LMT Group - Chia sẻ để thành công !: Hướng dẫn làm seo onpage

Hướng dẫn tối ưu onpage website chuẩn

12:00 |
Ai cũng nói rằng tối ưu onpage chuẩn? vậy như thế nào là chuẩn? onpage như thế nào là đúng? Hôm nay LMT Việt Nam chia sẻ bạn đọc bài viết hướng dẫn tối ưu onpage website chuẩn, mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình SEO onpage.
Sự thật là nếu bạn xây nhà trên nền móng yếu thì nhà dễ sụp. SEO cũng vậy, dù có chiến lược SEO offpage tốt nhất nhưng nền tảng của SEO onpage không tốt thì cũng không làm được gì nhiều. Các nhà tiếp thị trên mạng đều biết và hiểu điều này nhưng họ vẫn để tôi thường xuyên thấy những tối ưu hóa onpage kém chất lượng khi xem các trang web.




Sau khi khảo sát 2 trang web thực hiện SEO onpage quá tệ, tôi đã quyết định viết bài này với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm tối ưu hóa trang web đúng cách. Mời các bạn tham khảo.


1. Những lỗi của trang web


Bước đầu tiên bạn nên xem lại website để tìm ra các liên kết bị phá vỡ (404) hoặc bất kỳ redirect tạm thời nào (302). Bạn có thể sử dụng một loạt các công cụ cho việc này như Screaming Frog hoặc Link Slueth.

Tạo một danh sách của tất cả các liên kết mà cần phải chuyển hướng và có thể làm việc này thông qua HTACCESS hoặc thông qua CMS plugin hoặc bảng điều khiển của bạn.

Đối với những lỗi 404, hãy đảm bảo rằng các trang bị lỗi sẽ được chuyển sang trang mới thích hợp. Nếu trang mới của bạn chưa có gì, chuyển hướng nó vào trang chủ, từ đó giữ vững mạng lưới liên kết của bạn.

Đối với bất kỳ trang có lỗi 302 nào,  hãy đảm bảo rằng cuối cùng chúng cũng được chuyển sang 301. Bước này đảm bảo trang web của bạn sẽ dễ dàng hơn  trong việc thu thập thông tin đối với cả khách viếng thăm và công cụ tìm kiếm.

2. Sự trùng lặp URL của website

Đối với bước này, tôi sẽ sử dụng một trong những công cụ phân tích website được đề cập ở trên để đảm bảo không có các trang có URL bị trùng lặp. Hãy đảm bảo rằng 301 không chứa www có chuyển hướng đến phiên bản www hoặc ngược lại

Một tình trạng nhiều khi không được chú ý là là sự mở rộng URL. Sau khi  mở rộng URL  sẽ có một bản sao URL xuất hiện. Ví dụ, bạn thấy rằng có hai URL là www.site.com và www.site.com / home.php hoặc www.site.com / home.asp.

Hãy đảm bảo rằng chỉ có một phiên bản cho tất cả các URL. Nếu không bạn sẽ bị phạt vì nội dung trùng lặp. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra điều này bằng cách chạy Screaming Frog và phân loại tất cả các URL theo tên, và bạn sẽ nhanh chóng thấy bất kỳ các URL có tên gần nhau. Một khi bạn tìm thấy tất cả các bản sao URL, hãy đảm bảo bạn sẽ chuyển nó đến trang thích hợp. Ngoài ra, nếu bạn có một website thương mại điện tử, hãy đảm bảo rằng rằng tất cả các trang trùng lặp URL  đều có một thẻ  “rel-canonical” đi kèm

Mỗi khi một trang được sắp xếp lại, nó tạo ra một  trang/URL mới toàn bộ, nó sẽ cần thẻ re-canonical thích hợp đi theo.

3. Nghiên cứu từ khoá

Có nhiều bài viết tuyệt vời bạn có thể tìm thấy về chủ đề từ khóa, vì vậy tôi không cần phải nhắc lại. Hãy chắc chắn rằng bạn đọc một vài bài viết và thực hiện nghiên cứu từ khóa thích hợp cho tất cả các trang có liên quan. Đây là bước quan trọng nhất trong một chiến dịch SEO thành công.

4. Thực hiện siêu dữ liệu (Tiêu đề, Meta Description, H1 & ALT)

Sau khi bạn đã thực hiện nghiên cứu từ khóa thích hợp, bước đi hợp lý tiếp theo là tạo ra các thẻ siêu dữ liệu hấp dẫn cho tất cả các trang có liên quan của bạn.

Thẻ tiêu đề

Theo ý chủ quan của tôi, tôi rất ghét những thẻ tiêu đề kiểu: Từ khóa 1/Từ khóa 1/Tên thương hiệu. Tôi thích viết những thẻ tiêu đề mang tính mô tả đọc lên như một câu hoàn chỉnh (hãy xem phần cập nhật của Hummingbird). Ví dụ: Những mẹo và tin tức về thiết kế nội thất/ VDF.

Một thẻ tiêu đề mang tính mô tả đọc lên nghe tự nhiên hơn và nó có tác dụng tốt hơn cho các chuyển đổi. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng các thẻ tiêu đề chỉ trong giới hạn là 55-60 ký tự. Nếu dài hơn thì nó sẽ bị cắt ngắn trong kết quả tìm kiếm, do đó sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.

Meta Description

Meta Description không được tính đến trong bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm, nhưng chúng sẽ được người tìm kiếm đọc để hiểu rõ hơn về trang mà họ tìm. Nó cũng có thể được sử dụng có hiệu quả như một lời kêu gọi mua hàng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng Meta Description của bạn để lôi kéo người tìm kiếm click vào trang web của bạn chứ không phải tất cả các trang web khác. Giới hạn ký tự được đề nghị cho các Meta Description là khoảng từ 155-160 ký tự.

Thẻ H1

Tùy thuộc vào trang, hãy thử kết hợp một thẻ H1 mang tính mô tả với từ khoá có liên quan. Mục tiêu của bạn là để cho độc giả của bạn có được những trải nghiệm tốt nhất.

Những thẻ ALT

Ngoài việc tối ưu hóa các thẻ bạn cũng nên tối ưu hóa hình ảnh. Thử kết hợp các thẻ ALT mang tính mô tả cho tất cả các hình ảnh. Ai sẽ nhìn thấy điều này? Đó là những người tìm kiếm hình ảnh trong Google và tạo ra một số lượng truy cập thông qua kênh đó.

5. Tốc độ tải trang

Sử dụng công cụ Google Page Insight để đo  tốc độ tải trang của web của bạn. Từ lâu mọi người đã biết Google kết hợp tốc độ trang web vào bảng xếp hạng tìm kiếm của nó. Và điều này có lí do chính đáng. Là một người sử dụng, cá nhân tôi rất ghét các trang web tải chậm. Google đã từng lưu ý điều này và ưu tiên cho các trang web tải nhanh hơn.

Tùy thuộc vào kích thước của trang web của bạn, tốc độ trung bình khá là tối thiểu 90 + cho cả máy tính để bàn và điện thoại di động. Nếu trang web của bạn thấp hơn 90, hãy theo chỉ dẫn của Google và để cho các trang web Webmaster thực hiện. Đôi khi, điều chỉnh chỉ đơn giản là tinh chỉnh các file HTACCESS, nhưng đôi khi nó sẽ đòi hỏi phải thay đổi kích thước hình ảnh hoặc JavaScript.

6. Sitemap XML

Hãy chắc chắn rằng trang web có một sitemap XML. Cách đơn giản nhất để kiểm tra là gõ www.site.com/sitemap.xml.

Nếu bạn thấy hiện lên một trang 404 hoặc trang chủ, điều này có nghĩa là không có sitemap XML. Loại sitemap này được khuyến cáo sử dụng bởi tất cả các công cụ tìm kiếm lớn (cả Yahoo và Bing) và nó giúp bọ tìm kiếm biết website của bạn có bao nhiêu trang.

Có một số công cụ có thể tạo ra một sitemap XML cho bạn. Hãy làm một sitemap và đặt nó vào thư mục gốc của trang web của bạn thông qua FTP, ngoài ra bạn có thể sử dụng plugin yêu thích của bạn cho WordPress hoặc bất kỳ hệ thống CMS khác mà bạn đang sử dụng,

7. Biểu tượng truyền thông đại chúng

Hãy đảm bảo rằng bạn đã đăng ký các tài khoản truyền thông xã hội lớn như Facebook, Twitter, LinkedIn, và Google+. Sau đó, chèn những biểu tượng mang tính truyền thông đại chúng này  lên trang web của bạn. Điều này giúp Google bot kết nối trực tiếp với những trang mang tính truyền thông đại chúng trên website của bạn, nó đồng thời cũng giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng khi cung cấp một sự tin cậy đáng kể lúc họ tìm kiếm đến website của bạn.

Bạn sẽ nghĩ sao khi một công ty ngày nay lại không có những danh sách phương tiện truyền thông đại chúng? Khi tôi nhìn thấy một website không có điều này, tôi sẽ nghi ngờ về độ tin cậy của nó.

8. Nội dung với vấn đề sao chép và tối ưu hóa

Có một số nghiên cứu xung quanh việc sao chép ít so với sao chép nhiều. Tôi sẽ không đi sâu vào những nghiên cứu đó, với ý kiến chủ quan của tôi, thì cho phép hơn 500 từ được sao chép với mỗi trang quan trọng. Có những trang sẽ không có nhiều nội dung như trang “Liên hệ”. Hơn nữa, thông tin nhiều sẽ tốt hơn là thông tin mỏng

Hãy thuê một người viết tốt để tạo ra một số nội dung liên quan và hấp dẫn. Nó sẽ vừa giúp chuyển đổi vừa giúp website được hiển thị với công cụ tìm kiếm

9. Thêm vào Schema

Sự tăng thêm này sẽ giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về thông tin cụ thể về trang web của bạn, giống như tên, địa chỉ chính thức của doanh nghiệp, và nó sẽ hiển thị thông tin này một cách chính xác trên các trang kết quả.

Nếu bạn có sản phẩm để bán, sự thêm vào Schema sẽ giúp Google liệt kê đánh giá và xếp hạng chính xác trên SERPs. Nếu bạn là một tác giả, nó sẽ hiển thị hình ảnh tác giả bên cạnh bài viết của bạn. Điều này làm tăng đáng kể tỷ lệ nhấp chuột (CTR) khi những người tìm kiếm có thể nhìn thấy chính xác cách thức một sản phẩm thu hút như thế nào mà không cần nhấp vào kết quả.

10. Cấu trúc và kiến trúc website (hay còn gọi là liên kết nội bộ)

Luôn luôn đảm bảo rằng tất cả các trang của bạn được kết nối trong một hệ thống phân cấp thông qua một định hướng chính. Đây cũng có thể được gọi là một "cấu trúc silo".
Về cơ bản, điều này có nghĩa là có một trật tự logic của tất cả các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Ví dụ, một trang về xe hơi cần chia thành các loại xe ô tô. Cấu trúc URL sẽ giống như thế này:
•             www.site.com / xe ô tô /xe sedan
•             www.site.com / xe ô tô / xe mui trần
•             www.site.com / xe ô tô/ coupe
và tiếp tục như vậy
Điều này giúp người tìm kiếm (và bot tìm kiếm)  tạo ra một sự kết nối logic giữa tất cả các trang khác nhau trên trang web của bạn.
Ngoài ra hãy đảm bảo rằng tất cả các trang trên website của bạn được kết nối với nhau để tránh tạo ra trang cụt hoặc một trang mà không được kết nối với định hướng chung hoặc bất kỳ trang nào khác.  Google bot tìm kiếm các trang bằng cách liên kết đi kèm, và một trang mà không được liên kết trong nội bộ sẽ không được index trên công cụ tìm kiếm.

Thông tin liên hệ

Đây là một khu vực nhằm tạo thêm niềm tin cho trang web của bạn từ cả bot tìm kiếm và người sử dụng. Luôn luôn để số liên lạc và địa chỉ e-mail của bạn trên website. Cho dù bạn là một doanh nghiệp địa phương hoặc một trang thương mại điện tử, khách hàng có thể muốn liên lạc với bạn.Hãy đảm bảo rằng thông tin này là dễ dàng và có sẵn trên trang web của bạn. Xem thêm chia sẻ : 10 phút đánh giá về onpage một website tại LMT Việt Nam

Viết bởi : lmt.com.vn
....

Nổi bật