Bạn phải nhận thức rõ thị trường mà mình sẽ “sống” trong đó, quan trọng hơn, bạn phải xác định được đâu là thị trường mục tiêu, đồng nghĩa với khách hàng mục tiêu. Thị trường mục tiêu có thể được hiểu là những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng có nhu cầu cũng như sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Người ta thường ví một công ty mới thành lập như một con tàu chưa hoàn thiện.Trong đó giám đốc là thuyền trưởng,họ khởi nghiệp kinh doanh,đa phần là chưa dạn dày sương gió và đội ngũ nhân viên thì giống một đoàn thủy thủ thiếu kinh nghiệm.Các yếu tố của môi trường, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh có thể được xem như là những con cá mập hung hãn vây quanh con tàu, chỉ chờ nó sơ sẩy là nuốt chửng.
Nói như vậy để thấy rằng khởi nghiệp kinh doanh không phải là việc dễ dàng mà cần phải có một quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, thậm chí thất bại rất nhiều lần mới có thể thành công. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến 4 nguyên tắc giúp bạn xây dựng thành công doanh nghiệp của riêng mình.
Tuy nhiên,trước khi đi vào từng nguyên tắc cụ thể, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến một yếu tố còn quan trọng hơn 4 nguyên tắc nói ở trên mà bạn cần nhận thức được trước khi thành lập doanh nghiệp. Khi bạn bắt đầu bước đi trên một con đường khởi nghiệp,bạn phải định hình được là bạn sẽ đi đâu; cũng như vậy khi bạn định kinh doanh, bạn phải xác định được bạn sẽ kinh doanh trong lĩnh vực nào. Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sẽ cung cấp ra thị trường. Nó là cơ sở của các chiến lược phát triển công ty đề ra, cũng như của nét đăc trưng mà công ty theo đuổi. Thách thức đặt ra ở đây là chủ doanh nghiệp phải bao quát được lĩnh vực hoạt động của mình, nó phải phù hợp với nguồn lực và tiềm năng của doanh nghiệp; phải đảm bảo không quá rộng để tối ưu hóa hiệu quả của các chiến lược kinh doanh và cũng không hẹp quá để nó không trở thành yếu tố cản trở sự tăng trưởng trong tương lai.
ĐỂ KHỞI NGHIỆP KINH DOANH THÀNH CÔNG
1. Định vị thị trường:
Bạn phải nhận thức rõ thị trường mà mình sẽ “sống” trong đó, quan trọng hơn, bạn phải xác định được đâu là thị trường mục tiêu, đồng nghĩa với khách hàng mục tiêu. Thị trường mục tiêu có thể được hiểu là những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng có nhu cầu cũng như sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để không mắc sai lầm khi lựa chọn thị trường mục tiêu, bạn phải tiến hành phân đoạn thị trường. Chỉ có cách này bạn mới tìm ra kẽ hở của thị trường và tìm cách khai thác nó. Trên thương trường, kẻ khôn ngoan tìm ra “mảnh đất đang khô nước” đầu tiên sẽ là kẻ chiến thắng. Apple là một ví dụ cho ‘sức mạnh của người tiên phong” trong lĩnh vực máy tính cá nhân với sự “lột xác thần kỳ” từ một gara sửa xe trở thành một công ty 1 tỷ đô la.
2.Phát triển sản phẩm và dịch vụ:
Nhu cầu của con người ngày càng khắt khe hơn theo chiều hướng mong muốn sử dụng những sản phẩm và dịch vụ có tính tiện ích cao hơn. Không đáp ứng được điều này doanh nghiệp sẽ mất hết khách hàng và đồng nghĩa với cái chết gần kề. Kinh nghiệm xương máu của các doanh nghiệp trong kinh doanh là “bán những gì khách hàng muốn chứ không bán những gì mình có”.
3.Có đầy đủ các nguồn lực cần thiết:
Doanh nghiệp dù đã có tầm hiểu biết sâu sắc về thị trường và sản phẩm định cung cấp mà không có đủ nguồn lực thì cũng không thể nào phát triển được. Các nguồn lực cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có là: vốn, cơ sở vật chất, và nguồn nhân lực. Một nguồn lực quan trọng có thể bổ sung thêm chính là năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo – kẻ nắm trong tay sinh mạng của những công ty.
4.Xây dựng văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã được nói đến rất nhiều trong những năm gần đây cho thấy nó là một yếu tố có vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp. Không có một chuẩn mực nào của việc xây dựng VHDN. Mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một VHND đặc trưng của riêng doanh nghiệp mình. VHDN chính là linh hồn, là lý tưởng, là niềm tin của doanh nghiệp và nó đòi hỏi được xây đắp bởi toàn bộ đội ngũ nhân viên của công ty.
“ Một Giám đốc thông minh sẽ hiểu rằng, ngày nay không chỉ cạnh tranh bằng sản phẩm và dịch vụ mà họ còn sử dụng một vũ khí cạnh tranh mới, đó chính là văn hóa doanh nghiệp “VHDN.”
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét