LMT Group - Chia sẻ để thành công !: Kiến thức kinh doanh

Làm thế nào để trở thành nhà đầu tư lão luyện

09:00 |
Làm thế nào để trở thành nhà đầu tư lão luyện
Bạn đã bao giờ ước mình trở thành nhà đầu tư thiên tài như Warren Buffett, Peter Lynch hay George Soros? Điều gì họ đã làm để có được thành công? Bạn nên thực hiện những điều sau đây.
....

Sống như thế nào với mức lương 6 triệu/tháng

09:00 |
Sống như thế nào với mức lương 6 triệu/tháng
“Với 6tr/tháng mà bạn vẫn đang lâm vào tình trạng túng thiếu, nợ nần chồng chất…đó là do bạn không nắm được luật chơi thôi…và trong cuộc sống này bạn không nắm vững luật là bạn thua rồi…thế nên cái gì cũng cần phải học” – TS: Lê Thẩm Dương
....

Bí quyết kinh doanh giúp các doanh nghiệp nhỏ thành công

09:00 |
Bí quyết kinh doanh giúp các doanh nghiệp nhỏ thành công
Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập. Một số thành công nhưng có không ít nửa chừng đã thất bại dù họ có trong tay nguồn lực dồi dào. Liệu doanh nghiệp của bạn sẽ phồn thịnh hay chịu chung số phận với hàng ngàn doanh nghiệp thất bại khác? Với 10 yếu tố dưới đây, hi vọng các sếp luôn kiên trì và thành công cùng doanh nghiệp của mình.
....

6 bài học Marketing từ Pokémon

09:00 |
....

Tổng hợp kiến thức về kinh doanh online

09:00 |
Tổng hợp kiến thức về kinh doanh online

Marketing Online là gì?


Mаrkеtіng Onlіnе nghĩа là tіếр thị trực tuуến. Tương tự kháі niệm Mаrkеtіng trong kіnh dоаnh truуền thống. Mаrkеtіng gồm có 4 thành phần (4Ps) : Prоduсt; Price ; Place & Promotion. Mаrkеtіng Onlіnе là một сhuỗі сáс hоạt động tіếр thị nhằm quảng bá ѕản phẩm đến ngườі tіêu dùng quа сáс công сụ quảng cáo trựс tuyến, Các сông сụ quảng cáo Onlіnе рhổ biến hіện nау:
....

Làm thế nào để sáng tạo ý tưởng kinh doanh mới lạ

09:00 |

Vì sao chúng ta cần một ý tưởng kinh doanh độc đáo ?

Ý tưởng kinh doanh độc đáo là một ý tưởng phải có sự sáng tạo,
....

Biến khó khăn thành ý tưởng triệu đô

09:00 |
Biến khó khăn thành ý tưởng triệu đô
Có 2 cách phản ứng đối với những KHÓ KHĂN trong cuộc sống:
1. Cằn nhằn
2. Chấp nhận và tìm GIẢI PHÁP
Bạn thường chọn cách số 1 hay 2 ?
....

Xu hướng kinh doanh online 2016

09:00 |
Xu hướng kinh doanh online 2016
Xu hướng kinh doanh online 2016 có gì khác biệt so với 2015?
Như chúng ta thấy rằng việc kinh doanh online bán hàng trên mạng đã phổ từ rất lâu, những xu hướng bán hàng trên mạng xã hội vài năm trở lại đây đã và đang là xu hướng thịnh hành.
....

Bí quyết để làm việc ít nhưng vẫn được sếp nể, đồng nghiệp phục

14:21 |
Ai cũng nghĩ rằng làm việc hăng say, chăm chỉ sẽ để lại ấn tượng tốt cho đồng nghiệp, cấp trên của mình. Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng kết quả của công việc thế nào mới là điều quan trọng. Nếu như bạn chăm chỉ, hăng say thật nhưng kết quả làm việc vẫn không có gì nổi bật thì bạn rất dễ nhận được những tiếng rèm pha, chỉ chích như của đồng nghiệp cũng như cấp trên của mình. Vì thế hãy biết phối hợp với chiến thuật làm việc, các kỹ năng, công cụ và cách thể hiện mình để công việc của bạn hoàn thành nhanh gọn và đạt hiệu quả tối đa. Khi ấy bạn đã lấy được cảm tình của sếp cũng như đồng nghiệp của bạn rồi đấy.



Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những cách làm việc thông minh khác để bổ sung cho phương pháp làm việc của mình hoàn thiện hơn.

Học những kỹ năng chỉ ít người biết


Bạn hãy tìm 1-2 kỹ năng có nhu cầu cao để nghiên cứu và nắm vững nó. Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng, hãy lựa chọn những kỹ năng càng ít người biết càng tốt nhé. Nếu có cơ hội, bạn chỉ cần thể hiện kỹ năng hiếm này để mọi người biết là bạn cũng đủ gây ấn tượng tốt với mọi người trong một thời gian rồi.

Cung cấp kết quả nhưng giữ kín cách làm


Nếu như muốn mọi người nhạc nhiên và ấn tượng với những gì bạn làm thì đừng nói nhiều về cách mà bạn làm nhé, để họ phải thắc mắc rằng bạn làm việc đó bạn đã làm việc đó như thế nào? Nếu bạn đã sở hữu một kỹ năng hiếm thì giá trị của việc giữ kín cách bạn làm việc lại càng quan trọng. Nó sẽ giúp bạn tạo ra hiệu ứng đặc biệt và tăng giá trị của bạn trong mắt mọi người.

Tập trung vào chuyên môn thay vì dàn chải


“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Nếu như mỗi việc gì bạn cũng biết nhưng không nổi trội một việc gì thì bạn chỉ là người chạy linh tinh mà thôi. Bạn đừng nghĩ thế là đa năng! Hãy giỏi một chuyên môn và hoàn thành tốt nó để có cơ hội thăng tiến. Bạn muốn làm quản lý, làm sếp với chuyên môn xuất sắc trong một lĩnh vực hay chỉ là một nhân viên làm bộ phận nào cũng được?

Chỉ sử dụng những công cụ chất lượng


Một con dao sắc sẽ giúp bạn cắt gọt nhanh và đẹp mắt hơn. Hãy lựa chọn cho mình một công cụ chất lượng để xử lý công việc tốt hơn. Các công cụ làm việc thay đổi rất nhanh nên hãy liên tục cập nhật để sở hữu những công cụ được cải tiến nhất, phù hợp với xu thế và phục vụ tốt nhất cho công việc của bạn. Tương tự với các kỹ năng, hãy liên tục hoàn thiện mình và tự trang bị cho mình những gì tốt nhất và hiệu quả nhất cho công việc.

Nói ít và làm nhiều hơn những gì mình nói


Nếu như bạn nói nhiều hơn những gì bạn làm được, khi thực sự bắt tay vào công việc, nhìn vào kết quả bạn làm người ta chỉ thêm thất vọng về bạn mà thôi. Vì thế đừng bao giờ hênh hoang về việc bạn sẽ làm được những gì, thậm chí còn nói những việc bạn có thể làm ít hơn khả năng của bạn một chút và chứng tỏ rằng bạn làm được nhiều hơn những gì bạn nói, như thế sẽ tạo được dấu ấn lớn hơn nhiều so với việc bạn ngồi “chém gió” mà kết quả lại chẳng ra sao.

Áp dụng nguyên tắc 80/20


Nguyên tắc 80/20 này có nghĩa là: 80% kết quả bạn thu được chỉ xuất phát từ 20% những gì bạn bỏ ra. Nếu bạn tập trung vào 20% những việc quan trọng nhất trong tổng số việc của bạn thì hiệu quả công việc của bạn sẽ tăng lên rất nhiều mà không làm tăng khối lượng công việc chung. Vì thế bạn hãy dành thời gian để xem lại toàn bộ công việc của mình và đảm bảo rằng bạn sẽ không cắt giảm những việc quan trọng năm trong 20% đó, 80% còn lại thấy có vẻ rất nhiều việc nhưng thực chất không đem lại bao nhiêu hiệu quả và ấn tượng cho bạn.
....

7 chiêu tiếp cận với cách làm việc thông minh

13:56 |
Nếu là người có trách nhiệm với công việc, chắc chắn sẽ rất chán nản, thậm chí là thất vọng về bản thân nếu như có một ngày làm việc không hiệu quả. Khi đó bạn đừng luẩn quẩn mãi với cách làm việc cũ mà hãy thử tiếp cận với cách làm việc thông minh, chắc chắn sẽ cải thiện được kết  quả làm việc của bạn.



1.    Hoàn thành một nhiệm vụ ngay lập tức


Bạn hãy tập trung hết tinh thần và gân cốt để hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên trong ngày một cách nhanh chóng nhất, chỉ trong 1-2 giờ hoặc một buổi sáng. Sau đó, bạn sẽ có thời gian để thiết lập một thái độ tích cực cho cả ngày dài làm việc. Thái độ tích cực được hình thành từ sáng sớm sẽ giúp bạn có 1 ngày làm việc hiệu quả hơn bất kì ngày làm việc nào.

2.    Tự thưởng cho việc hoàn thành công việc bằng một bữa trưa


Tại sao bạn không tự thưởng cho mình một bữa trưa độc đáo, ngon miệng khi đã hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ nào đó. Việc có một phần thưởng treo lơ lửng trước mắt sẽ giúp bạn có một động lực mạnh mẽ giúp hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng và tốt hơn.

3.    Ăn một bữa sáng lành mạnh


Chắc chắn rằng bạn không thể tập trung làm việc bằng một cái bụng đói. Vì thế hãy sẵn sàng một ngày làm việc bằng một chiếc bụng đã được nạp một lượng đồ ăn nhẹ, điều đó cũng giúp đầu óc bạn minh mẫn hơn đó.

4.    Lên lịch trình cho công việc


Một kế hoạch cụ thể, rõ ràng, nêu rõ từng công việc và thời gian hoàn thành sẽ là động lực rất lớn để bạn hoàn thành nó. Công việc của bạn sẽ được thực thi một cách liên tục, không bị trì hoãn bởi những suy nghĩ "Xong việc này rồi giờ mình làm gì?"

5.    Đừng đế điện thoại làm phiền bạn


Công việc của bạn bị gián đoạn và bạn sẽ bị đứt mạch làm việc chỉ bởi một tiếng chuông hay đốm sáng thì quả thực là điều không đáng. Vì thế bạn hãy cất điện thoại đi hay để nó ở chế độ im lặng khi bạn đang tập trung cao độ vào một việc gì đó, chắc chắn năng suất làm việc của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.

6.    Tránh xa Facebook và không đọc một trang tin tức nhiều hơn 1 lần trong ngày


Bạn không biết rằng mạng xã hội ngốn thời gian của bạn một cách tài tình thế nào đâu. Không ít người cứ 5,10 phút lại vào facebook một lần, cứ như vậy cả ngày bạn sẽ chẳng làm được cái gì cả vì bạn bị gián đoạn dòng suy nghĩ và mất tập trung. Vì vậy hãy tránh xa nó khi làm việc.

Còn việc đọc tin tức vào mỗi buổi sáng chưa bao giờ là xấu nhưng hãy biết cách đọc nó một cách thông minh. Việc chúng ta dành một khoảng thời gian lớn để đọc đi đọc lại tin tức vào tất cả các buổi sáng sẽ làm chúng ta mất thời gian khủng khiếp. Vì vậy, hãy chỉ đọc 1 lần và chỉ 1 lần thôi vào mỗi buổi sáng nhé.

7.    Tránh xa những người kéo bạn đi xuống


Những người gây nhiễu thường làm bạn bị phân tán sự chú ý. Vì thế bạn sẽ bị giảm hiệu suất khi làm việc. Cứ như vậy nó sẽ tạo thành một thói quen xấu cho bạn. Vì vậy bạn hãy tránh xa và tập trung vào công việc một cách toàn tâm.
....

9 câu nói khiến đồng nghiệp “dị ứng”

16:01 |
Ở nơi công sở, bạn không những cần quan tâm đến mối quan hệ của mình với cấp trên mà mối quan hệ của bạn với các đồng nghiệp cũng hết sức quan trọng. Bạn cần chú ý đến cách giao tiếp, thái độ của mình với họ. Vì đồng nghiệp cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến sự thăng tiến của bạn. Cùng với những bí quyết làm việc thông minh, dưới đây là 9 câu nói bạn cần tránh khi giao tiếp với đồng nghiệp của mình.



1.  “Đó không phải việc của tôi”


Trong công việc, bạn không những cần hoàn thành tốt những công việc thuộc phạm trù chuyên môn mà đôi khi cần đảm nhận nhiều công việc khác. Đừng bao giờ nói “đó không phải việc của tôi”, nó cho thấy bạn là người sống cá nhân và thiếu nhiệt tình trong công việc chung. Vì thế, nếu ai đó yêu cầu bạn giúp đỡ, thay vì từ chối hãy coi đó là thử thách để chứng minh khả năng của bạn.

2.  “Đó không phải lỗi của tôi”


Dù đó là lỗi của bạn hay không, khi nói câu này bạn đã thể hiện bạn là người có đầu óc nhỏ nhen và thiếu tinh thần đồng đội. Tuy nhiên, nếu đó không phải là lỗi của bạn, thay vì bạn chối bỏ một cách thằng thừng, hãy chỉ ra nguyên nhân của sự việc. Điều này sẽ giúp bạn chuyển sự chú ý của mọi người vào nguyên nhân của vấn đề và việc cần phải làm để giải quyết vấn đề này.

“Nếu bạn phạm phải một sai lầm, hãy dũng cảm chấp nhận thay vì đổ lỗi cho người khác. Các ông chủ thường thích những người có trách nhiệm”, Udit Mittal, người sáng lập của tổ chức quốc tế Unison nhận định.

3.  “Tôi không thể làm khác được”


Mọi người sẽ thông cảm và chấp nhận câu nói này của bạn nếu như nhận thấy bạn đã cố gắng hết mình để đạt được thành công. Tuy nhiên, nếu bạn từ bỏ công việc khi mới bắt đầu hoặc chưa nỗ lực hết mình thì đó lại là điều thể hiện bạn là người thiếu nhiệt huyết. 

Nếu sau mọi cố gắng, bạn nghĩ rằng bạn không thể làm tốt hơn thì bạn mới nên nói câu này: “Tôi đã rất cố gắng, nhưng chúng tôi vẫn không thể hoàn thành được công việc vì (lý do) này. Hãy nói cho tôi biết tôi cần làm gì để giải quyết vấn đề”

4.  “Điều đó là không thể”


Khi bạn nói “tôi không thể”, điều đó thể hiện rằng bạn chưa hết mình vì công việc vì thực tế, trong công việc không có gì là không thể. Hãy cho đồng nghiệp của bạn thấy bạn nhiệt tình vì công việc hơn bất cứ ai.

5.  “Hãy nghe tôi nói”


Nếu bạn phải nói câu này có nghĩa là họ đang không quan tâm đến ý kiến của bạn và ý kiến của bạn cũng chẳng có gì là thú vị. Hãy xua đi sự ồn ào bằng một câu nói như “Tôi có một đề xuất khác”. Câu nói này chắc chắn sẽ có trọng lượng hơn rất nhiều câu đề nghị kia.



6.  “Điều này thật không công bằng”


Nếu bạn thực sự thấy nó không công bằng, hãy đưa ra quan điểm của bạn và chỉ ra điều không công bằng đó. Đừng bao giờ thể hiện bạn là người hay so đo, phàn nàn hay tỵ nạnh. Hơn nữa, nếu trog trường hợp đồng nghiệp của bạn được thăng chức hay nhận thưởng, bạn không nên nói rằng “điều đó thật không công bằng” vì nói như vậy chỉ khiến mọi người cho bạn là người hay ganh tỵ mà thôi.

7.  “Tôi nói với bạn như vậy”


Bạn hãy giúp mọi người giải quyết khó khăn thay vì trách móc hay khiến họ phiền lòng hơn. Hơn nữa, bạn giúp họ trong lúc này, lúc khác họ sẽ lại là người giúp bạn. 

8.  “Tôi đã làm như anh ấy, tại sao tôi không đúng?”


Lỗi này rất nhiều người đã mắc phải. Bạn được tuyển dụng là vì bạn khác biệt với những người khác. Vì thế bạn đừng bao giờ so sánh hay cố bắt chước bất cứ ai.

9.  “Tôi sẽ rời công ty này ngay lập tức”


Với câu nói này, bạn có thể bị sa thải trước khi bạn thực sự muốn rời khỏi công ty đó.
....

6 thái độ khôn ngoan của một sếp giỏi

11:21 |
Làm lãnh đạo không dễ. Để nhân viên yêu quý mình, thái độ của sếp với họ rất quan trọng. Một nhà quản lý giỏi cần những thái độ cơ bản nào? Ngoài những cách để sếp được lòng nhân viên , dưới đây là 6 điều một sếp giỏi nên có.


Biết lắng nghe


Để thể hiện rằng mình quan tâm và thân thiện với nhân viên, sếp cần biết lắng nghe họ. Điều này giúp phá bỏ rào cản kiên cố giữa nhân viên và sếp.

Dễ gần


Bạn là người quản lý thì không cần phải tỏ ra cứng nhắc và nghiêm nghị, điều đó không giúp bạn làm việc hiệu quả với nhân viên mà còn khiến họ thấy xa cách. Hãy tỏ ra dễ gần bằng cách dễ nói chuyện, thảo luận mọi vấn đề thậm chí cả tin đồn không hay về bạn. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ hơn về bạn và không có cuộc bàn tán sau lưng nào.

Thông thường, khi gặp tình huống như trên bạn nên hỏi thẳng nhân viên như: “Bạn lấy thông tin đó ở đâu? Tại sao tôi chưa nghe chuyện này bao giờ nhỉ?” Đây sẽ là một trong những cách phản ứng tích cực và khôn ngoan nhất của một nhà quản lý có tài.

Tính chính trực và chân thật


Muốn được mọi người tin tưởng và nghe theo bạn cần phải nói thật và cư xử công bằng, ngay thẳng. Đây là điều mà nhiều người coi trọng và muốn sếp của mình phải có.

Có óc hài hước


Có óc hài hước rất quan trọng trong công việc vì nó giúp công việc nhẹ nhàng hơn, không bị quá tải. Sự vui vẻ, thoải mái khiến các nhân viên như được gỡ bỏ áp lực khi bắt tay vào công việc.

Hiểu biết về nhân viên


Sự hiểu biết về nhân viên của người quản lý thể hiện ở sự quan tâm, đồng thời nắm rõ một số điều liên quan đến nhân viên như số điện thoại hoặc địa chỉ của họ. Đôi khi vì lí do nào đó mà họ nghỉ đột xuất hoặc có tâm trạng ảnh hưởng đến công việc, bạn có thể vận dụng những gì mình nắm được về họ để liên lạc và động viên họ khiến họ có tâm trạng tốt hơn để quay trở lại với công việc.

Hiễu lẫn nhau


Để tạo ra tính tập thể, bạn nên tập trung vào một nhóm hơn là vào các cá nhân. Hiễu biết lẫn nhau là làm cho một nhóm với những cá nhân xa lạ có thể nói chuyện và lắng nghe nhau.
....

8 kỹ năng đặc biệt quan trọng khi làm việc nhóm

11:16 |
Làm việc nhóm là hình thức làm việc ngày càng trở nên phổ biến. Cách làm việc này sẽ giúp tăng sự đoàn kết, củng cố tinh thần hợp tác giữa các thành viên. Hơn nữa, nó còn giúp các cá nhân bổ sung thiếu sót cho nhau vì thế hiệu quả làm việc sẽ được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, khi làm việc cũng khó tránh khỏi những mâu thuẫn do có nhiều luồng ý kiến đưa ra khác nhau. Chính vì thế, mỗi thành viên cần luyện cho những kĩ năng làm việc nhóm cần thiết để làm việc hiệu quả hơn.


Lắng nghe người khác


Bạn hãy nhớ, ý kiến có hay đến đâu nhưng cũng sẽ có những thiếu sót. Vì thế bạn hãy biết lắng nghe để phát hiện ra những thiếu sót đó, đóng góp cho ý tưởng hoàn hảo hơn.

Lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của nhau để cùng sửa chữa. Vì thế, bạn đừng bao giờ ngừng lắng nghe những ý kiến của thành viên trong nhóm mình.

Kỹ năng tổ chức công việc


Đây là nhiệm vụ của trưởng nhóm. Người trưởng nhóm phải có kỹ năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên với nhau để công việc không bị gián đoán bởi bất kỳ lý do gì. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là các thành viên nhóm không cần phải có kỹ năng này. Đây là nhiệm vụ của mỗi thành viên, khi được giao việc thành viên phải biết tiến hành công việc thế nào cho khoa học, không để tiến hành công việc quá chậm so với thành viên khác, đảm bảo tiến độ cho công việc.

Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau


Điều này khá dễ hiểu và là đương nhiên với một nhóm làm việc cùng nhau. Một khi đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.

Bên cạnh đó, việc tôn trọng lẫn nhau, không nên nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, tự đề cao mình và xem thường các thành viên khác là điều tối kỵ khi bạn làm việc trong tập thể. Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng.


Có trách nhiệm với công việc được giao


Kỹ năng này không chỉ cần thiết khi bạn làm việc theo nhóm mà còn cần thiết khi bạn làm việc một mình. Khi  làm việc một mình, bạn làm không tốt, một mình bạn chịu trách nhiệm. Nhưng khi cá nhân bạn làm việc theo nhóm, một mình bạn làm không tốt thì cả tập thể phải chịu trách nhiệm. Như vậy có nghĩa là bạn đã làm ảnh hưởng đến cả một tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không phải chỉ một phần công việc được hoàn thành.

Khuyến khích và phát triển cá nhân


Đây lại là kỹ năng quan trọng và dành cho trưởng nhóm. Một thủ lĩnh có bản lĩnh và năng lực là một thủ lĩnh biết khuyến khích, tạo động lực cho các thành viên phát triển chính bản thân mình. Khi một cá nhân được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển thì đây là động lực để thành viên đó cố gắng hơn trong công việc và thấy giá trị của bản thân được nâng cao hơn.

Gắn kết


Khi làm việc nhóm, bạn phải biết gắn kết mình với mọi người, gắn kết mọi người với nhau.  Nếu không nhóm của bạn sẽ trở nên riêng rẽ, rời rạc và chính bản thân bạn sẽ thấy lẻ loi, không được trọng dụng trong nhóm. Vì thế, hãy học cách sát lại với mọi người, chỉ có sự gắn kết mới cho các bạn một nhóm hoàn hảo nhất


Tạo sự đồng thuận


Làm việc nhóm, tạo được sự đồng thuận là điều vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp tập thể của bạn đạt được lợi ích chung dễ dàng. Đây không phải kỹ năng dễ dàng  bởi để có được nó, các thành viên ngoài việc nêu ra ý kiến còn phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, biết cách phân tích đúng, sai và thuyết phục được đồng đội của mình.

Không hòa thuận với đồng nghiệp là bước cản lớn trong công việc của nhóm, bạn nên tìm các biện pháp hạn chế bất đồng với đồng nghiệp để công việc bản thân cũng như của cả nhóm được tiến triển thuận lợi.

Vô tư, ngay thẳng


Làm việc trong môi trường này bạn cần bỏ qua những chuyện nhỏ, không chấp nhặt và không cho phép sự ích kỉ cá nhân tồn tại. Nếu thấy tình huống không hợp lý hãy thẳng thắn góp ý ngay. Làm được việc này bạn sẽ được các cá nhân trong nhóm tin tưởng và nể trọng.
....

4 câu hỏi cần giải đáp trước khi đầu tư kinh doanh

15:04 |
Có những người đã có quá trình khởi nghiệp rất thành công, họ biết đầu tư đúng cách và đạt hiệu quả. Tuy nhiên, có những người lại ngu ngốc bỏ tiền vào những ý tưởng mù quáng. Đừng để điều đó xảy ra với bạn. Muốn tránh điều đó, hãy trả lời 4 câu hỏi dưới đây.


1. Xu hướng của ngành là gì?


Các ý tưởng cũng có giá trị khác nhau về mặt thời đại, có ý tưởng đi trước thời đại, có ý tưởng đi sau. Chỉ có nghiên cứu thị trường mới giúp bạn theo kịp thời đại. Nhưng nhớ là đừng lặp lại những cái đã có rồi mà hãy cải tiến các sản phẩm hiện có ở những chi tiết nhỏ. 

Mỗi ý tưởng đều gắn với một ngành nghề. (Nếu ý tưởng của bạn quá cấp tiến và không có sản phẩm tương tự nào tồn tại, đó là một nhược điểm rất lớn). Hãy nghiên cứu xem các sản phẩm phổ biến trong ngành nghề đó là gì? Liệu ngành nghề đó có đang thay đổi? Nếu có thì thay đổi ra sao?

Bạn sẽ có cơ hội có một không hai cho việc đổi mới nếu ngành đó bị trì trệ. Vậy ý tưởng của bạn đem lại sự khác biệt như thế nào? Đây sẽ là mấu chốt cho sự thành công của bạn.

2. Ý tưởng thích hợp với thực hiện hơn hay với bảo hộ hơn?


Nhiều người cho biết, nhẽ ra họ phải đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh. Nhưng họ đã không làm thế mà triển khai nó trước và giờ thì họ phải đối mặt với việc bị mất bản quyền. Tuy rằng các sản phẩm của họ có mặt đầu tiên trên thị trường nhưng chúng quá đắt, những người khác làm chúng giống hệt mà rẻ  hơn nhiều.

Vì vậy bạn phải nghiêm túc trả lời câu hỏi nên xin cấp bản quyền hay thực hiện luôn. Đừng vì quá khao khát được tạo dựng và quản lý doanh nghiệp của riêng mình mà quên rằng một số ý tưởng chỉ phù hợp để đăng ký bảo hộ.

3. Điều gì chứng minh rằng ý tưởng sẽ thành công?


Hãy tính toán chi phí để biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế. Hãy xem xét xem nó có phải là chi phí hợp lý không? Nếu đó là ý tưởng về dịch vụ liệu có thể hạ giá thật thấp không? Hãy trả lời câu hỏi này rồi hẵng tiến hành kinh doanh nhé. Nên nhớ, bất kể ý tưởng của bạn tuyệt vời hay không nhưng chi phí thực hiện quá lớn sẽ không thế cho phép bạn theo nó đến cùng. 

4. Điều gì chứng minh rằng người dùng sẽ có nhu cầu?


Bạn có chắc các sản phẩm bạn làm ra sẽ bán chạy không? Chỉ có cách thử nghiệm thị trường để biết được. Hãy trình bày ý tưởng của bạn với một nhà bán lẻ xem họ có quan tâm không. Sau đó hãy nói chuyện với một chuyên gia trong ngành để xin tư vấn. Cuối cùng là huy động vốn từ cộng đồng cho ý tưởng đó. Nếu bạn huy động được thì nghĩa là có nhu cầu.

Dù hơi tốn kém nhưng bạn hãy làm ra một số lượng sản phẩm giới hạn và cố gắng bán nó. Đây sẽ là sự đầu tư thông minh về lâu dài.
....

Làm thế nào để làm việc hiệu quả hơn với sếp

14:06 |
“Sếp” là lãnh đạo của bạn. Trong công việc, bạn luôn phải tiếp xúc và trao đổi với sếp, có thể là trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng đôi khi bạn sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn ảnh hưởng đến sự thăng tiến, tăng lương và tinh thần làm việc của bạn. Các kỹ năng mềm để làm việc với sếp hiệu quả hơn, và tăng sự thân thiết trong mối quan hệ ấy, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích bạn có thể tham khảo.


1.  Luôn ghi nhớ những điểm mạnh của sếp


Để có thể trở thành “sếp” thì đương nhiên người đó không phải một kẻ bất tài. Có một số người luôn chê bai sếp của mình nhưng một lời khuyên chân thành là bạn hãy đánh giá sếp mình một cách khách quan nhất, nhìn thấy những điểm mạnh của họ. Việc ghi nhớ này sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc. Thêm nữa, mỗi khi sếp đưa ra một quyết định nào đó, hãy suy nghĩ tại sao sếp bạn lại như vậy và cách giải quyết để tránh vấp phải điều tương tự nếu bạn có cơ hội thành sếp.

2.  Luôn tôn trọng sếp


Đối với những lãnh đạo bạn cho rằng kém hơn mình về trình độ và kinh nghiệm, bạn cũng không nên “vượt mặt” vì dẫu sao cũng là sếp của mình, khi có ý tưởng hay ý kiến gì muốn trình bày với ban lãnh đạo cao hơn, bạn nên trao đổi với sếp trước khi đưa lên.

Với  những sếp là người đứng tuổi bạn nên cẩn trọng lời ăn tiếng nói, kể cả lời khen vì đôi khi lời khen trở thành nịnh bợ. Người lớn tuổi thường hay bảo thủ vì vậy bạn cần phải biết lắng nghe và tiếp nhận để tránh làm phật lòng sếp. Khi có một ý kiến gì muốn đề xuất bạn nên chuẩn bị đầy đủ lí do và hướng giải quyết trước khi trình bày.

3.  Hiểu rõ sếp đánh giá bạn ở những tiêu chí cụ thể nào?


Bạn cần hiểu rõ sếp mong đợi điều gì ở bạn để có một kế hoạch thực hiện cụ thể bởi làm sao bạn có thể mong đợi một bản đánh giá công việc tốt khi bạn không biết cách thức đánh giá hay tiêu chí đánh giá ấy như thế nào? Nếu có một tiêu chuẩn để “chấm điểm” công việc, cả bạn và sếp sẽ làm việc dễ dàng hơn.

4.  Cố gắng trở thành người được sếp tin tưởng


Điều đầu tiên để được sếp đánh giá cao là bạn nhất định không phải là một nhân viên chuyên gây rắc rối, hoặc thường xuyên để sếp phải kiểm tra và đôn đốc. Thay vào đó, hãy cố gắng trở thành một nhân viên sếp có thể tin tưởng bằng những việc đơn giản hàng ngày: đi làm đúng giờ, luôn hoàn thành công việc được giao, trang phục đúng quy định, luôn thân thiện gần gũi với mọi người…

Bên cạnh đó, bạn không nên lúc nào cũng hỏi sếp từ việc lớn đến việc nhỏ, vì sếp sẽ đánh giá bạn là người không có năng lực thực sự. Với mỗi công việc bạn phải tự lực suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết, chỉ hỏi sếp khi việc đó thật sự khó khăn mà bạn không chắc chắn là đúng. Ngoài ra những công việc gì mà sếp đã hướng dẫn một lần, bạn cần phải ghi nhớ cẩn thận để không hỏi lần thứ hai. 

5.  Chủ động và thành khẩn nhận lỗi


Tất nhiên trong công việc sẽ có lúc bạn mắc phải những sai lầm thiếu sót. Khi đó hãy thành khẩn nhận lỗi, đồng thời không thụ động mà nên đưa ra một vài cách giải quyết theo suy nghĩ của bạn.

Bạn nhất thiết không nên trốn tránh lỗi lầm. Nếu bạn trót to tiếng với khách hàng hay chậm tiến độ công việc ảnh hưởng đến cả nhóm thì bạn nên là người trình bày với sếp – chứ không phải từ một khách hàng, một đồng nghiệp nói cho sếp biết. Bạn hãy chia sẻ người bạn vừa nói chuyện là ai, tại sao người đó lại tức giận và điều sếp muốn nghe từ người đó là gì, đồng thời đưa ra hướng khắc phục hậu quả theo bạn là tốt nhất. 

6.  Ghi nhận sự đóng góp của sếp trong sự thành công của bạn


Nếu bạn giành được giải thưởng hay phần thưởng nào đó, đừng quên một sự ghi nhận từ sếp hay từ cấp cao hơn bằng một lời cảm ơn chân thành. Có thể sếp không thực sự có đóng góp lớn cho sự thành công của bạn nhưng một lời cảm ơn trước đông người chắc chắn sẽ làm sếp mát mặt và chú ý tới bạn hơn sau đó.

7.  Không tỏ ra tiêu cực khi bị sếp mắng 


Vì hầu hết chúng ta đều có những nhiệm vụ riêng rẽ, ai làm việc của người đó nên khi bạn nhận được một lời chỉ trích từ một ai đó trong công ty, bạn nhìn nhận nó như một lời chỉ trích mang tính cá nhân. Phản ứng theo cách đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hay sự tiến bộ của bạn trong công việc.

Một người sếp thông minh sẽ dễ dàng nhận ra thành công của họ gắn liền với sự thành công của nhân viên. Vì vậy, họ luôn phải quan tâm đến những việc bạn làm. Hơn nữa, những lời chỉ trích đến từ sếp có thể là một dấu hiệu sếp đang đặt kì vọng cao ở bạn.

8.  Chú ý khi sửa sai cho sếp


Sửa sai cho sếp có thể là một hành động mạo hiểm. Bạn có thể mang tiếng là kẻ thích dạy khôn người khác và điều đó tác động không tốt tới sự nghiệp của bạn. Vì vậy, hãy cẩn thận khi sửa sai cho sếp, đặc biệt giữa chốn đông người.

9.  Thân tình với Sếp


Trong công việc mối quan hệ giữa bạn và sếp thực sự có khoảng cách, bạn cần tôn trọng sếp, thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên bản thân sếp cũng muốn hòa đồng cùng với nhân viên, vì vậy khi nói chuyện với sếp ngoài công sở như nói về đội bóng yêu thích, những vấn đề kinh tế xã hội bạn hãy thể hiện chân thành như một người bạn. Sếp sẽ nhận ra bạn là một người đáng tin cậy trong công việc lẫn trong cuộc sống.
....

8 tỷ phú nông dân trẻ thế hệ 9x

17:08 |
“Tuổi nhỏ tài cao” là cụm từ phù hợp nhất để dành riêng cho những chàng trai 9x tự thân vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trở thành những nhà tỷ phú. Bằng sự năng động, sáng tạo, khát khao làm giàu mà họ đã làm nên những điều “không tưởng”. Rút kinh nghiệm và tìm ra lý do những sai lầm khiện sự nghiệp thất bại họ đã xây dụng cho bản thân một sự nghiệp vững chắc khiến nhiều người hâm mộ. Chúng ta hãy cùng điểm danh và nhìn lại những thành tích đáng khâm phục mà họ đã làm được.

1.  Biến vỏ trấu, mùn cưa, rơm rạ thành… tiền tỷ


Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Giao thông Vận tải, kỹ sư Lê Trường An có công việc ổn định tại Hà Nội nhưng anh lại quyết định nghỉ việc về quê lập nghiệp chỉ vì một nỗi trăn trở rằng phế thải nông nghiệp như vỏ trấu, rơm rạ, mùn cưa bị người dân quê anh mang đi đốt tràn lan, gây ô nhiễm môi trường. 

Thế rồi đến năm 2012, trong một lần đi công tác tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, khi đi qua địa phận tỉnh Đồng Tháp và Long An, Trường An đã được tiếp cận với nhà máy sản xuất củi trấu (loại chất đốt làm từ vỏ trấu) phục vụ sản xuất công nghiệp. Từ đó, anh đặt ra câu hỏi, tại sao không tận dụng những nguyên liệu mà quê anh sẵn có, đang bị người dân tiêu hủy một cách lãng phí, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến môi trường để phát triển một nhà máy sản xuất củi trấu như ở đây? Nghĩ vậy,  anh quyết định nghỉ việc ở Hà Nội, về quê xây dựng dự án sản xuất củi đốt công nghiệp từ phế phẩm nông nghiệp.


Trước quyết định này, anh gặp phải không ít sự phản đối của gia đình, người thân bởi mô hình này quá mới mẻ, chưa từng có ở miền quê nghèo. Quyết tâm biến ý tưởng của mình thành sự thật, anh dẫn bố đi tham quan thực tế một số nhà máy sản xuất ở Bắc Ninh, Hải Phòng. Dần dần, An được bố và một người chị họ ủng hộ cho vay vốn 200 triệu đồng.

Đầu năm 2013, An quyết định xây dựng nhà xưởng quy mô 1.000 m2. Chiếc máy đầu tiên, An đặt mua tận trong Nam. Một mình An đi khắp các làng xóm thu mua vỏ trấu, mùn cưa để làm nguyên liệu, gõ cửa khắp các nhà máy sản xuất công nghiệp để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Hiện, nhà xưởng của An có 2 máy sản xuất và 10 công nhân làm việc thường xuyên. Tổng doanh thu mỗi năm đạt 2 – 2,5 tỷ đồng. An đang gấp rút các công đoạn để mua thêm máy và mở rộng quy mô nhà xưởng.

2.  Làm giàu từ nấm “đông trùng hạ thảo”


Đầu năm học thứ 2, Ngô Kim Lai, sinh viên chuyên ngành công nghệ sinh học của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, quê ở Vĩnh Yên, phát hiện ra nấm “đông trùng hạ thảo”. Đây là loại nấm mà ở Việt Nam chưa ai trồng được mà giá thành lại rất đắt, tới gần 1,8 tỷ đồng/kg. Nhận ra tiềm năng của nó, cậu sinh viên nghèo quyết tâm nghiên cứu để trồng bằng được loại nấm này.

Bắt tay vào nghiên cứu, Lai phải làm đi làm lại trên 1.000 thử nghiệm. Cái phòng trọ nhỏ xíu của Lai đã biến thành… phòng thí nghiệm, còn Lai thì ngủ ngoài hành lang. Say mê nghiên cứu, ròng rã suốt một năm trời, cuối cùng mọi nỗ lực của Lai đã được đáp trả, cậu đã thành công trong việc nghiên cứu, nuôi trồng loại nấm “khó tính” này.


Sau đó sản phẩm "đông trùng hạ thảo" Lai được đưa đi kiểm định ở Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam có dược tính đạt chỉ tiêu cao hơn trong tự nhiên rất nhiều. Trong tự nhiên lượng dược tính Cordycepin chỉ đạt 0,901mg/g còn trong sản phẩm của Lai đạt tới 3,34mg/g.

Hiện nay, Lai cùng một vài người bạn đã mở công ty riêng, đầu tư 2 phòng lạnh để nuôi ĐTHT, công suất đạt 150 kg/tháng.

Lai vừa thu hoạch mẻ sản phẩm "đông trùng hạ thảo" đầu tiên, dự kiến sẽ tung ra thị trường trong 1-2 tháng nữa với nhãn hiệu mang chính tên mình – đông trùng hạ thảo Kim Lai. Giá bán dự kiến 100 triệu đồng/kg.

3.  Thu lãi cả trăm triệu từ vườn Phật thủ và đàn chim trĩ


Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Phạm Văn Xoa (24 tuổi, xã Đồng Lương, H.Lang Chánh, Thanh Hóa) học hết lớp 12, anh không thi Đại học như bạn bè cùng trang lứa mà quyết định làm một người nông dân. Tuy nhiên, tại thời điểm đó anh chưa định hình được mình trồng trọt hay chăn nuôi thế nào.


Tuy nhiên, đến Tết năm 2011, sau khi mua vài quả Phật thủ về bày mâm ngũ quả, anh nhận ra rằng loại quả này khá nhiều người mua nhưng ở vùng quê của anh chưa ai trồng. Từ đó, anh bắt đầu tìm hiểu về phật thủ và khăn gói tìm đến các nhà vườn ở Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang… học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm.

Năm 2012 chàng trai xứ Thanh mang từ Hà Nội về 300 gốc phật thủ (mỗi gốc trị giá 30.000 đồng). Ngoài ra trong thời gian đi “tầm sư học đạo”, anh cũng tìm hiểu việc nuôi chim trĩ, gà ri kết hợp trồng loài cây này. Vì thế, Xoa cũng trích ra 18 triệu để mua 12 cặp chim giống, 400 con gà ri.


Đến dịp Tết năm 2014, 300 gốc Phật thủ mang về được hơn 1.000 quả. mỗi quả được bán trung bình 80.000 đồng, giúp Xoa có doanh thu hơn mong đợi. Ngoài ra, số gà ri và chim trĩ sau một năm nuôi cũng mang lại cho cậu mức thu nhập kha khá.

Hiện nay anh đang quản lý vườn phật thủ với 300 cây, rộng 4 ha. Ngoài ra anh còn nuôi 20 cặp chim trĩ giống và 400 con gà ri.

4.  Đổi đời từ chim trĩ đỏ


Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1990 ở Lý Nhân, Hà Nam, sau khi đến giúp việc tại trại nuôi chim của người chú anh về nhà cùng gia đình xây dựng trại nuôi chim trĩ đỏ với vốn đầu từ 30-40 triệu đồng, diện tích 30m2. Đến nay, diện tích trang trại của anh đã lên tới 2.000 m2, lúc cao điểm nuôi trên 1000 con.


Anh cho biết, mỗi con trống đến khi bán nặng khoảng 1,4 đến 1,7kg, con mái khoảng một đến 1,2kg. Mỗi con anh phải bỏ ra một khoản chi phí khoảng 110.000 đồng kể từ khi nuôi nhỏ đến khi xuất chuồng. Với giá bán mặt hàng này khoảng 200.000 đến 220.000 đồng một kg, mỗi tháng bán 70-100 con, anh Thắng có thể thu lãi từ 15 đến 20 triệu đồng/ tháng.

Hiện tại Thắng cung cấp thịt chim cho các nhà hàng tại Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định... Còn chim giống và hậu bị, khách chủ yếu là các trại nuôi ở nhiều tỉnh lân cận.

5.  Làm giàu từ mô hình VAC


Chàng trai trẻ Huỳnh Tấn Đạt (21 tuổi) là chủ một trang trại chăn nuôi hỗn hợp tại ấp 5, tổ 7, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Anh còn được Thành Đoàn TP.HCM tuyên dương là gương thanh niên điển hình làm kinh tế giỏi năm 2012, với lợi nhuận thu về mỗi năm gần 200 triệu đồng.


Năm 2011, chỉ với 20 triệu đồng vay từ nguồn vốn khởi nghiệp, Đạt đào ao nuôi cá và lập trại nuôi heo. Tận dụng triệt để nguồn nước thải từ heo, Đạt tiếp tục đầu tư nuôi 5.000 con cá tra để tăng thu nhập.

Hiện trang trại của Đạt có tổng diện tích 1.000 m2, trong đó anh đang nuôi đàn heo hàng chục con, 10.000 con cá tra, 6.000 con cá trê, 5.000 con cá chim. Lợi nhuận từ việc chăn nuôi mỗi năm của Đạt khoảng gần 200 triệu đồng.

6.  9x tay trắng nuôi heo lập nghiệp


Triệu Văn Tuân, sinh năm 1992, hiện là ông chủ của trang trại nuôi lợn hàng trăm con tại xóm Cua II, thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Không phát triển sự nghiệp theo con đường “dauif mài kinh sử”, Tuân vay tiền của bố mẹ, bạn bè để xây dựng nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động chăn nuôi.



Tháng 10/2012, anh nhập  1.100 con lợn giống về để nuôi, sau khoảng 5 tháng lứa lợn đầu tiên được xuất chuồng, trừ hết chi phí Tuân thu lãi được hơn 400 triệu đồng. Thấy đây là một hướng làm giàu tiềm năng, anh mạnh dạn mở rộng kinh doanh.  Đến nay, Tuân đang sở hữu một trang trại rộng trên 10.000 m2 và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 người lao động với thu nhập ổn định.

7.  20 tuổi làm giàu từ nuôi ong


Nghỉ học từ năm lớp 10, Phạm Văn Bảo Trung (sinh năm 1994, tại thị trấn Đinh Văn, H.Lâm Hà, Lâm Đồng) phụ cà phê cho bố mẹ. Tuy nhiên, nhận thấy rằng không thể làm giàu từ nghề này, Trung đã mày mò học cách nuôi ong lấy mật nhằm tận thu những mùa hoa cà phê của gia đình. Cho đến nay, anh đã thu được những thành công nhất định.


Sau 6 tháng bỏ nhà đi học nghề, anh về quê vay được số vốn hơn 50 triệu đồng để đầu tư nuôi 80 đàn ong. Chỉ sau 4 tháng, Trung đã thu hồi được vốn và trả nợ. Từ đó cậu bạn 9X này phát triển đàn ong của mình lên tới con số hàng trăm đàn, tạo thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

8.  Nuôi lươn kiếm lãi hàng trăm triệu đồng


Mới 24 tuổi nhưng Nguyễn Ngọc Phú đã là chủ một trang trại nuôi lươn lớn tại huyện Củ Chi, TP.HCM. 


Bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, để quyết tâm biến ước mơ làm giàu của mình, Phú đã mạnh dạn đứng lên vay 0 triệu đồng từ nguồn vốn của quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Hội LHTN TP.HCM) để đầu tư nuôi lươn.

Mới đầu, Phú chỉ dám đầu tư vào hơn 100m2 nhưng đã cho thu lãi đến 12 triệu đồng mỗi tháng. Hiện nay Phú đang mở rộng mô hình thêm vài trăm m2 hứa hẹn sẽ đem lại thu nhập cao hơn nữa.
....

Bí quyết của một người làm việc thông minh

15:09 |
Đừng nghĩ rằng cứ làm việc chăm chỉ sẽ gặt hái được nhiều thành công bởi nếu không có phương pháp làm việc đúng đắn, con đường đi tới thành công của bạn sẽ rất dài. 

Ông Peter Drucker – một bậc thầy về quản lý từng nói: “Tính hiệu quả là làm việc đúng hướng. Sự hiệu quả là làm đúng việc”, nghĩa là để làm việc có hiệu quả, trước hết bạn cần có cách làm việc thông minh. 



Dưới đây là những bí quyết có thể giúp bạn có được một phương pháp làm việc thông minh cho bản thân mìnhSau đây là 7 cách để làm việc thông minh hơn và từ đó sẽ thành công hơn bất kể công việc của bạn là gì.

1.  Sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất


Bạn hãy tạo cho mình một thói quen sử dụng thời gian hiệu quả bằng cách lên lịch thực hiện những công việc vụn vặt, những buổi họp hành và gặp gỡ hợp lý để bạn không phải rời khỏi văn phòng nhiều lần trong một ngày. Ví dụ bạn có thể gặp gỡ đối tác sau đó ăn trưa luôn mới quay trở lại văn phòng. Và hãy nhớ  “kiểm kê” chính xác bao nhiêu thời gian bạn đang sử dụng cho mỗi công việc mỗi ngày tùy theo tính chất từng cô ng việc để có thời gian biểu hợp lý nhất nhé.

2.  Tìm sự hỗ trợ từ người khác 


Bạn hãy lập danh sách những công việc chỉ mình có thể làm được và những công việc có thể chia sẻ với người khác, đừng quá ôm đồm để rồi công việc nào cũng không hoàn thành tốt. Nếu là sếp, bạn hãy nhìn vào đội ngũ của bạn, liêu có ai khác trong nhóm có thể san sẻ bớt những công việc trên tay bạn? Nếu bạn chỉ là nhân viên, có thể tìm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp hoặc người thân.

3.  Xác định độ ưu tiên của công việc


Bạn có nghe nói về ý tưởng rằng 80% kết quả công việc của bạn đến từ 20% công việc của bạn. Điều này quá rõ ràng là bạn cần tập trung vào những việc ưu tiên hàng đầu mà thôi, hãy bỏ qua những tiểu tiết. Những kết luận từ điều này là, rõ ràng, để tập trung vào 20% công việc mà mang đến cho bạn những kết quả nhất và có quy mô hơn tất cả mọi thứ khác. Thực hiện các công việc quan trọng nhất, công việc đó là hoàn toàn cần thiết và quan trọng để được bạn nhận làm, thực hiện ưu tiên của bạn.

Lập danh sách việc cần làm theo ngày, tuần và tháng là phương pháp hiệu quả giúp những việc quan trọng của bạn không bị bỏ qua chỉ vì lý do “không còn thời gian làm”. Hãy nhấn mạnh các việc quan trọng nhất mà cần thực hiện mỗi tháng và sau đó lên lịch các nhiệm vụ cần làm để hoàn thành chúng theo những tuần, những ngày cụ thể trong danh sách của bạn. 

4.  Thiết lập thời hạn và tự thưởng cho bản thân khi bạn đạt được nó


Những người làm việc thông minh luôn tự lêncho mình một thời hạnnhất định  để hoàn thành được những mục tiêu. Bạn hãy  lên hạn chót sớm hơn một vài ngày trước thời hạn thực sự của bạn để đảm báo rằng bạn đã hoàn thành mọi thứ đúng hạn, đồng thời điều này sẽ đem lại cho bản thân khoảng thời gian thư giãn hít thở. Việc đạt được những mục tiêu sớm đem lại cho đầu óc bạn khoảng trống để bắt đầu lên kế hoạch dự án tiếp theo, và dĩ nhiên bạn cũng nên tự thưởng cho bạn thân một điều gì đó thú vị vì mình hoàn thành sớm phải không nào?

5.  Giữ môi trường làm việc tập trung


Sự tập trung luôn đem lại hiệu quả công việc tốt nhất. Vì vậy ở văn phòng, nếu công việc không cần dùng đến, bạn hãy tránh xa internet và các mạng xã hội, các trò chơi trên smartphone, thực hiện những cuộc gọi cá nhân, chạy theo các công việc vụn vặt… Nếu bạn phát triển thói quen giữ công việc tại nơi làm việc và chuyện cá nhân tại nhà, bạn sẽ dễ hoàn thành những thứ cần làm trong ngày. Và nó sẽ khiến thời gian của bạn tại nhà cũng thư thả và thú vị hơn nhiều đấy.

6.  Biết khi nào nên từ bỏ


Mọi người đều có những ngày tồi tệ và bạn hãy dũng cảm đối mặt với nó. Đó là những ngày bạn thức dậy nhưng mệt đến nỗi không thể nhấc mình ra khỏi giường, hoặc bạn đang phải chịu một chấn động tâm lý khiến đầu óc không thể tập trung lầm bất cứ điều gì… Bạn cảm thấy mình thật tồi tệ và bất lực? Vậy thì hãy học cách từ bỏ. Hãy gác mọi công việc lại và tự cho mình một giấc ngủ say, hoặc đi uống cà phê, về nhà, và xem một trận bóng đá hoặc bất cứ điều gì yêu thích, tắm trong bồn nước nóng… Nghĩa là, một khi bạn cảm thấy khả năng làm việc giảm, ngừng làm việc và thư giãn, đó cũng là một trong những cách làm việc của người thông minh đấy. 
....

Bí quyết để trở thành designer xuất sắc

17:10 |
Là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tại một trường Đại học danh tiếng chuyên ngành thiết kế đồ họa, lúc mới ra trường, cầm tấm bằng Đại học trong tay tôi vô cùng tự tin nghĩ rằng, sẽ chẳng khó khăn gì để xin được một công việc tốt, với tấm bằng này có công ty nào là không muốn tuyển mình. Thế nhưng mọi chuyện không diễn ra như tôi nghĩ. Sau khi phỏng vấn ở khắp các công ty lớn nhỏ, tôi không được nhận vào làm ở bất cứ công ty nào, cứ đến thử việc được mấy hôm là công ty lại cho tôi nghỉ với lý do: Không đạt yêu cầu. 



Tuy nhiên đó là câu chuyện của hơn 10 năm về trước. Bây giờ tôi đã trở thành một nhà thiết kế giỏi, có tiếng trong ngành và đang làm việc tại một công ty có tiếng – Công ty Cổ phần công nghệ và dịch vụ LMT Việt Nam, các sản phẩm của tôi đều được khách hàng hài lòng, đón nhận.

Đến bây giờ, nhìn lại những thành quả của mình đạt được và nhìn lại những sản phẩm đầu tay khi mới ra trường, tôi mới hiểu tại sao người ta nói các sản phẩm của tôi “Không đạt yêu cầu” mặc dù ở thời điểm đó, với tôi, những sản phẩm ấy chẳng có một khuyết điểm nào cả. Có như vậy mới biết những gì học trong trường học khác hẳn với những gì mình phải trải qua trong thực tế. Học tốt lý thuyết cho ta một tấm bằng đẹp nhưng không cho ta một công việc tốt. Muốn làm được điều đó phải trải qua sự nỗ lực rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm bản thân.

Trải qua hơn 10 năm sóng gió trong nghề, tôi nghiệm ra rằng để trở thành một nhà thiết kế giỏi, cần phải làm được những điều sau:

Thành thạo các phần mềm và công cụ chuyên ngành:


Muốn theo đuổi ngành thiết kế đồ họa, các nhà thiết kế bắt buộc phải am hiểu các phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp như Corel Draw, Photoshop, Illustrator, QuarkXpress, MacroMedia Flash, Ulead Studio… Ngoài ra, trong một số trường hợp cũng cần trang bị thêm các chương trình, ngôn ngữ trong Thiết kế web như: htm, html, xlm, css, FontPage, Dreamwaver… Bên cạnh các công cụ phần mềm trên, hiểu biết về quy trình sản xuất (chế bản và in ấn, trailer, TVC…) là một lợi thế.

Ý tưởng sáng tạo có thể chiếm tới 60% thành công của tác phẩm. 40% còn lại ở kỹ năng, năng lực sử dụng và kết hợp các công cụ, phần mềm khác nhau.

Cần trang bị những kiến thức thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu


Các doanh nghiệp rất quan tâm đến phát triển thương hiệu. Các công ty có xu hướng sử dụng các bộ nhận diện thương hiệu riêng. Vì thế, là một người thiết kế đồ họa bạn cần trang bị những kiến thức vững chắc về thương hiệu, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu góp phần giúp khách hàng xây dựng nên cái riêng để công chúng nhận diện thương hiệu của công ty. 

Năng khiếu, sáng tạo và không ngừng học hỏi


Đây là điều không thể thiếu của designer chuyên nghiệp. Phần mềm có thể học nhưng khả năng hội họa thì khó học và vận dụng. Năng khiếu đóng vai trò quan trọng trong thiết kế đồ họa. Tuy nhiên nếu như chỉ phụ thuộc vào những gì bạn sẵn có thì bạn rất khó có thể tiến xa. Bạn luôn phải sáng tạo, học hỏi và trau dồi kiến thức / xu hướng mới / phong cách mới… Có vậy, tác phẩm của bạn làm ra mới hấp dẫn được nhiều người.

Năng lực làm việc độc lập và theo nhóm


Designer thường làm việc độc lập. Công ty nhỏ có thể chỉ cần một designer. Tuy nhiên với các công ty lớn, các designer có thể phải làm việc theo nhóm thậm chí còn làm iệc với nhiều người cũng như các bộ phận liên quan như  người viết ý tưởng (copywriter), bộ phận quảng cáo, bộ phận marketing, nhà in… Vì thế, bạn cần rèn luyện cho mình cả 2 kỹ năng này để sẵn sàng thích nghi với mọi môi trường.

Một môi trường làm việc giàu tính cạnh tranh


Đây là yếu tố quan trọng trong việc phát triển tài năng của mình. Một môi trường làm việc tốt là môi trường chuyên nghiệp, hòa đồng trong cuộc sống nhưng nhiều tính cạnh tranh trong công việc. Ví như môi trường làm việc hiện tại của tôi. Sau khi trải qua khá nhiều công ty, tôi nhận thấy làm việc trong nhiều môi trường thì LMT Việt Nam là môi trường tôi phát huy tốt nhất mọi năng lực. Vì ở đây có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu nhiệt huyết nhưng không ngừng cạnh tranh để mang đến những sản phẩm tốt nhất, sự hài lòng nhất cho khách hàng. Chúng tôi luôn nỗ lực hoang thiện mình vì thế tất cả những sản phẩm chúng tôi cho ra đời luôn làm hài lòng mọi khách hàng khó tính nhất. Chính với phương châm làm việc “Lợi ích của khách hàng cũng chính là lợi ích của LMT”, thiết kế sản phẩm cho khách hàng như thiết kế cho chính bản thân mình vì thế dịch vụ thiết kế đồ họa của chúng tôi là một trong những dịch vụ uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Đồng thời đó cũng là môi trường tốt nhất để phát triển năng lực của mỗi cá nhân.
....

Tôi đã khởi đầu nghề báo như thế

09:51 |
Với bất kỳ ai cũng vậy, kể cả một doanh nhân hay nhà tri thức, việc thất bại khi khởi nghiệp lúc đầu là điều khó tránh khỏi do nhiều lý do khác nhau về kinh tế, kinh nghiệm, quan hệ xã hội.... Đạt được thành công như hiện tại họ đã bước qua những khó khăn đó và tiến tới.

Cuộc sống có nhiều những tình huống nhạy cảm nhà báo cần phải biết lúc nào viết lúc nào không. Tuy nhiên không được đổi trắng thay đen sự thật và cũng không được vì đồng tiền mà uốn con sự thật. Vì nghề báo là nghề đi tìm công lý.


Đến nay tôi là nhà báo của tờ báo danh giá của Thủ đô đã được 10 năm rồi nhưng tôi vẫn nhớ những ngày đầu vào nghề với bao bỡ ngỡ và vất vả. Sự vất vả đến từ việc tôi không biết phải làm gì để viết thành một bài báo có tính thời sự, đồng thời, bản lĩnh chính trị của tôi còn kém để người ta dễ dàng lợi dụng. Nhưng cũng phải thừa nhận, chính sự non nớt đó đã giúp tôi có cái nhìn đúng đắn về cái nghề vì chính nghĩa này. Từ đó, luôn tâm nhiệm “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” trên hành trình phấn đấu vì lẽ phải.



Với đôi mắt bừng sáng của một cô sinh viên mới ra trường còn đầy hoài bão, ngay trong ngày đầu tiên gặp mặt với Trưởng ban biên tập tờ báo mà tôi hằng mơ ước và quyết định gắn bó để học nghề, tôi đã được giao nhiệm vụ quan trọng, viết về một sự kiện nóng hổi đang diễn ra tại Hà Nội lúc bấy giờ là Nước sạch nước bẩn ở Khương Thượng. Chả là lúc đó toàn bộ dân cư vùng Khương Thượng phải dùng nước máy ố vàng do hệ thống cấp phát nước của khu vực có nhiều sai sót. Các tờ báo nhanh nhạy nhất đã đưa tin, nhưng để làm một bài chi tiết thì chưa có có tờ nào đưa. Tôi và một bạn gái nữa nhận nhiệm vụ quan trọng này. 

Từ buổi sáng đến chiều, chúng tôi lang thang khắp Khương Thượng để hỏi ý kiến người dân, chụp ảnh mẫu nước  bẩn, gặp tổ trưởng, công an khu vực, gặp các chuyên gia phân tích mẫu nước, vào trạm lọc nước… Khi lắng nghe người dân đang bức xúc cao độ, chúng tôi như được truyền lửa nhiệt huyết và khí thế để vạch trần sai phạm của nhà máy lọc nước. Tuy nhiên, khi tôi hẹn gặp người quản lý nhà máy lọc nước cho khu vực để phỏng vấn cho ra nhẽ thì mới bắt đầu gặp vấn đề. Hóa ra bác này là mẹ của anh học trên tôi một khóa. Bác trò chuyện rất thân tình với tôi. Bác cũng tâm sự là việc để dân vùng Khương Thượng phải ăn nước bẩn là do sai phạm của cơ quan bác, trong đó có bác. Tuy nhiên nếu bọn tôi đăng bài phỏng vấn và phản ánh tình trạng này lên báo thì bác có nguy cơ mất chức và cơ quan bác đang đứng trước dư luận rất mạnh sẽ phải chịu hình phạt nặng nề. Không hiểu sao, nghe lời lẽ ngọt ngào của bác, tôi đã ra về mà không có biết rằng bác đã kẹp trong balô của tôi một phong bì 500.000 cho mỗi đứa. Vào thời điểm đó, đây là một số tiền rất lớn và tôi đã rất sợ hãi. Tôi định gửi trả bác nhưng cô bạn tôi lại nói rằng chuyện đó là bình thường và nhận. Thế là tôi lặng im.

Tuy nhiên, khi đã cầm tiền tôi không thể nào viết nổi một chữ nào. Tôi bị giằng co giữa việc viết thế nào cho đúng sự thật mà tôi biết. Làm thế nào để bác gái không  bị phật ý? Làm thế nào để người ta không thấy rằng tôi đang bị phân tâm. Cuối cùng, không chịu nổi giằng xé, tôi đã chọn giải pháp để cô bạn tự viết bài và gửi cho bác trưởng ban biên tập. Do tôi mới là người trực tiếp đi thu thập thông tin nên bài viết của cô bạn tôi không đạt yêu cầu. Bác trưởng ban gọi tôi và cô bạn lên và nhìn thẳng vào mắt hai đứa nói: Bác mong hai đứa làm việc có trách nhiệm hơn. 

Chỉ vậy thôi nhưng tôi muốn khóc. Tôi cảm giác như bác biết tất cả. Tôi muốn nói xin lỗi bác nhưng không dám, tôi chỉ buồn bã gật đầu, lảng tránh ánh mắt của bác. Tôi xấu hổ về sự việc đó. Tôi thấy mình không xứng đáng với phương châm sống và chuẩn mực đạo đức mà mình theo đuổi, không xứng đáng với lòng tin của bác trưởng ban. Sau đó, sự kiện nước sạch nước bẩn đó cũng bị phanh thui vì người dân không thể chịu đựng tình trạng nước sinh hoạt không đảm bảo yêu cầu lâu như vậy. Nhà máy cấp phát nước phải chịu hình phạt thích đáng. Tờ báo của chúng tôi không kịp thời phát hành bài báo thì có tờ khác nhanh chân làm thay. Tôi không dám theo dõi triệt để sự kiện vì vẫn mặc cảm tội lỗi. 

Sự kiện này xảy ra trong những ngày đầu tiên tôi đi làm nghề nên có ảnh hưởng rất lớn đến nhân sinh quan và thế giới quan của tôi. Tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm quý giá: Cuộc sống có nhiều những tình huống nhạy cảm cần phải biết lúc nào viết lúc nào không. Tuy nhiên không được đổi trắng thay đen sự thật và cũng không được vì đồng tiền mà uốn cong sự thật. Vì nghề báo là nghề đi tìm công lý. Điều quan trọng là phải sống vì người dân, dám đấu tranh vạch trần sai phạm để đời sống người dân được tốt hơn. Và 10 năm nay tôi đã sống đúng theo phương châm như vậy. Tôi đã trở thành một nhà báo như mình mong ước.
....

5 lí do khiến bạn khởi nghiệp kinh doanh online thất bại

16:25 |
Kinh doanh online đầy khó khăn trong thời đại internet hiện nay vì sự cạnh tranh khốc liệt và vì hàng loạt các lí do đầy thuyết phục khác. Tuy thế nhưng bạn chỉ nhìn thấy các gương thành công và muốn mình cũng được như họ thì cần chú ý tránh phạm phải 5 sai lầm sau đây khi khởi nghiệp online nhé.

1.  Bạn không có nhiều khách hàng



Lượng truy cập vào website chính là số khách hàng viếng thăm cửa hàng của bạn. Họ có thể vào xem sản phẩm rồi out nhưng cũng có người sẽ mua hàng và từ đó bạn có thu nhập và duy trì được cửa hàng. Do vậy việc bạn mở cửa  hàng mà không có khách hàng thì thật là đáng buồn và đáng phải suy nghĩ.

Để có thể thu hút lượng truy cập, bạn có thể áp dụng các biện pháp marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng…Bạn cần tìm ra cốt lõi của việc kinh doanh của mình. Bạn có thực sự bán thứ khách hàng cần hay đang bán thứ bạn có sẵn?

Ngoài ra, để tăng lượng truy cập nhanh chóng bằng các biện pháp chuyên nghiệp, bạn có thể tự mình thực hiện hoặc thuê dịch vụ SEO của Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ LMT Việt Nam (Hotline: 0916.84.84.85)

2.  Hết vốn


Nguồn tài chính của bạn phải chia cho rất nhiều khâu như nhập hàng, sản xuất, quảng cáo, lương và các chi phí khác.Bạn phải phân bổ tài chính hợp lý vì phải duy trì hoạt động trong khi đợi bán được các sản phẩm, dịch vụ đầu tiên cho khách hàng. Nếu bạn không có đủ tiền mặt công ty sẽ phá sản. 1/3 công ty đã lâm vào cảnh như vậy. Nguyên nhân là họ có quan điểm tài chính sai lầm và không có nguồn vốn hợp lý. 

Để tránh sai lầm hãy lập kế hoạch kinh doanh cụ thể và theo sát kế hoạch ấy. Đừng cho rằng không cần lập kế hoạch vì việc kinh doanh online vốn ít. Bởi vì không có kế hoạch bạn sẽ không biết được nhu cầu của khách hàng, định hướng thị trường, nguồn vốn sẽ như thế nào, chi ra sao và khi nào hòa vốn và sinh lời…Kế hoạch không cần phải hoành tráng, chỉ cần đơn giản và cụ thể.

3.  Nhiều đối thủ cạnh tranh



Xác định là nếu bạn kinh doanh online thì không thể tránh khỏi có nhiều đối thủ cạnh tranh, trong đó có các đối thủ mạnh. Dù bạn độc quyền hay là người đầu tiên cung cấp sản phẩm thì cũng không tránh khỏi quy luật này. Do đó hãy chuẩn bị tâm lý để không bị thất bại. Nhiều khi đối thủ cạnh tranh của bạn rất mạnh ví dụ như họ có sản phẩm tốt hơn, giá hấp dẫn, nhiều chương trình khuyến mãi và đặc biệt là nhiều khách hàng mua hàng hơn bạn. Có rất nhiều lý do để đối thủ vượt mặt dù họ bắt đầu cuộc đua chậm hơn.

Cạnh tranh vừa là cơ hội vừa là thách thức. Do đó, hãy chớp thời cơ chuyển từ thách thức thành cơ hội. Để giành chiến thắng trước đối thủ, bạn cần tìm hiểu kĩ thông tin về họ chỉ có như vậy bạn mới đánh trăm trận trăm thắng được.

4.  Thiết kế trang web phù hợp


Website là bộ mặt của doanh nghiệp, do đó bạn nên làm cho nó thật phù hợp với khách hàng. Có nhiều tình huống mà khách hàng không ưng trang web của bạn. Ví dụ: Trang web của bạn nhiều hình ảnh thông tin thì khách hàng sẽ không biết mua gì vì có quá nhiều lựa chọn. Tuy nhiên nếu trang web đơn giản chỉ có vài bức ảnh và đôi dòng chú thích thì khách hàng cũng chả có sự lựa chọn nào. Do vậy bạn cần biết cách trình bày sản phẩm sao cho phù hợp để thu hút khách hàng mua hàng. 

5.  Không quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả



Bán hàng online  rất cần có thời gian tiếp thị hình ảnh sản phẩm cho shop do đó bạn cần dành thời gian để vừa bán hàng vừa tiếp thị. Để làm được điều đó hiệu quả, bạn cần có thời gian biểu cụ thể. Bạn cần vạch ra một ngày bạn sẽ giành bao nhiêu giờ để chăm sóc trang web, trả lời yêu cầu khách hàng, giao hàng. Ngoài ra, bạn cũng phải có kế hoạch cụ thể cho việc đăng thông tin liên quan đến sản phẩm như thuyết trình, blog, Facebook, Instargram… 

Kinh doanh online không phải là điều dễ dàng, nếu không tất cả mọi người đã tập trung vào lĩnh vực này rồi. Tuy nhiên, với những chia sẻ của chúng tôi, mong rằng bạn sẽ không vừa khởi nghiệp đã gặp thất bại. Hãy đọc kĩ và áp dụng nhé!
....

Nổi bật