- Trang web này là trang web gì?

- Tôi có thể làm gì trong trang web này?

- Tôi sẽ làm điều đó như thế nào?

- Tại sao tôi làm điều đó ở đây? 

Để thực hiện được bước này, xem xét các yêu cầu cho một website như sau:

- Trang chủ phải có phần giới thiệu ngắn để cho biết đây là website gì.

- Nội dung ngắn gọn, súc tích, từ ngữ dùng chính xác, không gây nhầm lẫn.

- Kích thước file tối thiểu

- Các nút và kết nối dễ nhận biết

- Font chữ và kích cỡ dễ đọc

- Không có quá nhiều trang trí

- Không có quá nhiều thứ mời gọi như: “Click Me First”, “Join Now”, “Hot!”, . . . dễ làm rối mắt người truy cập 

2. Những điều nên tránh khi thiết kế web

* Trang đầu tiên nên tránh có những thông tin theo kiểu sau:

- Không có thông tin nào đáng giá và việc chỉ chứa có vài liên kết để đi đến từng phần ngôn ngữ khác nhau của website sẽ tiêu tốn thời gian quý giá của của khách hàng.
- Doanh nghiệp kinh doanh một đằng nhưng thông tin lại đăng một nẻo
-  Thông tin trải đều, không có chủ điểm:

* Nội dung: Hạn chế bao gồm những điều sau đây:

- Một danh sách liên kết dài dằng dặc mà không có chú thích, tóm lược nội dung của những website mà link đó dẫn đến
- Đường link dẫn đến chỗ "không có gì" (dead link, broken link)
- Hạn chế những link mà khi bầm vào đó hiện ra thông báo “cái này” bị khóa
- Quảng cáo những thứ không có liên quan đến lĩnh vực của website

* Multimedia:

Khi thiết kế web thì cần hạn chế những tác dụng của Multimedia khiến tốc độ tải thông tin bị chậm lại. Cụ thể như: Quá nhiều hình, hình quá lớn, hình nhấp nháy hay thiết kế Flash và để âm thanh lên web

* Độ tương phản


Độ tương phản quá cao thì gây chói mắt, độ tương phản kém thì lại khó đọc. Nên dung hòa chúng. Có nhiều cách thiết kế nền cho web nhưng đừng làm ba điều sau đây: Thứ nhất là nền đen chữ trắng, trắng lợt hay xám. Thứ 2 là nền đen chữ đậm, thứ 3 là tiled background với những hình chằng chịt.

....

Bảo mật website joomla

16:50 |

Công việc bảo mật cho Website là rất quan trọng để tránh các Hacker có thể xâm nhập, phá hoại hoặc lấy cắp các thông tin quan trọng, việc này đòi hỏi người Quản trị phải có kiến thức và khả năng mới có thể thực hiện được.

Bài viết này mình sẽ chia sẻ  một số công việc cơ bản cần thiết để tăng cường mức độ bảo mật cho Website Joomla!

1. Sao lưu dữ liệu định kỳ
Đây là công việc cần phải làm thường xuyên, việc sao lưu (Backup) sẽ bao gồm toàn bộ các File của Website và các dữ liệu trong Database. Trong trường hợp Website bị tấn công và ngưng hoạt động thì chỉ cần phục hồi lại (Restore) các File và dữ liệu đã được sao lưu là Website có thể hoạt động lại.
Việc sao lưu dữ liệu trong Database có thể được thực hiện bằng công cụ phpMyAdmin có trong Control Panel của Hosting hoặc bất cứ công cụ Backup nào và toàn bộ các File của Website có thể được tải về máy tính cá nhân thông qua các chương trình FTP.

2. Cập nhật phiên bản Joomla mới nhất
Thường xuyên theo dõi và cập nhật kịp thời các bản sửa lỗi hoặc nâng cấp cho Joomla! để khắc phục các lỗi bảo mật nếu có. Xem các thông báo về phiên bản và cập nhật cho Joomla! tại trang Web http://joomla.org

3. Các thành phần mở rộng (module, component, plugin) 
Một số Website có thể bị tấn công thông qua các lỗi bảo mật nằm trong các thành phần mở rộng được cài đặt thêm từ hãng thứ ba. 
Khuyến cáo: Hãy hạn chế tới mức tối đa việc cài đặt các thành phần mở rộng từ hãng thứ ba. Nếu phát hiện các thành phần mở rộng này có lỗi thì phải tiến hành cập nhật bản sửa lỗi nếu có hoặc xóa bỏ khỏi Joomla!

4. Quyền hạn đối với các thư mục
Sau khi cài đặt các thành phần mở rộng, bạn cần thiết lập quyền hạn đối với các thư mục sang chế độ CHMOD 755.
Lưu ý: Nếu quá trình cài đặt các thành phần mở rộng gặp trục trặc bạn cần chuyển các thư mục sau sang CHMOD 777. Khi cài đặt xong lại thiết lập như trên (755 đối với thư mục và 644 đối với file)
5. Quyền hạn đối với các tệp
Thiết lập quyền hạn đối với tất cả các tệp của bạn sang chế độ CHMOD 644.

6. CHMOD 644 tập tin configuration.php

Đây là một điều rất quan trọng. Bạn phải chắc chắn rằng mình đã thiết lập quyền hạn cho tệp "configuration.php" sang CHMOD 644.
7. Bảo mật với .htaccess Bản phát hành mới nhất của Joomla bao gồm cả phiên bản cập nhật cho tệp ".htaccess" để làm giảm thiểu nguy cơ tấn công từ các hacker. Do vậy bạn cần phải truyền tệp .htaccess này tới server của bạn và đổi quyền hạn sang CHMOD 644.

lmtgroup sưu tầm
....

Nổi bật