Vì là cây thuốc quý giá nên ngày nay nấm lim xanh được quảng cá và bán tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng không phân biết được thật giả.
Thế nhưng ít người biết rằng, để có thể tìm được một cây nấm lim xanh rồi phơi kô, đóng gói để đưa tới tay người tiêu dùng quả thật không phải chuyện dễ dàng…
Tìm được nấm, phải cảm ơn… sơn tặc
Nhiều người dùng nấm lim mà không biết người ta lấy nấm đó từ đâu hay làm cách nào để tìm được nấm lim. Hãy cùng theo dấu chân của người thợ sơn tràng (gọi nôm na là thợ rừng bởi nghề lên rừng tìm các lâm sản như nấm lim, mật ong, trầm hương, dược liệu…v…v… mà không phải là đi chặt gỗ phá rừng thì không có tên gọi nào khác) để hiểu được câu chuyện phía sau việc đi tìm cây nấm quý cứu người này.
Rừng nguyên sinh ngày nay còn rất ít, cây nấm lim hiếm quý như thế bị khai thác nhiều cho nên càng lúc càng hiếm. Rừng gần đã hết nay phải đi tìm ở những rừng xa, giáp biên giới hay sang cả bên những cánh rừng Lào. Một chuyến đi rừng tìm nấm lim những người thợ sơn tràng thường phải đi thành nhóm, bởi rừng thiêng nước độc nhiều hiểm nguy rình rập nên người ta không thể đi một mình.
Công cuộc chuẩn bị cho mỗi chuyến đi vào rừng hái nấm phải được thực hiện trước cả tuần với đầy đủ các vật dụng: quần áo, lương thực, thực phẩm, thuốc men cho một chuyến đi dài ngày ròng rã cả tuần đến cả tháng ở trong rừng. Một chuyến đi như thế, chi phí bỏ ra vài triệu đồng cộng thêm cả công sức của người thợ sơn tràng nữa cho nên dễ hiểu vì sao nấm lim tự nhiên lại đắt như thế.
Việc đi tìm nấm như “mò kim đáy biển” bởi trong những khu rừng nguyên sinh ở Tiên Phước, gỗ lim nhiều nhưng nấm lim xanh tự nhiên lại chỉ mọc trên những thân cây lim đã chết. Để tìm được cây lim đã chết người thợ sơn tràng trước hết phải đi tìm những lối mòn do xe trâu kéo gỗ mà bọn lâm tặc sau khi phá rừng phải mở đường để kéo gỗ ra. Khi thấy lối mòn do xe trâu kéo gỗ của lâm tặc với những đặc điểm rất riêng của kiểu đường này thì người thợ sơn tràng đi lần theo nó. Nếu may mắn tìm được một vạt rừng mọc nhiều cây lim con thì hy vọng tìm được nấm là rất lớn bởi cây lim xanh trong rừng tự nhiên không mọc đơn lẻ mà thường mọc theo quần thể, cây lớn ra quả và nảy hạt sinh ra những đám cây con. Còn nếu chẳng may Vì vậy con đường mòn của xe kéo gỗ đó nếu dẫn đến những gốc cây khác như chò chỉ, gõ thì coi như công sức bỏ đi.
Chế biến cũng nhiều “nhiêu khê”…
Tìm được cây nấm mang về không phải có thể đóng gói đem bán hoặc sử dụng ngay. Gỗ lim rất độc mà cây nấm lim xanh mọc trên đó muốn sử dụng được phải được sơ chế đúng cách.
Những người thợ sơn tràng lâu năm cho biết nấm lim xanh cực kỳ khó bảo quản, đặc biệt có hai “thiên địch” của nấm là mọt và mốc. Khi nấm lim được hái về, trong vòng một tuần nếu không được xử lý đúng cách thì sẽ bị mọt ăn hỏng. Loại mọt nhỏ li ti này có khả năng phá hoại rất lớn, chúng đục ruỗng cả cây nấm to gấp nghìn lần bản thân chúng chỉ trong một đêm. Bên cạnh đó, nấm lim xanh hái về còn bị mốc rất nhanh. Mốc trên nấm lim thường xuất hiện sau một đến hai tiếng kể từ khi cây nấm bị nhổ khỏi gốc lim.
Nhưng cũng chính nhờ nấm và mọt, những người tiêu dùng thông thái sẽ có được cách vô cùng hiệu quả phân biệt nấm thật – giả: Nếu cây nấm không bị mọt hoặc không thể lên mốc thì là nấm giả hoặc đã bị xử lý hóa chất độc hại khiến hai loài thiên địch trên không thể tồn tại được.
Hái được cây nấm đã khó, chế biến nấm đúng cách lại càng khó hơn, nấm lim xanh được chế biến đúng cách sẽ lừng thơm một mùi đặc trưng. Còn nếu không được chế biến đúng cách, chất lượng và giá trị của nấm giảm đi còn một nửa. Còn chế biến nấm như thế nào mới đúng cách là bí mật gia truyền mà những người thợ sơn tràng không muốn truyền ra ngoài. Có thể thấy nghề tìm nấm lim xanh quả thật vất vả và nguy hiểm, nhiều người gặp nạn hoặc phải bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Vì vậy, giá trị thật sự của nấm lim xanh đôi khi không đo được bằng tiền….
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét