"Trên đây là một vài cảm nhận sau khi dùng Windows 8 của một người ít hiểu biết về công nghê. Trên thực tế, có nhiều người không chấp nhận Windows 8 vì họ cho rằng các hệ điều hành đang dùng là rất ok rồi. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ của những kẻ sợ thay đổi."
Mình đã dùng Windows 8 được nửa năm rồi. Thú thật đối với công
nghệ, mình là một người ngoại đạo. Mình sử dụng máy tính chỉ với các mục đích
chính là soạn thảo văn bản, lướt facebook, đọc báo, xem phim. Nên với mình Win
XP, Win 7, Win 8 cũng đều giống nhau, nhưng sau một thời gian sử dụng Win 8,
mình đã nghĩ khác.
Bạn mình là dân IT nói rằng Windows 8 là "con bài"
chiến lược của Microsoft trong thời kỳ mà các thiết bị di động màn hình cảm ứng
đang dần chiếm lĩnh thị trường, nên trong Windows 8 họ đã mở rộng thêm giao diện Start Menu tối ưu cho
việc vuốt chạm theo xu thế thời đại. Nói vậy có nghĩa là Windows 8 dường như
thích hợp với máy tính bảng hơn là laptop như mình đang sử dụng. Nhưng quả
thật, với laptop, sau thời gian đầu lạ lẫm, bây giờ thì cảm giác chung của mình
là “tuyệt vời ông mặt trời”.
Về thời gian cài đặt, khởi động và tắt máy
|
Máy khởi động trực
tiếp vào giao diện Start Menu.
|
Ấn tượng đầu tiên của mình về Windows 8 là thời gian cài đặt rất
nhanh chóng.
Máy tính của mình sử dụng ổ cứng HDD tốc độ 7.200 vòng/phút thì thời gian cài đặt khoảng 30 phút. Các bước
cài đặt không có nhiều khác biệt so với hệ điều hành Windows 7, với khởi đầu là
chọn kiểu nâng cấp hoặc cài mới, chọn ổ đĩa cài đặt và sau đó là quá trình nhập
thông tin ban đầu. Windows 8 còn một đặc điểm thú vị là đoạn video hướng dẫn sử
dụng khá chi tiết được bật lên trong lần đầu cài đặt.
Về thời gian khởi động, mình chỉ mất 15s từ khi nhấn phím nguồn
cho laptop dùng Corei 5, và cũng chỉ mất khoảng 10s để tắt máy. Thời gian này quả là ấn tượng.
Về giao diện người dùng
Windows 8 được gắn liền với giao diện Modern UI (trước đây gọi
là Metro) bắt mắt thường sử dụng để quảng cáo trên các phương tiện thông tin
đại chúng, nhưng quả thật giao diện này rất lạ lẫm và gây khó khăn cho những
người dùng vốn đã quen với nút Start như mình. Lúc đầu mình loay hoay mãi mà
không biết làm thế nào để tắt máy. Và cho đến bây giờ, mỗi lần khở động lên,
mình thường đưa màn hình ngay về Desktop
Ở phần giao diện Start Menu, các ứng dụng được chia thành từng ô
vuông (hoặc hình chữ nhật). Bên trên là hiển thị trạng thái phần mềm, các cập
nhật mới nhất theo dạng Live Title.
Việc tìm kiếm dễ dàng
hơn
Việc tìm kiếm trên Windows 8 rất hữu dụng và dễ dùng. Khi đang ở
giao diện Modern UI, khi mình muốn tìm kiếm bất kỳ mục nào, mình chỉ việc gõ
các ký tự để bắt đầu truy cập vào phần
tìm kiếm. Lúc này thanh bên phải sẽ hiển thị tất cả các phần mềm cũng như khu
vực cần tìm kiếm và mình chỉ cần đưa chuột đến đúng nơi cần thiết để tìm. Ví dụ
mình cần tìm kiếm ứng dụng Skype, mình sẽ gõ bất kỳ chữ cái nào trong tổ hợp
chữ “Skype”, và máy gần như tức thì tìm được các ứng dụng liên quan và hiển thị
ở phần khung bên phải. Mình chỉ cần đưa
chuột chọn ứng dụng Skype là xong.
Về việc sử dụng tính
năng “đa nhiệm”
Đa nhiệm trên Windows 8 ngoài giao diện Modern UI là một khái
niệm hoàn toàn khác so với trước đây. Thay vì các cửa sổ có thể di chuyển tự do
trong khung hình, người dùng chỉ có thể sử dụng song song hai ứng dụng cùng lúc
với màn hình được chia làm 4 phần trong đó 3 phần dành cho ứng dụng phụ. Tuy
nhiên, theo cảm nhận riêng của mình, tính năng này rất khó sử dụng trên laptop
và mình gần như chưa bao giờ sử dụng bởi nó hỗ trợ quá ít ứng dụng cùng lúc
cũng như không gian hạn chế. Nó dường như là một ứng dụng dành riêng cho
máy tính bảng.
Về giao diện Desktop
Giao diện Desktop bỏ
nút Start.
|
Nói thật là lúc đầu mình sợ phải nâng cấp lên Windows 8 bởi giao
diện mới khó làm quen. Tuy nhiên, sau một thời gian mình nhận thấy hệ điều hành
mới vẫn đem đến một không gian làm việc tương tự như các hệ điều hành mình đã
dùng trước đó. Một điểm đáng tiếc nhất là việc biến mất của nút Start quen
thuộc ở góc trái khiến mình phải mất khá
nhiều thời gian để làm quen với việc mở giao diện Start Menu. Tuy nhiên, khi sử
dụng quen khoảng vài tuần, công việc này trở nên dễ dàng và có phần tạo cảm
giác thích thú hơn trước.
Về các phím tắt
Có một điều không thể phủ nhận rằng nếu thiết
bị không có màn hình cảm ứng như laptop,
việc sử dụng và điều hướng Windows 8 là không hề dễ dàng. Đó chính là lý do các
phím tắt lại trở nên đặc biệt quan trọng với windows 8. Nhìn chung các phím tắt trong Windows 8 đều được sử dụng giống như các phiên bản hệ
điều hành trước đó, ngoài ra còn có thêm nhiều phím tắt mới khiến việc sử dụng
laptop của mình nhanh hơn, tiện lợi hơn.
Những thay đổi khác
Windows Explorer đổi
tên thành File Explorer và sử dụng giao diện menu kiểu ribbon như Office từ
phiên bản 2007.
|
Đầu tiên phải kể đến trình duyệt file Explorer, Microsoft cũng
thực hiện khá nhiều thay đổi với việc đầu tiên là loại bỏ hiệu ứng trong suốt
(aero) ở khung viền như Windows 7. Không còn tính thâm mỹ "long lanh"
như trước nhưng bù lại, đây là một đổi mới giúp thiết bị chạy nhanh hơn, bớt
hiệu năng cho các thành phần không cần thiết. Ngay cả bản thân tên gọi cũng
được hãng đổi từ Windows Explorer sang File Explorer. Phía trong, dễ dàng nhận
ra kiểu giao diện Ribbon như hãng đã dùng với Office từ phiên bản 2007 và Paint
từ Windows 7. Kiểu trình bày này trực quan hơn với các icon minh họa dễ hiểu nên mình thấy việc sao chép hay tinh chỉnh hệ thống dễ dàng hơn khá
nhiều.
Ở thanh trạng thái task bar, Microsoft vẫn sử dụng cách trình
bày giao diện tương tự như phiên bản cũ với phần góc là thông tin ứng dụng chạy
ngầm cũng như thời gian và ngày tháng. Đáng chú ý, trong mục quản lý thiết bị
ngoại vi, thao tác ấn chuột phải cho phép hiện menu khá nhanh cũng như tắt bỏ
kết nối với USB cũng tương tự.
|
Task Manager hiệu
quả hơn.
|
Một thay đổi lớn khác cho những người dùng laptop như mình là trình quản lý tác vụ Task Manager. Kiểu
trình bày mới đơn giản hơn và dễ sử dụng hơn. Ngoài quản lý tác vụ, ứng dụng
này còn pho phép quản lý các ứng dụng khởi chạy cùng máy tính (trước đây phải
tinh chỉnh qua câu lệnh msconfig). Ngoài ra, một trình quản lý khá thú vị khác
là App History cho phép mình theo dõi các ứng dụng đã tiêu tốn bao nhiêu lưu
lượt web cũng như khiến CPU phải xử lý trong thời gian bao lâu.
Trên
đây là một vài cảm nhận sau khi dùng Windows 8 của một người ít hiểu biết về
công nghê. Trên thực tế, có nhiều người không chấp nhận Windows 8 vì họ cho rằng
các hệ điều hành đang dùng là rất ok rồi. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ của những kẻ
sợ thay đổi. Nếu bạn thử một lần thay đổi, dùng và cảm nhận về Windows 8 chắc
chắn bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi công nghệ đang diễn ra từng phút từng
giây, mà mục đích của nó ắt hẳn cũng chỉ là đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao
của người dùng mà thôi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét