Theo nhiều thống kê, số trẻ bị mắc các căn bệnh về da liễu, đặc biệt là chàm khô đang ngày càng tăng cao. Đi cùng với đó là cách chữa chàm khô ở trẻ em cũng được đang được các cha mẹ quan tâm nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tham khảo các cách chữa chàm khô ở trẻ em sau đây.
Chàm khô là một bệnh da phổ biến, là căn bệnh thường thấy và không phân biệt đối tượng. Vậy nên, khi trẻ có mắc bệnh này cũng không có gì khó hiểu. Thay vì hoảng sợ, lo lắng, thì các bậc phụ huynh nên bên cạnh để tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm khô ở trẻ em, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.
Bệnh chàm khô khác với các căn bệnh khác đó là không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người mắc bệnh cảm thấy tự ti vì trên cơ thể nổi những vết sần sùi khó coi. Vậy nên, khi bé mắc bệnh chàm khô, thì bên cạnh việc khó chịu, bé còn sẽ thấy ngại ngùng khi bị bạn bè nhìn thấy. Chính vì thế mà bố mẹ nên ở bên cạnh để động viên trẻ vượt qua gia đoạn khó khăn. Giúp bé hòa nhập chứ không bị tách rời.
Có không ít bé vì thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nên đã có cảm giác rụt rè, khép kín, không giám giao tiếp với người xung quanh. Còn sau đây hãy đến với các cách chữa chàm khô ở trẻ em sau đây.
Cách chữa chàm khô ở trẻ
Khi thấy những triệu chứng như ngứa da, nổi mẩn đỏ trên da kéo dài mà không biết
nguyên nhân gây bệnh chàm khô thì cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường, đơn thuốc của bé sẽ có những loại thuốc cơ bản sau:
– Sử dụng thuốc kháng histamine: Đây là một trong những loại thuốc điều trị bệnh dị ứng phổ biến. Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ở trẻ, giúp trẻ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng theo toa thuốc bác sĩ kê, không được tự ý sử dụng thuốc rất nguy hiểm.
– Sử dụng thuốc steroid: Thuốc steroid là một dạng thuốc bôi, khi trẻ mắc bệnh chàm ở mức độ nhẹ, các mẹ cũng có thể dùng thuốc steroid để bôi lên da cho bé. Tuy nhiên, khi sử dụng cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể như:
+ Không nên sử dụng thuốc trong một thời gian vì có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, khô da.
+ Không dùng quá 2 lần/ ngày.
+ Nếu điều trị ở mặt nên dùng thuốc steroid nồng độ nhẹ để bôi.
+ Chỉ nên dùng thuốc steroid ở vùng da đỏ, ngứa, thô ráp và bôi một lượng vừa phải, không nên bôi lan rộng ra những vùng da lành.
+ Không dùng thuốc ở vùng mí mắt.
– Kem dưỡng ẩm: Khi da khô, điều đầu tiên cần phải làm đó là bổ sung độ ẩm cho da. Tốt nhất, nên bôi kem lên da cho bé sau khoảng 3 phút sau khi tắm xong.
Vậy là chúng ta đã có được cách chữa chàm khô ở trẻ em, các cha mẹ hãy thử áp dụng cho con mình xem sao. Lưu ý: Không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc, phải được sự cho phép của bác sĩ mới được dùng. Ngoài điều trị bệnh cho trẻ bằng thuốc ra thì các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của các con.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét