Trong quá trình làm việc, bạn phát hiện ra một điều rằng sếp của bạn là người rất thân thiện, có khi như một người bạn thân thiết với bạn vậy. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, dù sếp có thân thiện đến đâu thì sếp vẫn là sếp, những câu nói vô tâm, tưởng chừng vô thưởng vô phạt của bạn vào một lúc nào đó lại chính là vũ khí chống lại bạn đấy. Khi giao tiếp với sếp, bạn tuyệt đối tránh 7 điều sau nhé:
|
7 điều cấm kỵ khi giao tiếp với sếp |
1. “Tôi chán công việc của mình”
Việc chán làm chính công việc của mình là điều hết sức bình thường và nó diễn ra đối với nhiều người. Tuy nhiên thật tồi tệ nếu như bạn nói điều này với đồng nghiệp, đặc biệt là chính với sếp của mình. Hãy giải quyết khó khăn bằng cách đề nghị với sếp của bạn cho bạn nhận thêm nhiệm vụ nào đó hay chuyển nhiệm vụ khác để làm mới môi trường làm việc của mình. Bởi lẽ với cương vị của một người lãnh đạo, họ chẳng quan tâm bạn có hứng thú với công việc của mình hay không, họ chỉ quan tâm đến kết quả mà bạn làm được mà thôi.
2. Bất kỳ một câu nào có từ “nhưng” theo sau
“Tôi là một người làm việc theo nhóm, nhưng…” hay “Tôi không có ý phàn nàn, nhưng…” từ “nhưng” trong trường hợp này chẳng có gì hay ho cả vì nó đã phủ nhận hoàn toàn những gì bạn nói trước đó. Bạn thích làm việc theo nhóm nhưng bạn không thể hòa đồng, bạn không muốn phàn nàn nhưng những gì bạn nói sau đó lại chính là những lời than vãn mà chẳng có ai muốn nghe cả,... Hãy hạn chế tối đa những từ mang nghĩa phủ định như vậy bởi vì nó rất dế gây khó chịu với người tham gia giao tiếp, đặc biệt là với cấp trên của bạn.
3. “Không, tôi không thể”
Câu nói này sẽ tố cáo với sếp bạn rằng: Bạn là người không đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ mà bạn đang phụ trách. Như vậy điều gì sẽ xảy ra? Bạn rất có thể bị sa thải vào một thời gian không xa.
Việc không hoàn thành nhiệm vụ cũng là điều chúng ta thường gặp khi làm việc. Những lúc ấy, thay vì nói rằng bạn không thể làm được công việc này thì hãy xin sếp một thời gian để suy nghĩ thêm hoặc đề nghị bổ sung nguồn lực để hỗ trợ bạn. Như vậy bạn vừa có khả năng giải quyết êm xuôi công việc, vừa để lại ấn tượng tốt với sếp bằng cách hành xử khéo léo của mình.
4. Tôi đang bận. Anh nên giao việc đó cho chị B
Tại sao bạn có thể nói với sếp của mình câu nói này nhỉ? Nó như là một câu ra lệnh vậy. Bạn nên nhớ, 4 điều không bao giờ được nói trước mặt sếp là: “Tôi không thể”, “Tôi sẽ không làm”, “Điều đó không thể được” và “Anh/chị nên yêu cầu người khác làm việc đó”. Những câu phản ứng trên chắc chắn sẽ gây phản cảm đối với người đối diện chứ chưa nói người đó là sếp của bạn.
Trong tình huống này, bạn nên vui vẻ nhận nhiệm vụ và vào một lúc nào đó trao đổi lại với sếp rằng bạn đang quá tải trong công việc hay đang gặp khó khăn nào đó. Với một lý do chính đáng, chắc chắn sếp bạn sẽ không làm khó bạn đâu.
5. “Hôm nay tôi mệt quá!”
Mệt? Sếp của bạn cũng không mấy quan tâm đến điều này đâu vì xung quanh họ có một đống vấn đề cần giải quyết và thứ họ quan tâm ở bạn là việc báo cáo kết quả làm việc mà bạn đạt được. Vì thế hãy cố gắng ngủ đủ giấc, nạp đủ năng lượng để có một tinh thần và sức khỏe tốt nhất, sẵn sàng chiến đầu với chuỗi ngày làm việc căng thẳng.
6. “Lương ở đây thấp hơn năng lực của tôi”
“Vậy ư? Thế thì mời bạn đến công ty nào có mức lương đáp ứng đúng với năng lực của bạn”, đó là câu trả lời mà bạn sẽ nghe thấy từ sếp ngay sau khi bạn phát biểu câu nói trên đấy.
Hãy chứng tỏ năng lực của mình trước khi yêu cầu hay đòi hỏi điều gì đó với sếp của bạn. Hoặc giữ nó cho những người có thể nghĩ bạn đúng, như mẹ bạn chẳng hạn.
7. “Tôi chỉ làm được đến thế thôi!”
Bạn vừa gửi báo cáo làm việc lên sếp và nhận được phản hồi rằng: Sếp không hài lòng với kết quả của bạn. Những lúc như vậy, bạn hãy suy nghĩ thật kĩ và xem lại quá trình làm việc của mình, có thể do bạn làm việc quá biệt lập hoặc bạn không có nhiều sự hỗ trợ nên kết quả không được như ý mặc dù bạn đã cố hết sức. Hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi nói và hạn chế tối đa việc làm phật ý sếp.
Xem thêm: Làm thế nào để đối phó sếp khó tính
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét