Hiện nay, nếu bạn là một webmaster sở hữu một website, hay bạn là một Seoer đang cung cấp dịch vụ seo cho khách hàng, bạn có thể sẽ phải nhận hình phạt của Google. Nếu là một hãng SEO/ Marketing, bạn có thể phải chứng kiến khách hàng của mình bị Google phạt. Vậy webmaster có thể làm được gì? Trước tiên, đừng quá hoảng sợ, bạn có cả một quá trình và các bước cần thiết để có thể thực hiện theo. Quan trọng nhất, bạn cần đưa ra phương pháp cắt giảm liên kết để đánh giá một website nào đó có đáng để mình liên kết tới hay không. Những website xấu hay web spam có chứa liên kết của bạn là một yếu tố góp phần to lớn vào quá trình hồi phục sau hình phạt của Google. Dưới đây là một số bước giúp bạn quyết định liên kết nào nên giữ lại và liên kết nào nên loại bỏ ngay lập tức.
1. Bước đầu tiên của quá trình xóa bỏ Backlink: Đánh giá Link
Nếu bạn tìm thấy nhiều trang web có chứa những liên kết đáng ngờ đang trỏ tới website của mình, điều cần làm lúc này đó là vạch ra lộ trình hành động cần thiết. Hãy bắt đầu bằng việc kéo danh sách tất cả các backlinks và anchor text đang trỏ đến trang web nghi vấn kia. Bạn có thể lựa chọn nhiều giải pháp để thực hiện, tuy nhiên phổ biến nhất đó là kết hợp kéo danh sách từ dữ liệu của Open Site Explorer và Google Webmaster Tools. Hãy tự tạo cho mình một bảng tính Excel có chứa những định dạng cột sau đây:
- URL của liên kết
- Anchor text của liên kết (nếu có thể)
- Cột ghi chú
- Cột đánh dấu YES/ NO để bổ sung vào danh sách các liên kết cần loại bỏ (bạn có thể ghi tiêu đề cột đơn giản là “Disavow?”)
Bảng tính này giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng theo dõi thứ hạng cũng như lưu lượng truy cập của website, vì vậy hãy lưu nó thường xuyên như cách bạn thực hiện với các backlinks của website mình.
2. Quá trình “làm lành” với Google
Google có lẽ không biết điều nó cần là gì, nhưng nó biết chắc chắn những gì mình không muốn nhìn thấy trên một website. Công cụ này đưa ra hàng tấn thông tin về những biện pháp thực hành tốt nhất để các website tham khảo và sử dụng. Vì vậy, bạn cần tỉnh táo để lựa chọn phương thức phù hợp nhất cho trang web của mình, không nên áp dụng toàn bộ hoặc lờ đi không để ý tới bất kỳ lời khuyên nào trong đó.
Điều Google mong muốn truyền tải ở đây đó là chúng ta cần đánh giá mỗi liên kết riêng lẻ dựa trên tính toàn vẹn và lợi ích mà nó mang lại cho website. Tốt nhất, bạn nên đánh giá website theo hai cấp: cấp tên miền và cấp liên kết. Bởi vì bạn cần loại bỏ liên kết ở cấp tên miền, do đó việc kiểm tra trang chủ và các trang tiếp theo của website, cũng như đưa ra đánh giá dựa trên số liệu và nội dung trên trang sẽ trở nên dễ dàng nhất.
Sau khi một trang web vượt qua thử nghiệm ban đầu này, bạn có thể quay lại và xem xét những liên kết còn lại trong hồ sơ của mình. Hãy tự đặt ra một số câu hỏi và tuân làm theo những khuyến nghị sau đây:
- Có anchor text kết hợp chính xác nào cần phải được làm sạch hay không? Hãy thiết lập danh sách các liên kết mà bạn có thể liên lạc với webmaster và yêu cầu họ thay đổi anchor text của chúng nếu có thể.
- Có trang nội bộ nào trên website chứa kha khá liên kết đang trỏ tới nó hay không? Nếu có, bạn cần nghiên cứu trang này và tìm hiểu xem liệu đưa ra hành động với nó có thực sự bảo đảm.
Bạn nên chú ý đến những số liệu như lượt chia sẻ xã hội và lưu lượng truy cập của trang để xác định xem mình có nên giữ lại tất cả các liên kết đang trỏ đến một trang nội bộ riêng lẻ hay không, khi mà trong con mắt của Google trang web đó không tự nhiên.
3. Tìm kiếm các chỉ số cần thiết
Không tồn tại bất kỳ số liệu rõ ràng nào chỉ ra mức độ đạt yêu cầu của một website. Khi đánh giá website, bạn cần chú ý vào rất nhiều yếu tố, thậm chí số lượng công cụ đo lường còn dồi dào hơn thế. Vậy làm thế nào bạn có thể quyết định nên sử dụng công cụ hay yếu tố nào vào quá trình đánh giá? Điều này phụ thuộc vào việc bạn mong muốn đo lường thông số nào. Hãy cùng điểm qua một vài chỉ số sau đây.
-Backlinks: Một số người quan tâm đến backlinks, do đó chỉ số “Citation Flow” và “Trust Flow” của Majestic SEO là những số liệu tuyệt vời.
-Traffic: Những người chú ý đến lưu lượng truy cập sẽ ám ảnh với dữ liệu Compete & SEMRush.
-Page Rank: Nhiều người quan tâm đến Page Rank, vì vậy họ đưa nó vào trong tầm quan soát của mình (mặc dù chỉ số này chưa được cập nhật kể từ tháng 12/2013).
Với tất cả những điều được trình bày ở trên, bạn cần tìm kiếm cho mình tập hợp những số liệu có ý nghĩa và sử dụng chúng vào quá trình đánh giá từng website.
4. Các yếu tố khác cần quan tâm
Đừng quên rằng ngoài số liệu, website còn có nhiều yếu tố khác cần phải kiểm tra, giống như để đánh giá một người nào đó bạn không chỉ nhìn vào tuổi tác, cân nặng hay lý lịch của họ mà phán xét. Hãy kiểm tra blog của trang web và xem nội dung trên đó có được cập nhật thường xuyên hay không. Có nội dung nào mới nhìn qua có vẻ giống như nội dung nguyên gốc, hay chúng hiển thị liên kết PRWeb dưới mỗi bài viết hay không? Chúng liên kết đến một trang web bên ngoài với anchor text kết hợp chính xác trong mỗi bài viết? Mọi người có đưa ra bình luận hay chia sẻ sau mỗi bài viết hay không?
Bạn cũng có thể nhìn vào thông tin về người sáng lập web trên trang Liên hệ và mục “Disclaimer – từ chối” để tìm hiểu bất cứ thông tin cần thiết nào khác. Về bản chất, mục đích của website là gì? Nếu mục đích của nó là để bán liên kết hoặc kết hợp những nội dung cóp nhặt được, thì khả năng trang web chứa những liên kết hữu ích là rất thấp, do đó quyết định cắt giảm liên kết từ hồ sơ backlink sẽ là một nhiệm vụ dễ dàng. Hãy ghi chú ý về mỗi liên kết trên website vào cột xác định trong bảng tính để khi cần quay lại, bạn còn có dẫn chứng tham khảo. Hồ sơ lưu trữ này cũng có hiệu quả khi bạn cần cung cấp cho Google những tài liệu liên quan đến nỗ lực yêu cầu xem xét lại hình phạt đối với website của mình.
Tiến hành chậm mà chắc
Quá trình kiểm tra toàn bộ backlinks trên website có thể khiến bạn phải đầu tư khoảng thời gian không nhỏ và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và bực bội khi thực hiện. Đôi khi bạn cần tự hỏi bản thân liệu thời gian mình bỏ ra có xứng đáng và website nào thật sự xứng đáng với những nỗ lực đó. Hãy đầu tư thời gian thích hợp vào quá trình đánh giá này, nó sẽ góp phần không nhỏ cho mục tiêu phục hồi website sau hình phạt mà Google đưa ra.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét