Sản
phẩm bạn tạo ra có phải là
- - Một danh sách dài các vấn đề, hay
- - Một lộ trình đi đến những giải pháp sáng suốt?
Bạn
đang cảnh báo khách hàng về những gì họ thực hiện sai trong sản phẩm của bạn hay
hỗ trợ ý định đạt được mục tiêu kinh doanh của họ thông qua kiến thức chuyên
môn rất cụ thể của mình? Sự khác biệt có thể rất mỏng manh nhưng lại vô cùng mạnh
mẽ.
Tại
SEOgadget, chúng tôi có một loạt các thần chú “Think Bigger – suy nghĩ tích cực”.
Chúng tôi bắt đầu mỗi dự án với sự hiểu biết về mô hình kinh doanh, tình hình cạnh
tranh hiện tại, và mục tiêu mà các doanh nghiệp đang cố gắng đạt được. Chúng
tôi tạo lập tất cả mọi thứ sẽ thực hiện cho khách hàng, từ các cuộc trò chuyện tư
vấn cho đến các sản phẩm nghiên cứu phục vụ cho chiến lược tiếp thị và kiểm tra,
nhằm giúp đỡ khách hàng đáp ứng và vượt xa mục tiêu kinh doanh họ đã đề ra. Với
mỗi sản phẩm, chúng tôi thường tự hỏi bản thân làm thế nào nó có thể giúp doanh
nghiệp trở nên tốt hơn, mạnh mẽ hơn, hiểu biết hơn, và bổ sung cho mục tiêu của
mình.
Chúng
tôi thực sự muốn nhìn thấy nhiều suy nghĩ giá trị và hữu ích hơn trong ngành
công nghiệp SEO, chứ không phải chỉ có những tư tưởng ngờ vực và tự phục vụ.
Dưới
đây là danh sách các biện pháp để bạn có thể suy nghĩ tích cực hơn cho các dự
án khác nhau của mình. Trước khi phân phối sản phẩm cho khách hàng, hãy tự hỏi bản
thân những câu hỏi về chính sản phẩm đó, và quan trọng nhất đó là giá trị bạn
đang trao gửi cho khách hàng là gì?
I.
Nghiên
cứu từ khoá
1.
Không nên suy nghĩ:
Tiết
lộ danh sách các từ khóa với khối lượng tìm kiếm.
2.
Suy nghĩ tích cực:
Ý định: Nghiên cứu từ khóa có chú ý đến mục
đích khác nhau của người dùng mục tiêu thông qua các truy vấn hay không? Ví dụ,
khi người dùng tìm kiếm cụm từ “bảo mật laptop”, có thể họ đang có ý định tìm
kiếm ổ khóa cho laptop cá nhân hoặc bảo vệ dữ liệu hệ thống trên laptop cá nhân
của nhân viên. Hãy nhìn vào những gì xuất hiện trên SERPs và thực tế về kỳ vọng
của người dùng đối với những thuật ngữ đó.
Thông
tin nghiên cứu: Bạn có thể “đọc” được các nghiên cứu từ khóa, xử lý nó
giống như nghiên cứu thị trường chứ không phải tập trung vào khối lượng tìm kiếm
hay không? Bạn có thể tìm hiểu được gì về nhu cầu của người dùng thông qua các
loại truy vấn tổng thể mà mình nhìn thấy?
Truy
vấn có lượng chuyển đổi cao, thấp: Có loại truy vấn nào đang tạo ra nhiều
lượng chuyển đổi? Có loại truy vấn nào liên quan, nhưng ít có khả năng chuyển đổi
hay không? Hãy nói cho khách hàng của mình biết.
Cơ hội
mới: Có chủ đề nào phù hợp, không liên quan trực tiếp nhưng lại tạo ra
cơ hội cho khách hàng hay không? Hãy cho họ biết.
Vị
trí: Tìm kiếm theo vị trí tạo ra khác biệt như thế nào? Ví dụ, ngoài
California, còn nơi nào khác mà mọi người tìm kiếm cụm từ “Sân bay San
Francisco (SFO)” nhiều nhất hay không? Hoặc hạng mục tìm kiếm phổ biến nhất tại
New York, và Los Angeles là gì?
Sử dụng Google Trends để xác định vị trí tìm
kiếm của mọi người
II.
Kiểm
tra website
1.
Không nên suy nghĩ:
Tiết
lộ danh sách các vấn đề trên website.
2.
Suy nghĩ tích cực:
Nguyên
nhân gốc rễ: Điều gì đang gây ra tình trạng lỗi hoặc trùng lặp trên
website? Đây luôn luôn là câu hỏi quan trọng nhất bạn cần tự hỏi bản thân – điều
gì ẩn chứa đằng sau vấn đề này, làm cách nào bạn có thể giúp khách hàng khắc phục
vấn đề? Ví dụ, tình trạng index sitemap thấp không phải là vấn đề chính, nguyên
nhân thực tế sẽ ẩn chứa đằng sau đó. Hãy tìm kiếm nó. Hoặc nội dung được tạo ra
bởi người dùng bị spam bởi nội dung Viagra và các liên kết, đó không phải là vấn
đề chính. Vấn đề chính là nội dung được cho phép, hoặc thông qua CMS hoặc do
thiếu điều tiết.
Lỗi do
CMS và lỗi do con người: Có vấn đề nào về nội dung, code hoặc sự thiếu
linh hoạt của hệ thống CMS hiện tại hay không?
Đơn giản
hóa: Đối với các website WordPress, một số điều chỉnh plugin Yoast có
thể sửa chữa toàn bộ vấn đề hay không? (Hãy nói cho khách hàng biết!)
Đội
ngũ sản xuất: Đội ngũ kỹ sư và biên tập có cần được trao quyền hay
không (ví dụ cung cấp cho họ các nguồn lực, đào tạo, công cụ, v.v)?
Tình
trạng index website thấp chỉ là đầu mối của vấn đề trong hình ảnh dưới đây.
Đối
với website này, nó từng xảy ra một số vấn đề sau đây khiến Google bỏ qua rất
nhiều trang web trong sitemap XML của site:
-
Một số khu vực bị tập tin robots.txt chặn
-
Website chứa nội dung trùng lặp
-
Một số thẻ canonicals trỏ sai vị trí đích đến.
-
Một số trang web trả lại server trang báo lỗi
404.
III.
Cấu
trúc thông tin
1.
Không nên suy nghĩ:
Cấu
trúc đề xuất để xây dựng các trang web này và chúng sẽ được thực hiện.
2.
Suy nghĩ tích cực:
Các bộ
phận của website: Trang web cốt lõi, tài sản truyền thông, và các trang
thông tin của website là gì?
Kỳ vọng:
Xây dựng các trang web này sẽ tạo ra tác động gì?
Suy
nghĩ thực tế về các nguồn lực: Khách hàng có những nguồn tài nguyên nào
để tạo ra chúng?
Ưu
tiên: Website nên sử dụng những ưu tiên nào cho mỗi trang web của mình?
Nội
dung on-page: Các trang web nên chứa loại nội dung nào?
Nguồn
nội dung: Nội dung sẽ được lấy ra từ đâu?
Nội
dung liên quan: Chúng nên được liên kết chéo bằng cách nào?
Cấu
trúc và điều hướng: Điều hướng nên thay đổi như thế nào dựa trên các
trang web mới?
Sitemaps:
Khách hàng nên xử lý vấn đề sitemap như thế nào?
Cấu
trúc URL: Định dạng URL nên như thế nào (trong thời điểm hiện tại và
tương lai)?
Điều hướng được đề xuất cho trang web về lối
sống phụ nữ bao gồm các bình luận cấp cao.
Cấu
trúc đề xuất này cho thấy các trang web tồn tại và các trang không tồn tại, giúp
chúng ta nhận ra trang web nào có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập tìm kiếm, và các
chú ý tham khảo cần dùng.
IV.
Chiến
lược nội dung
1.
Không nên suy nghĩ:
-
Tạo ra nội dung vì mọi người đang tìm kiếm nó.
-
Viết blog posts bởi vì chúng phục vụ tốt cho mục
đích SEO.
2.
Suy nghĩ tích cực:
Tại
sao lại là bạn: Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì? Làm thế nào nó
có thể đi sâu vào trang web và những tài sản bạn đang xây dựng?
Nội
dung mục tiêu: Mục đích khác nhau mà người dùng tìm kiếm trên bất kỳ
trang web nào của website là gì?
Lượng
chuyển đổi mục tiêu: Mục tiêu kinh doanh chủ chốt liên quan đến loại
trang web này là gì? Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo nó chứa thông điệp kêu
gọi hành động rõ ràng trên trang?
Nội
dung trên trang có liên quan: Trang web có thể chỉ dẫn như thế nào để người
dùng đi đúng hướng bất kể ý định tìm kiếm của họ là gì?
Đường
dẫn nội dung liên quan: Loại nội dung liên quan nào phù hợp nhất nếu
khách truy cập tìm kiếm trên trang web này nhưng thông tin lại không chính xác như
những gì họ mong muốn ban đầu?
Kênh CTAs
(Call to actions): Thông điệp kêu gọi hành động nào có thể khiến khách
truy cập chuyển hướng vào quá trình nghiên cứu hoặc mua hàng?
Niềm
tin: Các yếu tố niềm tin có quan trọng? Nếu có, chúng sẽ được miêu tả/
khắc họa như thế nào?
Trở
thành website tốt nhất: Làm thế nào chúng ta có thể cung cấp thông tin
giá trị cho người dùng vượt xa những gì đang tồn tại trên thế giới web?
Khả
năng liên kết/ chia sẻ: Điều gì khiến cho trang web của bạn trở thành địa
chỉ tuyệt vời dành cho khách truy cập? Công cụ? Video giải thích? Sơ đồ? Hình ảnh
sản phẩm 3D? Bằng chứng xã hội?
Khuyến nghị sản phẩm dành cho khách hàng trong
ví dụ này được dựa trên nghiên cứu cạnh tranh, các tài liệu nghiên cứu trong
ngành, những chủ đề nóng hiện nay trong ngành, và những gì mọi người đang tìm
kiếm.
V.
Hãy
đưa ra giải pháp
Không
ai thích những người luôn phàn nàn. Vì vậy, hãy suy nghĩ về vấn đề: Sản phẩm của
bạn chỉ đang khiến khách hàng gặp rắc rối, hay bạn đang tiếp cận họ từ giải
pháp thúc đẩy mục tiêu kinh doanh, nâng cao sản phẩm? Đây thực sự là những yếu
tố giúp ích cho sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, khiến cho nhân viên
cảm thấy đạt được mục đích và được tán thưởng. Đây chính là yếu tố tạo ra sự
khác biệt giữa một hãng tư vấn SEO thông thường và một hãng SEO đang không ngừng
phát triển.
Hãy
chú ý đến phương thức suy nghĩ tích cực này trong tất cả các sản phẩm mà bạn
cung cấp. Hãy giải quyết vấn đề, trao quyền cho người khác, suy nghĩ xa hơn,
tích cực hơn.
Biên tập và dịch thuật: Xuan Trung
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét