1.
Chọn sai lĩnh vực kinh doanh
Khi lập doanh nghiệp riêng, có nghĩa là bạn dồn hết thời gian
lẫn công sức cho công việc này. Do vậy, việc bắt đầu khởi nghiệp chính là thời
điểm phản ánh rõ nét nhất sở thích cũng như kỹ năng trong lĩnh vực bạn theo
đuổi. Nếu dành thời gian cho công việc mà bạn cảm thấy không hứng thú, rủi ro
về sự thất bại là rất lớn
Hãy chọn lĩnh vực mà bạn quan tâm và yêu
thích. Đừng bắt đầu kinh doanh chỉ bởi bạn cảm thấy nó có vẻ hấp dẫn hay có thể
đem lại lợi nhuận lớn. Công việc kinh doanh được gây dựng nên từ chính những điểm
mạnh và tài năng của bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn. Kinh doanh tạo ra
lợi nhuận cũng quan trọng đấy, nhưng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, thỏa mãn khi
những gì mình tâm huyết đang phát triển mạnh mẽ hơn mỗi ngày còn là điều quan
trọng hơn. Nếu trái tim bạn không dành cho công việc ấy, chắc chắn bạn sẽ không
thể đạt được thành công.
2.
Không đúng giờ
Lần cuối bạn trễ giờ là khi nào? Cách đây một năm hay mới
ngày hôm qua?
Không phải là điều quá ngạc nhiên khi các Start-up lại là
những người thường xuyên đi trễ. Chẳng nhẽ các Start-up bận rộn hơn cả Mentor
và họ bận rộn đến nỗi không thể có mặt đúng giờ?
Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng: “Đi trễ chỉ là một chuyện nhỏ, tôi
vẫn là người tốt”, thế nhưng nếu cứ tiếp tục giữ nguyên cách hành xử như vậy,
uy tín của bạn sẽ bị tổn thất, “một lần thất tín vạn lần bất tin”, ai sẽ dám
làm ăn với những người kém uy tín đây? Ai sẽ muốn giúp đỡ những người đã tự hạ
thấp giá trị của họ và không tôn trọng người khác?
3.
Không quan tâm đến tiếp thị
Xây dựng thương hiệu có thể giúp hình ảnh công ty được biết
đến nhiều hơn thay vì chờ đợi khách hàng gọi đến. Bắt đầu kinh doanh thông qua
phương thức quảng cáo truyền miệng có thể mang lại lợi thế, tuy nhiên bạn không
thể trông chờ vào mỗi cách này.
Bạn cũng không nhất thiết bỏ ra một số tiền lớn cho hoạt động
quảng cáo mà có thể nghĩ ra một số hình thức để tăng việc lan truyền cho sản
phẩm hay dịch vụ phù hợp với ngân sách và đồng thời đạt được mục tiêu mong
muốn.
4.
Quá lý thuyết
Không một cuốn sách kinh doanh, kế hoạch
kinh doanh nào có thể dự đoán chắc chắn được tương lai, hoặc trang bị đầy đủ
kiến thức cho bạn để có thể trở thành một doanh nhân thành công. Cũng không bao
giờ có một kế hoạch hoàn hảo, không có con dường hoàn hảo, không có đường tắt.
Tất nhiên, đừng bao giờ nhảy vào giữa một công việc kinh doanh mới mà không có
bất kỳ ý niệm nào về nó hay một kế hoạch cụ thể với nó, nhưng cũng đừng mất đến
hàng tháng, hàng năm chỉ để ôm cây đợi thỏ. Bạn sẽ dần trở thành doanh nhân
thành công chính nhờ va chạm thực tế, quan trọng nhất là bạn phải học hỏi từ
những sai lầm và không bao giờ mắc một sai lầm đến lần thứ hai.
5.
Thụ động
Đừng ngồi chờ để có được vị khách hàng đầu tiên hay chỉ mong
có thể chào bán lần đầu một sản phẩm. Bạn nên nghĩ đến việc làm thế nào để tạo
doanh thu ngay nếu có thể. Hãy nhận các đơn đặt hàng trước, lên lịch gặp gỡ
khách hàng hay tìm cách nào đó để có thể tạo ra thu nhập. Điều này giúp bạn giữ
có một thái độ tích cực và tạo ra động lực để bạn có đà phát triển tốt hơn.
6.
Chọn đối tác sai
Nếu quyết định hợp tác làm ăn với một đối tác, ắt hẳn bạn
muốn chọn một người nào đó có thể bổ sung vào kỹ năng cũng như năng lực bạn còn
khiếm khuyết. Nếu chọn đối tác thích hợp, đương nhiên công việc làm ăn của bạn
có khả năng thành công cao hơn.
7.
Tuyển dụng nhầm người
Nhiều
người mới kinh doanh thường muốn chọn người tài từ các công ty lớn, vì việc này
sẽ khiến công ty có được một sự chú ý nhất định. Tuy nhiên, họ lại quên mất
rằng lãnh đạo các công ty lớn thường không biết cách quản lý bằng ảnh hưởng cá
nhân. Họ thường giám sát công việc qua nhiều cấp. Mà việc này không hề có lợi
cho một công ty mới thành lập, cần đoàn kết và quyết định nhanh. Rất nhiều nhà
khởi nghiệp thích đặt người thông minh vào vị trí lãnh đạo và mặc định rằng khả
năng điều hành của họ cũng tương đương trí tuệ.
8.
Không tiếp thu phản hồi từ khách hàng
Thay
vì hỏi bạn bè, quỹ đầu tư và các doanh nhân khác về công ty của mình, bạn hãy
tìm đến khách hàng để có câu trả lời chân thật nhất. Hãy đối xử với khách hàng
như bạn đời của bạn. Vì nếu không có họ, công ty của bạn sẽ chỉ như một dự án
thí nghiệm ở trường trung học mà thôi.
9.
Chi tiêu vượt ngân sách
Khi nghĩ đến việc khởi nghiệp, chắc hẳn là bạn có chuẩn bị từ
trước một số vốn ban đầu, có thể là từ tiền tiết kiệm hay do các nhà đầu tư
khác góp vốn. Nếu chi vượt mức doanh thu, doanh nghiệp của bạn có nguy cơ phá
sản. Do vậy, dù quyết định đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào, bạn hãy nhớ lập kế
hoạch chi tiêu khôn ngoan để phí phát sinh kỳ vọng thấp hơn doanh thu.
10.
Không biết lúc nào cần phải dừng
lại
Ngược lại với những gì người ta thường nói,
người thuyền trưởng sáng suốt không phải là người sẽ ở lại và chìm nghỉm cùng
con tàu. Đừng làm những việc ngu ngốc chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình, tỏ ra
mình anh hùng mã thượng, vậy nên cũng phải biết lúc nào cần rút chân khỏi vùng
bùn. Khi đưa
cảm xúc của mình vào trong hoạt động kinh doanh, bạn có thể trở nên không còn
sáng suốt và dễ đưa ra các quyết định sai lầm.
Nếu ý tưởng của bạn đang tỏ ra thất bại ngày
một rõ ràng, chứng tỏ bạn đã làm gì đó sai. Hãy xem lại mình có thể làm gì
khác. Rút ra bài học từ những thất bại của chính mình sẽ là hành trang tốt hơn
cho bạn và cho những công việc kinh doanh sau này. Thất bại là không thể tránh
khỏi, nhưng một doanh nhân đích thực là người sẽ trưởng thành từ những nghịch
cảnh.
Nguồn: Sưu tầm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét