Gia vị là những thứ góp phần tạo nên một món ăn ngon, tuy nhiên hãy cảnh giác khi sử dụng một số loại gia vị, vì chúng có thể gây ra bệnh ung thư cho bạn.
Mì ăn liền là món ăn quen thuộc và rất phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thành phần chính là muối, mì chính, bột gia vị (gừng, thảo quả,...). Còn gói mỡ được gọi là dầu sa tế, trong quá trình đun dầu, họ cho ớt để tạo độ cay.
Mì ăn liền và gói gia vị có lượng chất béo bão hòa (khó tan) khá nhiều. Đây là chất béo làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, gây xơ vữa động mạch.
Bột ngọt (mì chính)
Đừng dùng nhiều bột ngọt khi chế biến thức ăn vì sử dụng quá nhiều bột ngọt sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, tăng cân và tăng cảm giác thèm ăn.
Hạt nêm
Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh dùng bột nêm không tốt cho sức khỏe.
Nhiều người nghĩ rằng, mì chính không an toàn cho sức khỏe nên chuyển sang dùng hạt nêm vì nghĩ loại gia vị này an toàn. Tuy nhiên, theo chuyên gia trong hạt nêm, ngoài một số thành phần như đường, muối, còn có mì chính và chất siêu ngọt (chất điều vị 627 và 631). Chất này về cơ bản cùng vị, thuộc nhóm bột ngọt, giúp làm tăng độ hiệu quả khi sử dụng.
Do đó, những người bị dị ứng, phải kiêng mì chính cũng cần thận trọng khi sử dụng hạt nêm. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai (3 tháng đầu), trẻ sơ sinh cần lưu ý điều này.
Bột ớt
Theo Trí thức trẻ, việc sử dụng nhiều bột ớt kéo dài có thể gây ung thư dạ dày. Đặc biệt, một số loại bột ớt đỏ nhuộm màu có chứa sudan – một loại chất có thể gây ra ung thư. Bột ớt hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa chất alfatoxin có khả năng gây ngộ độc.
Tuy ớt chứa hàm lượng vitamin C phong phú, betacarotene tốt cho sức khỏe nhưng khi được phơi khô và nghiền thành bột, những tác dụng này mất đi đáng kể. Ngoài ra, ớt là gia vị mang tính nóng, có thể gây ra các bệnh nóng trong, mụn nhọt và lở loét.
Những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên hạn chế các sản phẩm liên quan tới ớt. Những người viêm hay loét dạ dày - tá tràng nên hạn chế ớt tối đa, vì vị cay của ớt có hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương dạ dày.
Giấm ăn
Giấm ăn được nhiều bà nội trợ lựa chọn để chế biến nhiều món ăn ngon như salad, hầm thịt bò, pha nước chấm... Tuy nhiên, nếu lạm dụng giấm có thế gây nguy hại cho sức khỏe. Giấm vốn có vị chua, nếu ăn nhiều có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt với những ai mắc bệnh dạ dày, đại tràng.
Thậm chí, hiện nay, có nhiều cơ sở dùng axit và nước lã làm giấm, rất nguy hiểm đến sức khỏe người dùng. Vì vậy, hãy chọn mua giấm ở những địa chỉ tin cậy. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên tự làm các loại giấm tự nhiên như giấm gạo, giấm chuối, táo...
Hương vị nhân tạo
Những thực phẩm có ghi ngoài nhãn là hương vị tự nhiên đa số vẫn là những sản phẩm có sử dụng chất hóa học. Bạn hãy cẩn thận.
Nước mắm
Trong nước mắm chứa hàm lượng muối rất lớn, có thể gây co thắt mạch nhỏ, tăng huyết áp, gây cứng động mạch thận. Lượng muối quá lớn sẽ khiến cho cơ thể không đào thải được nước, dễ dẫn đến phù nề.
Để hạn chế bệnh tật, nên giảm thiểu lượng muối nạp vào cơ thể bằng cách giảm khẩu phần ăn mặn, hoặc uống nhiều nước để muối trong cơ thể được pha loãng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét