Làm việc nơi công sở bạn sẽ phải giao thiệp với rất nhiều loại người khác nhau, làm thế nào để trở nên hòa đồng với họ, tránh được những mâu thuẫn không đáng có là một điều cần phải học. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn hạn chế bất đồng với đồng nghiệp của mình:
Khách quan đánh giá đồng nghiệp
Có thể đồng nghiệp đã không hoàn thành nhiệm vụ dẫn đến bạn cũng bị sếp trách móc do có liên quan. Đừng cho rằng lại họ ghét bạn và muốn chơi xấu. Nên bình tĩnh và giữ thái độ trung lập, khách quan. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra nhận xét. Có thể chỉ đơn giản là người đồng nghiệp đó đã không biết lập kế hoạch và sắp xếp công việc, có thể họ không nhớ thời hạn hoàn thành hoặc đang bị quá tải trong công việc khiến họ bị chậm trễ.
Hiểu và thông cảm với đồng nghiệp
Bạn nên nắm rõ phong cách làm việc của đồng nghiệp, tìm hiểu sở thích cá nhân và cách thức giao tiếp, những khó khăn và áp lực họ phải đối mặt… Sau khi đã hiểu họ bạn sẽ đồng cảm với họ hơn và hợp tác hiệu quả.
Rạch ròi trong từng nhiệm vụ
Nhiều khi mâu thuẫn nảy sinh và tích tụ lại chỉ từ những vấn đề rất nhỏ như người này làm "nhầm" phần việc của người kia hay người này tị nạnh người kia vì phần việc nhiều hơn... Cần tránh điều này bằng cách họp bàn và phân công công việc cụ thể, rạch ròi cho từng người. Tiếp đó là thường xuyên cập nhật tình hình và kiểm tra tiến độ
Đánh giá cao điểm mạnh, thông cảm với điểm yếu của đồng nghiệp
Không nên chỉ đánh giá cao điểm mạnh mà coi thường điểm yếu của đồng nghiệp. Không ai là người hoàn hảo, dù là bạn hay đồng nghiệp đều như vậy. Do đó cần phải chấp nhận bản chất thật của nhau theo xu hướng tích cực. Ví dụ, đồng nghiệp của bạn là người cẩu thả trong câu chữ báo cáo nhưng với khả năng giao tiếp anh ấy lại rất tốt, có nhiều khách hàng quý mến anh ta.
Góp ý cho đồng nghiệp mang tính xây dựng và trên cơ sở tôn trọng
Chỉ điều này mới có thể giữ được hòa khí và không khiến mâu thuẫn với đồng nghiệp bị đẩy lên đỉnh điểm. Hãy chú ý tới nội dung và cách bạn nói khi muốn góp ý, điều này sẽ khiến đồng nghiệp dễ nhận ra sai sót hơn.
Không để mâu thuẫn kéo dài
Khi có bất đồng với đồng nghiệp, đừng để nó kéo dài và trở nên nghiêm trọng mà tìm cách giải quyết nó nhanh nhất có thể. Bạn cũng nên chủ động hành động thay vì cho rằng đồng nghiệp mới là người phải lên tiếng trước.
Nếu bạn đã tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, thông cảm và hiểu đồng nghiệp nhưng vẫn bị chơi xấu thì hãy tìm cách xin tư vấn từ sếp. Tuy nhiên, hãy cư xử với mọi người theo nguyên tắc là: linh hoạt, ngoại giao và cảm thông.
Khi bạn là người quản lý trong phòng, hãy cố gắng học hỏi
các biện pháp quản lý thành công của các bậc tiền bối, kết hợp với thực tại của mình để đúc kết ra những nguyên tắc trong quản lý của chính mình, có thể ban đầu sẽ không suôn sẻ, với những điều chỉnh hợp lý cuối cùng bạn sẽ thành công.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét