Xây dựng liên kết là công việc không hề đơn giản, nhưng để gia tăng lưu lượng truy
cập cho website trên công cụ tìm kiếm
Google không phải chỉ có một cách duy nhất.
Lần
đầu khi tôi mới bước chân vào lĩnh vực SEO, tôi không có thế mạnh về xây dựng liên
kết. Viết email outreach làm tôi thấy sợ, trong khi kinh nghiệm tạo dựng nội
dung thu hút tôi lại không có mấy. Vì vậy, tôi đã tập trung vào những cách thức
có thể mang lại chiến thắng dễ dàng.
Mặc
dù yếu tố off-page như liên kết thường mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với những
nỗ lực on-page trong kết quả tìm kiếm Google, nhưng hiện nay chúng ta có thể sử
dụng vô số cách thức để thu về lưu lượng truy cập gia tăng cho website mà không
cần phải xây dựng liên kết.
1. Bài viết chuyên sâu
Theo
MozCast, 6% kết quả tìm kiếm trên Google chứa nội dung là các bài viết chuyên
sâu. Mặc dù con số này không phải quá lớn, nhưng bài viết chuyên sâu hội đủ điều
kiện để có thể gia tăng lưu lượng truy cập đáng kể cho website.Tìm hiểu thêm
những điều cần biết về bài viết chuyên sâu trên google
Bằng
cách bổ sung một số dấu hiệu cho HTML, nội dung chất lượng cao của bạn có thể đủ
điều kiện để xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Google cũng đã đề xuất một
số markup để chủ sở hữu website sử dụng, đó là:
- - Schema.org đánh dấu bài viết
- - Quyền tác giả trên Google+
- - Biện pháp phân trang và sử dụng thẻ canonical.
- - Đánh dấu Logo
- - Free click đầu tiên – dành cho nội dung
“paywall” (bức tường ngăn cách giữa nội dung và người đọc, yêu cầu họ phải đóng
phí để có thể xem được bài viết)
Mặc
dù Google thường ưu tiên những website tin tức uy tín có chứa bài viết chuyên
sâu, nhưng hầu hết các trang hội đủ điều kiện đều không thực hiện đánh dấu ngữ
nghĩa đúng cách.
2. Cải thiện sự hài lòng của người dùng
Bạn
có thể cải thiện thứ hạng website trên Google bằng cách cải thiện trải nghiệm
dành cho người dùng hay không?
Câu
trả lời ở đây là chúng ta có thể thực hiện điều này theo nhiều cách khác nhau.
Kinh nghiệm của một số SEOer đã chỉ ra rằng tác động mang lại có thể lớn hơn những
gì mọi người nghĩ.
Chúng
ta biết rằng thuật toán Panda của Google sẽ trừng phạt những website “chất lượng
thấp”. Chúng ta cũng biết Google có thể đo lường sự hài lòng của người dùng khi
họ click vào kết quả tìm kiếm trên SERP.
Khái
niệm này được gọi là khách hàng trung thành (pogosticking), hay khách hàng trở
lại. Nếu bạn có thể duy trì mức độ hài lòng của khách hàng trên website, thì Google
sẽ xếp hạng cao hơn cho trang của bạn trên kết quả tìm kiếm.
Tim
Grice của Branded3 đã đưa ra một câu nói như sau:
“Nếu bạn có đủ liên kết để được nằm trong
top 5 trên SERP, thì bạn cũng sẽ có đủ liên kết để giành được vị trí số 1.”
Mặc
dù chúng ta không có bằng chứng trực tiếp về pogosticking trong kết quả tìm kiếm
của Google, nhưng đây có thể là một trong những kỹ thuật được sử dụng không đúng
mức nhất trong thế giới SEO hiện nay.
3. Rich snippets từ dữ liệu cấu trúc
Google
không ngừng mở rộng các loại rich snippets hiển thị trong kết quả tìm kiếm, bao
gồm cả các sự kiện, bài hát, video và breadcrumbs.
Lần
đầu tiên tôi nghe biết đến dữ liệu cấu trúc là từ bài thuyết trình của Matthew
Brown tại MozCon vào năm 2011. Hiện tại, Matthew đang làm việc cho Moz. Bài
thuyết trình về Schema 101 của ông dưới đây rất đáng để chúng ta học tập và tìm
hiểu.
Hai
loại markup yêu thích mà chúng ta thường sử dụng để gia tăng tỉ lệ click cho
website đó là markup video và quyền tác giả. Chúng ta sẽ thảo luận về chúng
trong phần dưới đây.
Những
rich snippets bằng video sẽ được ưu tiên hơn so với những loại rich snippet
khác trong trang kết quả tìm kiếm, thậm chí nó còn vượt qua cả hình ảnh tác giả
bài viết. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đôi mắt của người dùng sẽ tập trung thẳng
vào những video như này.
Không
giống như hình ảnh tác giả bài viết, video trong snippet thường dễ hiển thị hơn
và không yêu cầu kết nối với tài khoản Google+.
Nói
chung, lại rich snippet này yêu cầu người dùng phải tạo ra một sitemap XML cho
video và thêm schema.org đánh dấu video vào.
Để
đơn giản hóa, nhiều bên thứ ba đã cung cấp các dịch vụ để giải quyết những vấn
đề chi tiết về kỹ thuật cho website của bạn. Ví dụ như website Moz sử dụng
Wistia, dịch vụ tự động tạo ra sitemap và bổ sung schema.org đánh dấu cho trang.
Tip:
Cả schema.org và sitemaps XML cho phép bạn xác định hình ảnh thu nhỏ của video sẽ
hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Do những thumbnail này thường ảnh hưởng rất
lớn đến lượng click của người dùng, vì vậy hãy chọn thumbnail đặc trưng một
cách khôn ngoan nhất có thể.
5. Google authorship
Xây
dựng hình ảnh tác giả thu hút trên kết quả tìm kiếm không đảm bảo website của bạn
có thể thu được lượng click nhiều hơn, nhưng sử dụng hình ảnh phù hợp có thể
giúp website đạt được tỷ lệ CTR lớn hơn.
Vậy
điều gì tạo nên một hình ảnh tác giả tốt? Dưới đây là một số yếu tố hữu ích để
bạn có thể tham khảo:
-
Sử dụng chân dung thực sự, không phải hình ảnh
logo của công ty hay hình ảnh hoạt họa, biểu tượng.
-
Sử dụng màu sắc có độ tương phản cao. Do hình ảnh
trên thẻ tác giả khá nhỏ nên bạn cần làm nổi bật nó bằng cách sử dụng độ tương
phản mạnh mẽ giữa background và foreground của hình ảnh.
-
Tập trung vào khán giả. Ví dụ, fan của Disney có
lẽ sẽ hiếm khi click chọn vào kết quả có hình ảnh tác giả là một ông già trong
bộ đồ vest trông giống như một cố vấn tài chính.
Gần
đây, Google đã mở rộng lựa chọn hình ảnh tác giả hiển thị trên SERP, nhưng nếu
thực hiện quyền tác giả một cách chính xác, website của bạn có thể xuất hiện
trong 20% kết quả trên SERP (theo MozCast).
6. Cải thiện tốc độ website
Cải
thiện tốc độ website không chỉ giúp cải thiện mức độ hài lòng của người dùng mà
nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm của trang. Trong thực tế, tốc
độ website là một trong số ít các yếu tố xếp hạng được Google thừa nhận.
Thực
tế, tốc độ tải trang có thể không quan trọng như thời gian tải những Byte đầu
tiên (TTFB) của website. TTFB là lượng thời gian để máy chủ trả lại kết quả đầu
tiên cho yêu cầu tìm kiếm của người dùng.
Tốc
độ tải trang trên desktop cũng quan trọng không kém, thậm chí Google còn coi nó
quan trọng hơn so với tốc độ tải trang qua thiết bị di động.
7. SEO trên Smartphone
Ngoài
tốc độ tải trang, nếu website của bạn không được thiết lập cấu hình đúng cách
cho smartphones, rất có thể kết quả tìm kiếm của trang thông qua thiết bị di động
cũng sẽ giảm sút. Google thừa nhận các lỗi trên smartphone có thể khiến thứ hạng
của website bị ảnh hưởng tiêu cực.
Vậy
lỗi trên smartphone là gì? Chúng bao gồm:
-
Chuyển hướng khách truy cập đến địa chỉ URL sai
-
Nhúng video không chạy được trên một dòng điện
thoại cụ thể (ví dụ video Flash trên iPhone)
-
Pop-up được không dễ đóng trên thiết bị di động
-
Các nút và phông chữ quá nhỏ trên thiết bị di động
Google
khuyến cáo chủ website nên sử dụng thiết kế responsive để tạo trang tối ưu cho
thiết bị di động, tuy nhiên, rất nhiều thương hiệu hàng đầu trên thế giới bao gồm
cả Apple.com, đều không có các website áp dụng responsive. Dù gì đi chăng nữa
thì một trải nghiệm di động tốt luôn là yếu tố bắt buộc và cần thiết.
8. Mở rộng người dùng quốc tế
Website
của bạn có lưu lượng truy cập tiềm năng đến từ bên ngoài quốc gia hoặc ngôn ngữ
hiện tại hay không?
Thông
thường, cơ hội để xuất hiện trong kết quả tìm kiếm quốc tế lớn hơn hẳn so với trong
biên giới của quốc gia mình, và sự cạnh tranh đôi khi còn ít hơn.
9. Social annotations với Google+
Khi
bạn chia sẻ nội dung trên Facebook và Twitter, mạng lưới người dùng của bạn chỉ
nhìn thấy chúng khi họ sử dụng Facebook và Twitter.
Tuy
nhiên, khi bạn chia sẻ nội dung trên Google+, mạng lưới người dùng này có thể
nhìn thấy nó mỗi khi họ tìm kiếm trên Google.
Những
nghiên cứu của Google đã chỉ ra rằng người dùng gắn bó trên social annotations,
ngay cả khi chúng được trình bày bằng video và các loại rich snippets khác.
Cách
dễ nhất để tận dụng lợi thế này đó là mở rộng mạng lưới Google+ của bạn và chia
sẻ nội dung hấp dẫn một cách thường xuyên và đều đặn hơn.
Ngoài
ra, nội dung được chia sẻ thông qua Google+ sẽ thường xuyên được xếp hạng trong
kết quả tìm kiếm thông thường, mọi người có thể nhìn thấy chúng trên web bất kể
kết nối xã hội của họ là gì.
10. Tối ưu Snippet
Cách
thức này lại khiến chúng ta quay trở lại đề tài về các thẻ meta cơ bản và tối
ưu thẻ tiêu đề, nhưng nó là một biện pháp thực hành tốt mà bạn cần ghi nhớ.
Trong
hai năm qua, Google đã thay đổi độ dài tối đa của thẻ tiêu đề để nó không còn
phụ thuộc vào số lượng các ký tự, tuy nhiên, hãng lại giới hạn chất lượng hình ảnh
trong khoảng 500 pixel. Điều này sẽ tiếp tục được thay đổi khi Google thử nghiệm
những layout mới trong tương lai tới đây.
Vì
500 pixel rất khó để xác định khi viết tiêu đề, do vậy tốt nhất bạn vẫn nên giữ
tiêu đề ở độ dài khoảng 60-80 ký tự, hoặc sử dụng công cụ tối ưu snippet trực
tuyến để tìm ra độ dài thẻ tiêu đề lý tưởng cho website của mình.
Google
cũng đã cập nhật lời khuyên về thẻ meta descriptions cho chủ sở hữu website, trong
đó hãng nhấn mạnh SEOer không nên sử dụng thẻ meta descriptions trùng lặp. Matt
Cutts cho biết nếu bạn không thể tạo ra mô tả độc đáo cho mỗi trang web của
mình, tốt hơn bạn không nên sử dụng thẻ này.
11. Cập nhật nội dung tươi mới
Những
Websites không tìm kiếm thêm liên kết mới thường bị tụt giảm thứ hạng trong kết
quả trên Google. Đồng thời, những website không bao giờ bổ sung nội dung mới hoặc
để trang web của mình trở nên nhạt nhẽo cũng có thể không thu hút người dùng
truy cập.
Làm
tươi mới nội dung không đảm bảo thứ hạng của website có thể gia tăng, nhưng đối
với một số truy vấn nhất định, việc này chắc chắn sẽ giúp ích. Google đánh giá
độ cập nhật của nội dung theo nhiều cách khác nhau, đó là:
-
Ngày khởi tạo
-
Số lượng (%) thay đổi của nội dung
-
Tần suất cập nhật nội dung
-
Số lượng trang web mới được tạo ra theo thời
gian
-
Những thay đổi trong nội dung quan trọng (trên
trang chủ) so với những nội dung không quan trọng (liên kết ở footer)
12. SEO on-page
Những
yếu tố được liệt kê trên đây chỉ đề cập đến bề mặt của quá tình gia tăng thứ hạng
cho website, tăng độ hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Những vấn đề như quá
trình index, crawl, sử dụng thẻ canonical, nội dung trùng lặp, cấu trúc website,
nghiên cứu từ khóa, liên kết nội bộ, tối ưu hình ảnh và hàng nghìn nhân tố khác
có thể thay đổi đáng kể thứ hạng của website.
Mỗi
năm, nhiệm vụ của các SEOer kỹ thuật lại trở nên phức tạp hơn, cùng với đó cơ hội
dành cho website cũng trở nên dồi dào và phong phú hơn.
Thật
dễ khi nghĩ SEO không chứa yếu tố nào mới, hay SEO là công việc không hề khó
khăn, Google chỉ đơn giản là tìm kiếm website của bạn mà thôi. Không có gì vượt
ngoài thực tế. Vì vậy, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy website của
mình trên SERP.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét