LMT Group - Chia sẻ để thành công !: windows 8

Những tính năng tuyệt vời của công cụ Power User trong Windows 8.1

15:11 |
Bắt đầu từ Windows 8, bạn có thêm một công cụ tuyệt vời để thực hiện các lệnh một cách nhanh chóng chỉ bằng vài thao tác đơn giản, đó là một menu nâng cao có tên là “Power user menu” hoặc “Quick access menu". Trong Windows 8.1, Micosoft đã thêm nhiều cải tiến cho menu này trong đó có những liên kết đến các công cụ hệ thống như Control Panel, giao diện dòng lệnh, phần mềm quản lý tác vụ, quản lý thiết bị… Tìm hiểu về các thủ thuật trong Windows 8.1 để sử dụng được tốt hơn.

-  Để mở menu Power User, bạn có 2 cách:  Nhấn tổ hợp phím Windows + X hoặc nhấn chuột phải vào góc dưới bên trái màn hình .

-  Sau mỗi lần bạn thực hiện một lệnh điều chỉnh, bạn phải nhấn nút "Restart Explorer" nằm ở góc dưới bên phải ứng dụng Windows+X Menu Editor để thay đổi có hiệu lực.

Cùng tìm hiểu những tính năng tuyệt vời của công cụ này trong Windows 8.1 bằng bài viết dưới đây.

1.  Tắt, khởi động máy nhanh chóng


Trong bản cập nhật Update mới nhất, Microsoft đã bổ sung nút Shutdown  ngoài màn hình Start. Tuy nhiên, tính năng này vẫn chưa thật thuận tiện trong bối cảnh chúng ta thường phải sử dụng các phần mềm trong màn hình desktop truyền thống. Nhưng bạn hoàn toàn có thể dùng Power User menu để làm chuyện này. Tất cả những gì bạn cần làm là rê chuột xuống góc dưới bên phải màn hình, click phím phải chuột, chọn "Shut down or sign out".



Tại đây bạn sẽ thấy một số tùy chọn bao gồm "Sign out" (đăng xuất khỏi tài khoản đang dùng), "Sleep" (đưa máy về trạng thái ngủ), "Shutdown" (tắt máy hoàn toàn), "Restart" (khởi động lại thiết bị). Ngoài ra, bạn có thể dùng Win+X Menu Editor để thêm nút "Switch user" (chuyển đổi người dùng hệ thống) nếu bạn thường phải chia sẻ máy tính của người khác, như thành viên trong gia đình chẳng hạn.

2.  Thêm các ứng dụng hệ thống thường dùng


Như đã nói ở trên, Power User menu cho phép chúng ta truy cập đến nhiều công cụ hệ thống, nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Ví dụ, nếu bạn thường phải dùng đến Registry Editor để nghịch máy thì sao?


Trong trường hợp đó, Win+X Menu Editor có thể bổ sung thêm bất kì công cụ hệ thống nào bạn muốn vào menu, miễn là công cụ có một tập tin  *.exe và bạn biết vị trí của nó. Ví dụ, nếu bạn muốn thêm Registry Editor vào Power User menu, bạn hãy chạy Win+X Menu Editor lên, chọn "Add a program" rồi duyệt đến file C:\Windows\System32\regdt32.exe. Ngay lập tức file chạy này sẽ xuất hiện trong trình đơn ngay.

3.  Mở nhanh các ứng dụng ưa thích


Không chỉ giới hạn ở các công cụ hệ thống, bạn có thể dùng Power User menu để mở nhanh những phần mềm thường dùng. Cách này rất nhanh chóng, nhanh hơn nhiều so với việc pin icon ra màn hình Start, và cũng không làm chiếm chỗ màn hình desktop của các bạn. Cách bổ sung app vào Power user menu thông qua Win+X Menu Editor thì bạn thực hiện hoàn toàn tương tự như trên, chỉ khác là tập tin *.exe giờ đây là phần mềm mà bạn muốn đưa vào, ví dụ như Winword.exe hay chrome.exe.

4.  Truy cập các tính năng trong Control Panel


Bạn thường xuyên cần ghép thiết bị Bluetooth với máy tính? Bạn thường phải xuất hình ảnh ra máy chiếu? Bạn cần kiểm tra và tùy chỉnh trạng thái, thông số mạng? Thay vì phải vào Control Panel một cách thủ công, mò mẫm để kiếm ra biểu tượng mong muốn rồi mới chạy lên được, bạn có thể đem hết những biểu tượng đó vào Power user menu để mở chúng thật nhanh chóng. Trong phần mềm Win+X Menu Editor, bạn cũng chọn "Add a program", tuy nhiên lần này bạn chọn tiếp "Add a Control Panel item" hoặc "Add an Administrative Tools item".


Trong cửa sổ mới mở ra, chọn lấy những tính năng mà bạn thường dùng, sau đó nhấn nút Select để thêm nó vào danh sách Power user menu. Để đỡ mất thời gian thì bạn có thể dùng ô "Filter items" để lọc ra đúng thứ bạn đang tìm kiếm.


5.  Sắp xếp lại danh sách trong menu


Khi bạn bắt đầu bổ sung thêm nhiều shortcut của riêng mình, bạn sẽ thấy rằng danh sách các thứ bạn có thể truy cập bằng Power User menu càng lúc càng dài ra. Thường thì chúng ta sẽ muốn đẩy những đường link hay dùng lên trên hoặc xuống dưới cùng để thao tác được nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Nếu đây là nhu cầu của bạn, bạn hãy dùng Win+X Menu Editor, sau đó nhấn các phím mũi tên để sắp xếp lại những biểu tượng theo vị trí mong muốn.


6.  Tạo nhóm các shortcut


Ngoài ra bạn cũng có thể tạo nhóm những shortcut có liên quan đến nhau, như vậy Power user menu của chúng ta nhìn sẽ gọn gàng hơn nhiều (hơi tiếc là Win+X Menu Editor không cho phép tạo các menu con lồng vào nhau). Giữa những nhóm này sẽ là một vạch ngăn dài nhằm giúp chúng ta dễ nhìn hơn. Để tạo nhóm, trong Win+X Menu Editor, bạn nhấn nút "Creat a group", nhập tên mong muốn. Với các shortcut chưa từng thêm vào menu, bạn nhấp phím phải chuột lên nhóm vừa tạo xong rồi chọn "Add". Còn với những shortcut đã tạo rồi nhưng lại đang nằm ở nhóm khác, bạn nhấp chuột phải lên shortcut đó, chọn "Move to group" để di chuyển nó về nhóm mới của bạn.


7.  Xóa những thứ bạn không bao giờ sử dụng


Thay vì chỉ đơn giản sắp xếp lại các shortcut cho đỡ rối, bạn có thể xóa hoàn toàn những mục nào không sử dụng. Trong Win+X Menu Editor, bạn chọn lấy những thứ mà bạn cho là không cần thiết, nhấn phím delete là xong. Đừng lo, bạn luôn có thể đưa Power user menu về trạng thái mặc định của hệ thống bằng cách nhấn nút Restore Defaults, nên hãy cứ thoải mái xóa đi những gì chiếm chỗ vô ích nhé. Như mình thì mình sẽ xóa dòng Mobility Centre, Power Options, Event Viewer.
....

Những tính năng chưa biết trên Windows 8.1

15:20 |
Windows 8.1 là phiên bản Windows mới nhất. Trong phiên bản này, Microsoft đã có nhiều cải tiến về giao diện cũng như tích hợp nhiều tính năng mới. Chính sự mới mẻ này mà Windows 8.1 hẳn vẫn còn nhiều “bí mật” mà người tiêu dùng vẫn chưa khám phá hết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ “tiết lộ” một vài bí mật, giúp bạn có thể khai thác tối đa những tiện ích mà Windows 8.1 đem lại.



Cảm ứng bằng Webcam:


Trên Windows 8.1, chiếc webcam không chỉ đóng vai trò là thiết bị ảnh hóa cho phép bạn chụp hình tự sướng, gọi Skype v.v… mà nó còn có một tính năng độc đáo khác là … cảm ứng.
Tính năng này được Microsoft giấu khá kỹ trong ứng dụng Food & Drink. Ứng dụng này là một cuốn sổ tay về các công thức nấu ăn, pha đồ uống. Việc tích hợp tính năng cảm ứng bằng webcam sẽ giúp các bà nội trợ rảnh tay khi vừa xem công thức vừa chế biến mà không cần chạm lên màn hình hoặc bấm nút chuyển trang. Để kích hoạt, bạn thực hiện các bước sau:



Mở ứng dụng Food & Drink -> mở thanh Charms và chọn Settings -> Permissions. Tiếp đó bạn gạt nút On tại vị trí Webcam bên dưới mục: Allow this app to access your để cấp quyền truy xuất webcam cho ứng dụng.



Tiếp theo, bạn mở một công thức chế biến bất kỳ trong mục Browse Recipes hoặc tự tạo công thức của riêng mình bằng nút Add a Recipe. Lúc này, trên thanh Menu bên dưới sẽ có một nút Hand-Free Mode có ký hiệu bàn tay -> bạn chỉ việc bấm vào và có thể vẫy tay qua trái/phải trước webcam để chuyển trang.

Đây là một tính năng có thể nói là rất hay trên Windows 8.1 và hy vọng rằng không chỉ Food & Drink, trong thời gian tới sẽ có nhiều ứng dụng mới khai thác tính năng này.

Sử dụng ứng dụng SkyDrive làm trình quản lý tập tin giao diện Modern:




Có một yêu cầu mà khá nhiều người dùng đặt ra đối với Windows 8.1 là một trình quản lý tập tin tương tự File Explorer ngoài desktop nhưng có giao diện Modern. Hiện tại trên Windows Store đã có khá nhiều ứng dụng đáp ứng yêu cầu này nhưng nhìn chung hiệu năng và giao diện vẫn chưa cao. Vì vậy, bạn có thể sử dụng ứng dụng SkyDrive vốn được dùng để quản lý tập tin trên dịch vụ đám mây để quản lý cả những tập tin nội trú trên máy. Khi mở SkyDrive, bạn nhấn vào nút mũi lên xuống ngay cạnh tên ứng dụng (như hình trên) và chọn This PC. Lúc này, bạn có thể xem và mở các tập tin đã được lưu trên ổ cứng máy tính.

Ứng dụng tự động cập nhật:



Đối với Windows 8 trước đây, bạn phải tự cập nhật các ứng dụng mỗi khi con số thông báo hiển thị bên ngoài Live Tile của Windows Store xuất hiện. Giờ đây, hoạt động cập nhật sẽ được thực hiện tự động theo mặc định và bạn sẽ không gặp phải các tình huống treo Pending hay crash khi cập nhật ứng dụng như phiên bản trước nữa. Để kiểm tra, bạn có thể mở Windows Store -> mở thanh Charms và chọn App Updates. Nếu chưa bật chế độ tự động cập nhật thì bạn chỉ việc gạt nút sang On như hình trên.

Khởi động lại ứng dụng:



Đối với các ứng dụng Modern trên Windows 8, khi bạn "nắm" rìa trên ứng dụng kéo xuống dưới thì ứng dụng sẽ được tắt hoàn toàn. Tuy nhiên trên Windows 8.1, khi thực hiện cử chỉ tương tự thì ứng dụng chỉ được ẩn đi mà thôi, nó vẫn chạy nền bên dưới. Vậy làm sao để bạn tắt hoàn toàn và mở lại ứng dụng trong trường hợp có lỗi xảy ra. Đây là một mẹo nhỏ để bạn khởi động lại nhanh một ứng dụng nếu nó bị treo hoặc crash.
Bạn chỉ việc nắm giữa rìa trên ứng dụng và kéo xuống rìa dưới màn hình nhưng không thả ra mà vẫn giữ ứng dụng tại vị trí này trong vòng vài giây (như hình trên). Ứng dụng sẽ tự động được khởi động lại và bạn có thể buông ra để chạy lại ứng dụng.

Thiết lập khoảng thời gian im lặng:



Microsoft vẫn đang tìm cách hợp nhất những tính năng của điện thoại và máy tính vào một nền tảng duy nhất. Windows 8.1 mới chỉ là sự khởi đầu nhưng những tính năng vốn chỉ có trên smartphone giờ đây đã xuất hiện ít nhiều trên hệ điều hành này. Một trong những tính năng đặc trưng là Quiet hours. Các ứng dụng trên Windows 8.1 đa phần đều có tính năng hiển thị thông báo về trạng thái, cập nhật mới. Nếu làm việc ban đêm mà các thông báo này cứ liên tục hiện ra kèm âm thanh thì thật phiền phức. Vì vậy, bạn có thể thiết lập khoảng thời gian hiển thị các thông báo này một cách im lặng qua Quiet hours. Để thiết lập, bạn mở thanh Charms -> Change PC Settings -> Search and apps -> Notifications và chọn khoảng thời gian mong muốn.

Chia sẻ screenshot:



Trong trường hợp bạn muốn chia sẻ ảnh chụp màn hình ứng dụng hiện tại cho người khác. Bạn có thể thực hiện điều này với một thao tác rất đơn giản mà không phải dùng đến phím Print Screen và dán vào Paint như trước. Tất cả những gì bạn cần làm là vuốt thanh Charms -> Share -> chọn Screenshot trong menu Share và chọn kiểu chia sẻ, có thể là qua Mail, qua Facebook, Twitter, v.v… Hình ảnh màn hình sẽ tự động được chụp lại và đính kèm khi bạn hoàn tất thao tác.

Sử dụng phiên bản Win nào đôi khi cũng sẽ gặp một số lỗi, có những lỗi bạn biết cách khắc phục, có những lỗi bạn chưa gặp lần nào, Lỗi thường gặp trên Windows 8.1 và cách khắc phục là một số các lỗi trênWindows 8.1 các bạn có thể xem để biết cách khắc phục khi gặp phải
....

Tìm hiểu tính năng Connected Standby trên Windows 8

11:00 |
“Connected Standby” là tính năng mới nhất và chỉ có trên hệ điều hành Windows 8 vì thế nó còn khá lạ lẫm với nhiều người. Connected Standby phù hợp với các thiết bị tablet, Ipad nhưng lại là nguyên nhân khiến cho laptop của bạn nhanh hết pin. Vậy Connected Standby là gì? Cơ chế hoạt động của nó như thế nào? Chúng ta có nên dùng nó hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.


Connected Standby là gì?




Nếu bạn đang sử dụng một chiếc PC hoặc Mac dùng chip Intel, hẳn bạn cũng đã biết rằng máy có nhiều trạng thái năng lượng khác nhau. Máy có thể đang bật, tắt, hoặc ở các trạng thái tiết kiệm năng lượng như ngủ đông, sleep, standby.
Ngược lại với máy tính, các thiết bị di động hiện nay có các chế độ tiết kiệm năng lượng theo kiểu khác. Khi bạn để không chiếc iPad, tablet Android, hay smartphone trong một khoảng thời gian nhất định, màn hình của máy sẽ tắt. Lúc này thiết bị cũng sẽ chuyển qua trạng thái tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, chúng không giống như các trạng thái sleep hay hibernate trên PC. Thay vào đó, thiết bị sẽ thường xuyên tự động "thức dậy" và kiểm tra các update để xem bạn có email, tin nhắn...gì mới không. Nhờ đó, chúng ta có cảm giác thiết bị di động luôn ở trạng thái bật chứ không hề được tắt đi.
Xem thêm giải pháp khi biểu tượng mạng trong Windows 8 báo “Limited”
Nhằm giúp PC có được những tính năng này trên thiết bị di động, Microsoft đã ra mắt tính năng Connected Standby trên Windows 8. Connected Standby cho phép các thiết bị dùng Windows 8 và 8.1 luôn luôn ở trạng thái "bật", tương tự như những gì chúng ta được trải nghiệm trên iPad, tablet Android, và smartphone.

Cơ chế hoạt động



Mặc dù "mang tiếng" là một tính năng trên Windows 8, nhưng điều đó không có nghĩa là máy tính của bạn cứ cài Windows 8 là có Connected Standby. Bởi tính năng này còn có các yêu cầu khác ở CPU cũng như các thành phần khác của máy tính.
Connected Standby là tính năng để thay thế cho trạng thái Sleep và Hibernate truyền thống. Điều đó có nghĩa là nếu thiết bị của bạn hỗ trợ Connected Standby, thì nó sẽ không có Sleep và Hibernate - 2 trạng thái năng lượng rất được ưa chuộng từ trước tới nay. Bạn vẫn có thể điều chỉnh khoảng thời gian mà màn hình của máy luôn bật, nhưng khi hết thời gian này thì máy sẽ chuyển qua trạng thái Connected Standby chứ không phải Sleep nữa. Tất nhiên, bạn cũng có thể shutdown máy hoàn toàn.
Khi máy tính ở chế độ Connected Standby, nó sẽ tự động cập nhật các thông báo mới, thực hiện các update cho Live Tile, cũng như thực hiện các tác vụ khác nữa. Khi bạn có tin nhắn mới, nhờ tính năng này mà PC sẽ "thức dậy" và thông báo cho bạn biết. Màn hình của máy vẫn sẽ tắt trong các tình huống này. Một lưu ý là tính năng thông báo tin nhắn mới sẽ chỉ hỗ trợ các ứng dụng Modern UI kiểu mới trên Windows 8.

Thiết bị nào có Connected Standby?

Tất cả các thiết bị chạy Windows RT - biến thể Windows 8 dùng cho chip ARM - đều hỗ trợ Connected Standby. Hiện nay, số lượng thiết bị Windows RT là rất ít do HĐH này không thành công, không thu hút được các công ty sản xuất PC. Chỉ có một số máy do chính Microsoft sản xuất gồm Surface RTSurface 2Lumia 2520, là chạy Windows RT.
Intel cũng đang tích cực để đưa tính năng Connected Standby lên các chip của mình. Điển hình như loạt chip “Clover Trail” Atom: chúng đều hỗ trợ Connected Standby. Nhìn chung, Connected Standby là tính năng lý tưởng cho các thiết bị di động - tablet chạy Windows 8 đầy đủ.

Nên hay không nên dùng?




Mặc dù đây là tính năng giúp PC có được một trạng thái giống như trên thiết bị di động, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng không đem lại quá nhiều lợi ích. Ví dụ như với các laptop. Nếu theo cách thông thường, khi bạn gập nắp máy lại, máy sẽ ở vào chế độ sleep hoặc ngủ đông, giúp bạn tiết kiệm pin. Tuy nhiên, nếu chuyển qua dùng Connected Standby, do phải sẵn sàng nhận các update mới nên pin của laptop sẽ nhanh hết hơn nhiều. Trong khi đó, nếu trong khoảng thời gian các update này diễn ra, bạn lại không có nhu cầu dùng máy thì chúng cũng hoàn toàn vô nghĩa. Tệ hơn nữa là một khi thiết bị đã hỗ trợ Connected Standby, bạn không thể vô hiệu hóa nó.
Giải pháp cho trường hợp này là bạn phải tắt máy hoàn toàn thay vì chỉ gập nắp máy hoặc ấn vào nút nguồn của laptop. Ngoài ra, bạn cũng có thể kích hoạt chế độ máy bay (Airplane Mode) cho PC trước khi gập nắp. Ở chế độ này, PC cũng sẽ không thực hiện các update tự động nữa.
Nhìn chung, Connected Standby là một tính năng hữu ích cho các PC và tablet Windows 8/8.1. Tuy nhiên, Microsoft nên cung cấp thêm tùy chọn cho phép người dùng vô hiệu hóa nó thay vì bắt người dùng phải bật Airplane Mode trước khi chuyển PC về chế độ ngủ; và với người dùng laptop, họ cũng không bị tiêu tốn pin vào những tác vụ mà họ không cần đến.
....

Làm gì khi biểu tượng mạng trong Windows 8 báo “Limited”

12:30 |
Nhiều người nói rằng từ khi chuyển sang dùng Windows 8, biểu tượng mạng trên thiết bị của họ thường đột ngột chuyển sang báo Limited và họ không thể kết nối Internet dù các máy bên cạnh vẫn lướt web đều đều. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi “limited”, có thể do bạn dùng mạng LAN, trùng IP… Nếu gặp trường hợp như vậy, bạn đừng bối rối, hãy bình tĩnh làm theo những chỉ dẫn dưới đây để kết nối lại internet nhé.
Bài viết liên quan 


Xử lý ở modem/router

Trước hết, hãy tắt nguồn modem/router, đợi ít nhất 10 giây trước khi mở lại. Nếu xung quanh đó có một máy tính khác, hãy thử dùng kết nối vào cùng điểm truy cập để kiểm tra modem/router có đang phát sóng tốt hay không. Trong trường hợp có máy kết nối thành công thì chuyển sang xử lý trực tiếp trên máy tính không kết nối được.
Ngược lại, bạn nên sử dụng thêm vài máy khác để kiểm tra trước khi có thể khẳng định lỗi thuộc về modem/router. Nếu vấn đề nằm ở modem/router, hãy thiết lập lại các thông số cần thiết, có thể reset (trả mọi thông số về mặc định, nhấn giữ nút reset 10 giây) rồi khai báo lại tài khoản truy cập Internet cho modem.

Xin cấp phát lại IP động

Thông thường các máy tính sẽ sử dụng IP động được cấp phát từ máy chủ DHCP. Tuy nhiên, có thể IP hiện tại có vấn đề nên không thể vào mạng được. Khi đó, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R, nhập vào ipconfig /release, Enter. Xong, nhập tiếp ipconfig /new. Đợi khoảng 30 giây để xem kết quả.

Cửa sổ CMD.
Cũng liên quan đến IP, bạn có thể nhập IP tĩnh cho máy tính (thông số IP tĩnh này phụ thuộc vào modem/router đang dùng), cách này sẽ giải quyết được vấn đề nếu lỗi thuộc về máy chủ cấp phát IP – DHCP vì bỏ qua hiệu lực của DHCP Server.

Thay đổi DNS

Nếu đang thiết lập DNS của bên thứ ba (như DNS của Google,..), bạn hãy chuyển sang dùng DNS mặc định của nhà cung cấp Internet. Ngược lại, bạn hãy thử dùng DNS của Google xem có giải quyết được vấn đề không.

Sử dụng IP tĩnh và DNS của Google.

Cập nhật Windows
Hãy cập nhật bản vá mới nhất cho Windows 8, bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer trên màn hình, chọn Properties, thẻ Windows Update, nhấn Check for update. Nếu có bản cập nhật, bạn chỉ việc nhấn Download and Install rồi đợi cho Windows tự tải và cài đặt. Xong, khởi động lại máy.

Cập nhật bản vá cho Windows.

Sử dụng ứng dụng sửa lỗi sẵn có
Nhấn chuột phải vào biểu tượng Network Connection dưới góc phải màn hình, chọn Open Network and Sharing Center.

Mở cửa sổ chứa các tùy chỉnh kết nối mạng.
Chọn thẻ Change adapter settings.

Mở danh sách các card mạng đang có.
Nhấn chuột phải vào card mạng đang dùng kết nối Internet mà bị lỗi “Limited” (những card mạng có dấu x màu đỏ là đang không sử dụng), chọn Diagnose.

Chọn dùng công cụ sửa lỗi tự động trên Windows 8.

Đợi cho Windows tự động quét tìm lỗi. Nếu phát hiện lỗi và có thể sửa được, Windows sẽ làm tự động giúp bạn.
....

Phím tắt – “Cứu cánh” của Windows 8 khi không dùng màn hình cảm ứng

10:30 |
Có một điều không thể phủ nhận rằng nếu thiết bị của bạn không có màn hình cảm ứng (và thực tế là trừ các dòng sản phẩm PC mới, hầu hết máy tính từ năm 2012 trở về trước đều không hỗ trợ cảm ứng), việc sử dụng và điều hướng Windows 8 là không hề dễ dàng. Với giao Metro, việc làm việc với con chuột truyền thống là không thoải mái trên HĐH này.

Có thể bạn sẽ thắc mắc vậy thì "tội gì" mà lại dùng Windows 8, quay về với Windows 7 vẫn đang rất ổn định có phải là tốt hơn không. Nhưng với những lợi ích của HĐH này như tốc độ, tiết kiệm pin, nhiều tiện ích...  số người dùng Windows 8 hiện nay không hề nhỏ.


Vậy đâu là cách giải quyết tốt nhất những khó khăn mà giao diện Metro đem lại cho những người dùng vốn quen giao diện cũ, câu trả lời đó là các phím tắt.

Dưới đây là 30 phím tắt phổ biến và thiết yếu khi bạn đang dùng Windows 8 mà màn hình của bạn không phải loại cảm ứng.

1.     Phím Windows - Windows Key

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy trên bàn phím thông dụng sẽ có một hoặc hai phím có hình biểu tượng của Windows. Đây là phím tắt Windows (Windows Key), được sử dụng trong hệ điều hành Windows.
Trong các phiên bản Windows trước có thể bạn không chú ý lắm đến phím Windows này. Nhưng kể từ phiên bản Windows 8 bạn sẽ phải sử dụng đến phím này rất nhiều vì nó sẽ giúp cho bạn thuận tiện khi thao tác trên giao diện mới của Windows 8.

2.     Các phím tắt sử dụng trong màn hình Start Screen

·                     Các phím số và chữ - Nhấn một phím số hoặc chữ trên màn hình Start Screen sẽ kích hoạt công cụ tìm kiếm ứng dụng với tên bắt đầu bằng ký tự vừa nhấn.

·                     Windows  - Nhấn phím Windows để chuyển đổi giữa màn hình Start Screen và các ứng dụng đang chạy hoặc màn hình Desktop.
·                     Windows + B - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị thông báo ở khay hệ thống (góc dưới bên phải màn hình).
·                     Windows + C - Hiển thị thời gian và thanh công cụ Charm Bar bên cạnh phải màn hình.
·                     Windows + E - Chuyển sang màn hình Desktop và chạy ứng dụng quản lý tập tin Windows Explorer.
·                     Windows + F - Kích hoạt công cụ tìm kiếm tập tin.
·                     Windows + H - Kích hoạt công cụ chia sẻ tài nguyên (Share).
·                     Windows + I - Hiển thị màn hình cài đặt (Settings).

·                     Windows + L - Khóa máy. Nhấn một phím bất kỳ để vào lại Windows. Nếu có đặt mật khẩu thì phải nhập đúng mật khẩu mới vào Windows được.
·                     Windows + P - Lựa chọn hiển thị trên các màn hình khác nếu có.
·                     Windows + Q - Tìm kiếm các chương trình ứng dụng đã được cài đặt.
·                     Windows + R - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị hộp thoại Run.
·                     Windows + U - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị cửa sổ Ease of Access Center.
·                     Windows + T - Chuyển sang màn hình Desktop và xem nhanh nội dung của một cửa sổ thu nhỏ trên Taskbar
·                     Windows + X - Hiển thị trình đơn truy cập vào các công cụ quản lý hệ thống.
·                     Windows + Z - Hiển thị thanh công cụ ứng dụng All Apps.
·                     Windows + Print Screen - Chụp ảnh màn hình, hình ảnh sẽ được lưu tại thư mục Libraries -> Pictures

3.     Các phím tắt sử dụng trong màn hình Desktop

·                     Windows - Chuyển đổi giữa màn hình Start Screen và các ứng dụng đang chạy hoặc màn hình Desktop.
·                     Windows + 1, Windows + 2,... - Chạy các ứng dụng nằm trên thanh tác vụ (Taskbar) theo thứ tự từ trái sang phải. Thí dụ Windows + 1 sẽ chạy ứng dụng đầu tiên bên trái (internet Explorer), Windows + 2 sẽ chạy ứng dụng kế tiếp (Windows Explorer),...

·                     Windows + B - Hiển thị thông báo ở khay hệ thống (góc dưới bên phải màn hình).
·                     Windows + C - Hiển thị thời gian và thanh công cụ Charm Bar bên cạnh phải màn hình.
·                     Windows + D - Hiện/Ẩn các cửa sổ hoặc ứng dụng trên màn hình Desktop.
·                     Windows + E - Chạy ứng dụng quản lý tập tin Windows Explorer.

·                     Windows + F - Kích hoạt công cụ tìm kiếm tập tin.
·                     Windows + H - Kích hoạt công cụ chia sẻ tài nguyên (Share).
·                     Windows + I - Hiển thị màn hình cài đặt (Settings).
·                     Windows + L - Khóa máy.
·                     Windows + M - Thu nhỏ cửa sổ đang được chọn.
·                     Windows + P - Lựa chọn hiển thị trên các màn hình khác nếu có.
·                     Windows + Q - Tìm kiếm các chương trình ứng dụng đã được cài đặt.
·                     Windows + R - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị hộp thoại Run.
·                     Windows + T - Xem nhanh nội dung trong cửa sổ thu nhỏ của các ứng dụng trên Taskbar
·                     Windows + U - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị cửa sổ Ease of Access Center.
·                     Windows + W - Kích hoạt tìm kiếm các công cụ cài đặt hệ thống.
·                     Windows + X - Hiển thị trình đơn truy cập vào các công cụ quản lý hệ thống.

·                     Windows + Print Screen - Chụp ảnh màn hình, hình ảnh sẽ được lưu tại thư mục Libraries -> Pictures
....

11 Lỗi thường gặp trên Windows 8.1 và cách khắc phục

17:30 |
Mặc dù đã liên tục cập nhật những bản cập nhật lớn để khắc phục lỗi trên Windows 8.1 nhưng Microsoft vẫn nhận không ít lời phàn nàn từ phía người tiêu dùng vì hệ điều hành còn mắc khá nhiều lỗi. Đó là những lỗi về kết nối Internet, hình ảnh đồ họa bị nhòe hay ô Tile bị đứng không chịu phản hồi,... Để khắc phục những lỗi đó, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây, chắc chắn nó sẽ giúp bạn giải tỏa những khó chịu mà các lỗi này gây ra.
Bài viết liên quan : Cảm nhận người dùng windows 8 trên laptop 
1.     Độ phân giải cho ứng dụng
Một trong những xu hướng lâu đời của PC là màn hình hiển thị chất lượng cao với kích thước lớn. Và Windows 8 đã cải thiện khá tốt độ phân giải cao, do đó việc đọc và trình diễn các văn bản trên màn hình lớn thông qua Windows đều cho hình ảnh tốt hơn.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề thường gặp phải với màn hình độ nét cao đó là hầu hết các phần mềm đều bị lỗi hiển thị. Nếu bạn chạy một chương trình được thiết kế dành cho màn hình 24inch trên màn hình 11inch mà không thay đổi bất cứ thứ gì, thì các nút bấm và chữ cái cùng các UI Elements khác sẽ trông cực nhỏ bé trên màn hình hiển thị.
Windows 8 đã tích hợp sẵn tính năng Global Scaling giúp tự động điều chỉnh lại màn hình phân giải, tuy nhiên vẫn sẽ có một vài chương trình, sau khi được điều chỉnh, trở nên nhòe và khá xấu xí, một vài ứng dụng có thể bị lỗi khi thao tác như Google Chrome.

Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tắt tính năng này trên ứng dụng không hỗ trợ bằng cách nhấn chuột phải vào icon của ứng dụng, chọn Propertiles. Tìm đến tab compatiblity và nhấn check vào Disable display scaling.
2.     Thao tác chuột bị chậm (lag)
Khi chơi game trên Windows 8.1 thường xảy ra hiện tượng lag chuột rất khó chịu. Nguyên nhân đưa ra có liên quan đến DPI của hệ điều hành không hỗ trợ tốt các dòng game cũ.

Và để khắc phục tình trạng này, Microsoft đã phát hành gói cập nhật có tên mã 2903939 thông qua kênh cập nhật từ website của hãng, bạn đọc quan tâm có thể tải về và tiến hành việc khắc phục vấn đề một cách khá dễ dàng.
3.     Thư mục Libraries biến mất
Sau khi Windows 7 được giới thiệu, người dùng đã dần quen với việc sử dụng thư mục này để duyệt file từ nhiều vị trí khác nhau một cách tiện lợi. Windows 8 tiếp tục điều đó, nhưng trong Windows 8.1 thì bỗng nhiên thư mục này lại biến đi đâu mất. Lý do Microsoft chia tay với thư mục này thì đến giờ vẫn không rõ. Có thể hãng muốn làm cho cửa sổ Windows Explorer trở nên sạch sẽ và gọn gàng hơn chăng? Dù sao đi nữa thì Libraries cũng không hoàn toàn bị xóa đi mà nó chỉ bị ẩn đi thôi.
Nếu bạn muốn khôi phục lại folder này, mở Windows Explorer ra, chọn thẻ "View" ở cạnh trên cửa sổ, nhấn chọn "Navigation pane" và chọn ô Show libraries. Vậy là xong, thư mục Libraries đã có mặt trở lại.

4.     Touchpad không làm việc
Tính năng quản lí Touchpad đã chính thức có mặt trên Windows 8, và với nó bạn có thể dễ dàng bật hoặc tắt Touchpad chỉ với vài thao tác. Tuy nhiên, nếu bỗng phát hiện Touchpad không xuất hiện như thường lệ trên màn hình thì rất có thể nó đã bị vô hiệu hóa.

Do đó bạn có thể bật lại nó bằng cách truy cập vào Settings > Change PC settings > PC and devices > Mouse and touchpad để kích hoạt lại nó
5.     Một số ô Live Tile không phản hồi khi click vào
Sau khi dùng Windows 8.1 thì thỉnh thoảng vài bạn gặp tình trạng ô Live Tile bị đứng, không chịu phản hồi gì khi chúng ta nhấn vào chúng. Một số bạn thì gặp chuyện tương tự với ô Tile trong danh sách All Apps (nơi liệt kê tất cả ứng dụng đã cài lên máy), và danh sách các ô Tile đó bao gồm:
·        ms-resource:///photo/residAppname
·        ms-resource:app_name
·        ms-resource:chatAppTile
·        ms-resource:manifestDisplayName
·        ms-resource:ShortProductName
Đây là những ô đại diện cho các ứng dụng cũ như Photos, Bing, Chat, Camera và SkyDrive của Windows 8, vốn đã được cập nhật hoặc thay mới khi lên Windows 8.1. Điểm khó chịu đó là chúng không cho phép chúng ta xóa đi, cũng chẳng thể chạy app lên.


Nếu bạn cũng gặp lỗi này thì hãy thực hiện những thao tác sau:
·        Truy cập vào giao diện desktop của Windows 8.1
·        Nhấn phím Windows + R, trong hộp thoại "Run", gõ %appdata% và nhấn Enter
·        Duyệt tiếp vào thư mục App Data > Local > Microsoft > Windows > Application Shortcuts
·        Trong ô tìm kiếm của Windows Explorer, lần lượt gõ vào chữ "Photos", "Bing", "Camera", "Microsoft" (cho SkyDrive), sau đó xóa các thư mục có chứa những tên này đi
Ngoài ra bạn cũng có thể sắp xếp lại thư mục theo thứ tự ngày tạo, những folder cũ nhất sẽ chứa các cụm từ trên và bạn có thể xóa chúng đi.
Khởi động lại máy và vào lại App List để xem kết quả của mình
Lưu ý: nếu bạn lỡ xóa nhầm icon của một app khác thì cũng đừng lo lắng, chỉ việc vào Recycle Bin trong máy và nhấn nút Restore để phục hồi lại thư mục xóa nhầm.
Riêng với ứng dụng Chat thì dễ hơn, bạn chỉ cần xóa ứng dụng Mail, Calendar và People đi, sau đó vào lại Windows Store để cài chúng là xong. Ô Live Tile chat màu xanh sẽ tự động biến mất.
6.     Không thể kết nối Internet
Lỗi này cũng thuộc dạng hay gặp khi cập nhật từ Windows 8 lên Windows 8.1. Một số bạn thì có thể chat Skype được nhưng không thể duyệt web được, một số bạn thì hoàn toàn không thể truy cập Internet luôn. Trước hết bạn hãy thử tắt nguồn rồi mở lại router của mình xem đã vào mạng được chưa. Nếu chưa thì sử dụng một thiết bị khác, ví dụ như smartphone hay tablet hay máy tính của một người khác, để thử vào mạng và đảm bảo rằng lỗi là ở máy tính của chúng ta, không phải do đường truyền hay router.
Trong tình huống đó, việc đổi DNS có thể sẽ giúp chúng ta có mạng trở lại. Đầu tiên bạn cần vào Control Panel, sau đó vào "Network and Sharing Center". Tại đây, nhấn vào dòng "Change adapter settings" rồi nhấp phải chuột vào mạng bạn đang dùng (có thể là mạng không dây hoặc có dây), chọn tiếp dòng "Properties".

Khi hộp thoại mới xuất hiện, bạn nhấn đúp chuột vào dòng "Internet Protocol Version 4", chuyển ô "Preferred DNS server" thành 8.8.8.8 và "Alternate DNS Server" thành 8.8.4.4. Nhấn OK và thử mở trình duyệt xem, bạn đã có thể vào mạng trở lại.



7.     Vấn đề dữ liệu trong OneDrive
Mặc dù đã cố làm cho OneDrive thông minh hơn nhưng đôi khi người dùng lại khá khó chịu vì OneDrive có thể tải hàng loạt các tập tin đang lưu trữ về máy tính gây chiếm dụng không gian lưu trữ hoặc đôi khi là không thể sử dụng dữ liệu từ OneDrive do không có kết nối Internet.
Trong bản cập nhật lớn vừa phát hành cho Windows 8.1, Microsoft đã trang bị thêm cho người dùng khả năng tùy chỉnh OneDrive ngay trong khay hệ thống bằng cách nhấn phải chuột vào icon ứng dụng và chọn Settings

Trong tùy chỉnh này, bạn sẽ có 2 tùy chọn chính là “Make all files available even when this PC isn’t connected to the Internet” nếu muốn dữ liệu trong OneDrive luôn sẵn sàng để sử dụng nếu như không có kết nối Internet và “Make all files online only” nếu bạn muốn tất cả các dữ liệu bản sao trong thư mục OneDrive trên máy tính và thiết bị khác sẽ bị loại bỏ.

8.     Lỗi “SecureBoot Isn’t Configured Correctly” khi nâng cấp
Lỗi này thường gặp khi người dùng tiến hành nâng cấp cho Windows 8.1, nguyên nhân là do máy tính chưa được kích hoạt tính năng Secure boot trong UEFI. UEFI (Unified Extensible Firmware Interface – Giao diện firmware mở rộng hợp nhất) là một công nghệ mới được sử dụng để thay thế cho BIOS (đã lỗi thời) trên các dòng máy tính đời mới.

Nếu gặp phải vấn đề này, bạn chỉ việc khởi động máy vào chế độ UEFI Firmware Settings, tìm đến tính năng Secure boot và kích hoạt lên (Enable). Sau đó tiến hành tải và cài đặt gói cập nhật có mã 2887595 từ Microsoft để khắc phục triệt để vấn đề.
9.     Ứng dụng bị mờ chữ
Hiện tượng này thường xuất hiện ở các ứng dụng bên thứ ba và rất rất nhiều bạn cũng gặp tình trạng tương tự. Ngoài chữ thì hình ảnh và một số đối tượng đồ họa khác trong app cũng có thể bị nhòe đi so với trước đây. Nó làm cho app trở nên xấu vô cùng và rất khó chịu khi sử dụng. May mắn là cách khắc phục khá dễ dàng, bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác như sau:
·        Nhấp chuột phải vào desktop, chọn "Screen resolution"
·        Chọn tiếp dòng "Make text and other items larger or smaller"
·        Đảm bảo rằng bạn đã chọn vào ô "Let me choose one scaling level for all my displays"
·        Nhấn nút Apply, khởi động máy lại là app sẽ hết bị nhòe chữ.

10.   Tiến trình svchost.exe dùng quá nhiều tài nguyên hệ thống

Lỗi này liên quan đến tiến trình chạy ngầm svchost.exe thỉnh thoảng tiêu thụ quá nhiều sức mạnh xử lí của CPU, điều đó dẫn đến việc máy tính chạy ì ạch so với bình thường và thậm chí có thể crash cả hệ thống (khi đó màn hình xanh chết chóc sẽ xuất hiện).

Có hai nguyên nhân phổ biến dẫn đến vấn đề này. Thứ nhất, và cũng có khả năng xảy ra cao hơn, đó là do dịch vụ Windows uPNP (Universal Plug-and-Play). Dịch vụ này được thiết kế để liên tục quét mạng mà bạn đang kết nối vào để tìm những thiết bị plug-and-play mới. Chính vì điều này mà tài nguyên hệ thống sẽ bị tiêu hao đi khá nhiều. Cách khắc phục thì dễ thôi, anh em vào Control Panel, chọn "Network and Sharing Center", nhấp tiếp chuột vào dòng "Change advanced sharing settings" rồi chọn vào ô "Turn off network discovery". Nhấn nút "Save changes" là xong.

Nguyên nhân thứ hai có thể là do malware, hay còn gọi là các phần mềm mã độc. Cách khắc phục trong trường hợp này đó là sử dụng một trình diệt virus để quét toàn bộ máy tính của bạn. Ứng dụng anti-virus sẽ lo phần xóa cho bạn luôn.

11. Tài khoản admin bị vô hiệu hóa

Vào một ngày đẹp trời tài khoản của bạn, nhiều khả năng cũng là tài khoản admin của hệ thống, bỗng nhiên bị vô hiệu hóa. Triệu chứng để phát hiện ra "bệnh" này thì nhiều lắm, từ việc bạn không thể download file từ Internet cho đến việc bạn không thể chạy một số ứng dụng nhất định.

Để khôi phục lại tài khoản mang quyền admin, bạn hãy nhấn phím Windows + R, gõ vào chữ cmd. Trong cửa sổ dòng lệnh màu đen vừa hiện ra, bạn gõ vào nội dung sau:

net user administrator /active: yes

Nhấn Enter và tài khoản admin của bạn sẽ xuất hiện trở lại.
Viết bởi : Dịch vụ SEO Tổng thể webvn.vn
....

Nổi bật