Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ có 10 người khởi nghiệp thì có tới 7-8 người thất bại. Chính vì thế, khi quyết định bắt tay vào bước đi lớn của đời mình, bạn cần phải rất thận trọng và không được bỏ qua những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhất. Hãy đặt cho mình những những câu hỏi liên quan đến nguồn lực, thời gian,… vì đó là những yếu tố quyết định trong mỗi doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu
những sai lầm sẽ dẫn tới sự thất bại mà mình có thể gặp phải và lên phương án giải quyết.
Dưới đây là 6 yếu tố mà bạn không thể không lưu tâm dành cho người bắt đầu khởi nghiệp.
1. Khách hàng
Khách hàng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của bạn bởi vì vốn dĩ kinh doanh là sự tương tác giữa người mua hàng và người bán hàng. Một doanh nghiệp không có khách hàng, đối tác làm ăn thì xem như việc kinh doanh của doanh nghiệp đó không hiệu quả. Chính vì thế, yếu tố khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Bạn cần xác định đối tượng khách hàng chính của mình cũng như nhu cầu mà thị trường cần đáp ứng ngay khi mới bắt đầu lên ý tưởng kinh doanh. Bên cạnh đó, sản phẩm của bạn cung cấp đã đủ hấp dẫn và thuyết phục khách hàng hay chưa? Liệu họ có quay lại với bạn lần nữa hay không? Bạn cần tìm kiếm một lượng khách hàng tiềm năng, xây dựng một lượng khách hàng quen thuộc và đảm bảo rằng mối quan hệ của bạn với những đối tác làm ăn này luôn tốt. Có như vậy doanh nghiệp của bạn mới hoạt động dễ dàng và thuận lợi.
2. Sản phẩm
Sản phẩm bạn tạo ra cần đáp ứng trực tiếp nhu cầu của khách hàng. Khi bạn bắt đầu thiết kế sản phẩm của mình, hãy tránh xa những điều khiến người mua ngần ngại, như chi phí quá cao, khó sử dụng hay không tương thích với các đồ dùng khác họ đang có,…
Bên cạnh đó, bạn không nên bổ sung thêm các tính năng hay thông điệp vào sản phẩm nếu như không thực sự cần thiết. Điều đó chỉ làm khách hàng thêm rối trí mà bạn lại mất chi phí cho việc lên những ý tưởng đó thôi.
3. Thời điểm
Mỗi một thị trường chỉ có một vòng đời nhất định và nó không kéo dài. Bạn hãy biết bắm bắt thời cơ và thời điểm vì nó sẽ không dễ dàng đến với bạn lần 2.
Ở giai đoạn đầu của một thị trường mới, bạn sẽ rất dễ dàng gia nhập. Nhưng nhập cuộc quá sớm cũng là một rủi ro. Nếu tiềm năng của thị trường chưa được xác định, bạn sẽ thất bại, hoặc khó có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động. Các doanh nghiệp mới khởi sự nên đi theo chiến lược “người theo gót nhanh chóng”. Đó là khi bạn tìm ra một ý tưởng tốt đã được thực thi và nhanh chóng thực hiện theo. Khi ấy, bạn đã gia nhập cuộc chơi đủ sớm khi nhu cầu của khách hàng vẫn chưa được đáp ứng.
4. Cạnh tranh
Cạnh tranh vốn là điều vốn dĩ trong kinh doanh. Đối với doanh nghiệp mới, khi sự cạnh tranh trở nên khốc liệt và thị trường đã bão hòa là khi tình hình trở nên bất lợi. Đây là tình trạng phổ biến ở nửa sau vòng đời của thị trường. Đó cũng là lý do tại sao bạn nên tập trung vào các thị trường ở giai đoạn đầu. Khi đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển chiến lược khác biệt hóa cho doanh nghiệp của mình.
5. Tài chính
Trên các phương tiện truyền thông, thậm chí lời tự sự của một số doanh nhân được xem là thành đạt đều có một điểm chung là chúng tôi lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, thời gian đầu rất khó khăn, vất vả… Tuy nhiên, bạn phải nhìn nhận một thực tế rằng, cái bạn cần đầu tiên khi khởi nghiệp làm bất kì thứ gì đó chính là tiền. Không có tiền, lấy gì để khởi nghiệp và nuôi chính bản thân bạn qua ngày? Không có tiền, liệu bạn có thể trụ nổi trong bao lâu? Và vì vậy, ngoài đam mê ra, bạn cần phải tìm ra được phương án cho câu trả lời: Nguồn tài chính ở đâu ra để nuôi và phát triển doanh nghiệp của mình?
6. Nhân sự
Nhân sự là yếu tố không kém phần quan trọng so với 5 yếu tố trên vì họ là những nhân tố giúp bạn “cạnh tranh”, phát triển “sản phẩm”, duy trì “khách hàng” và thu về “tài chính”,… Khi nguồn lực bị hạn chế, bạn nên bỏ qua những “mặt trận” không tiềm năng và bảo toàn nhân sự cho các cơ hội tiếp theo, hãy tìm
cách để giữ chân những nhân viên giỏi có tiềm năng lại với doanh nghiệp mình. Hãy xây dựng một đội ngũ cốt lõi hiểu rõ về khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần một chuyên gia giỏi có thể thiết kế sản phẩm đáp ứng được chính xác nhu cầu của người dùng. Hãy cân nhắc liệu bạn đã thiết lập các mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và phân phối để duy trì tính cạnh tranh hay chưa.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét