Thật là điều không may nếu như sếp của bạn là người khó tính, hay để ý đến
những chuyện nhỏ nhặt. Nhưng đừng quá lo lắng, đó là chuyện bình thường đối với
“dân công sở” và khi gặp phải hoàn cảnh này, bạn hãy thực hiện những bước sau
đây, chắc chắn chúng sẽ giúp bạn đấy.
Bước 1: Cải thiện tinh thần và thể chất
của bạn
Khi gặp phải
tình huống này, thay vì nêu thằng vấn đề mà hầu hết mọi người đều ém nhẹm đi bằng
cách ít tiếp xúc với sếp nhằm mục đích giảm thiểu sự tác động của sếp lên đời sống
làm việc của họ. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời, không những tiêu tốn
thời gian của bạn mà còn làm bạn căng thẳng.
Vậy, lời
khuyên cho bạn là, thay vì né tránh, việc đầu tiên bạn hãy rèn luyện cho mình để
có một tinh thần và thể chất khỏe mạnh. Điều đó sẽ khuyến khích bạn giải quyết
vấn đề một cách lý trí và tránh tình trạng bạn phải tổn hại sức khỏe hoặc cảm
xúc đến nỗi phải rời bỏ công việc.
Bước 2: Đặt mình vào vị trí của sếp
Dù có khó chịu đến đâu, bạn cũng hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của sếp. Hãy
nhận ra các mục tiêu xác định vai trò của sếp và nghĩ tới các áp lực mà họ phải
chịu đựng.
Bên cạnh đó,
bạn hãy liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, phong cách làm việc mà được
sếp ưa thích. Hãy quan sát hành vi và phản ứng của họ và để ý xem họ chọn tập
trung chú ý vào đâu.
Bước 3: So sánh cách bạn và sếp nhận thức về vai trò của bạn
Sếp bạn mong
đợi điều gì ở kết quả làm việc? Bạn hãy chú ý tới điều đó và khớp với mục tiêu
của bạn đề ra. Điều này sẽ giúp làm sáng tỏ vai trò của bạn đồng thời cũng giúp
bạn đạt được tiến bộ trong tổ chức.
Bước 4: Hiểu được bản thân
Ngoài việc tự
ý thức về hành động của mình, bạn hãy hỏi đồng nghiệp của bạn điều mà quan sát
được khi bạn ứng xử với sếp. Mặc dù nhận thức của họ có thể không thể hiện hết
sự thật về bạn, nhưng nó phản ánh hình ảnh bạn tạo ra.
Hãy nhớ lại
một những lần xảy ra mâu thuẫn trước đây của bạn với sếp và xem xét chúng một
cách khách quan. Hãy phân tích lý do mà xảy ra mâu thuẫn, ý kiến của từng người
để rút ra những nhận định chính xác nhất. Từ đó, bạn có thể nhận ra điều đúng,
điều sai giữa 2 người và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Hãy xem xét
đến việc thay đổi ứng xử của bạn. Điều này thường thúc đẩy một sự thay đổi đối ứng
ở sếp của bạn.
Bước 5: Nhớ rằng đó là một mối quan hệ qua lại
Bạn cần gì và bạn đang thiếu những gì để hỗ trợ công việc của bạn? Hãy yêu cầu
các thông tin và nguồn lực mà bạn cần, hoặc tìm ra những cách khác để có được
chúng, vì việc này sẽ đặt bạn vào thể kiểm soát được tình hình và tránh cho bạn
khỏi phải ứng biến.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét