Nghiên cứu từ khoá và retargeting là những bước quan
trọng đầu tiên trong bất kỳ chiến dịch SEO nào. Đầu tiên, bạn khám phá được một
danh sách các từ khoá có liên quan, thu hút lượt truy cập và xếp vào nhóm từ
khoá cao cấp. Sau đó, bạn sắp xếp các nhóm từ khoá đó để tương ứng ứng với các
trang trong site của bạn. Hoặc nếu không có các URL nào liên quan để sắp xếp, bạn
phải tạo ra nội dung mới.
Đó là quá trình nghiên cứu từ khoá và sắp xếp điển
hình. Nhưng điều còn thiếu ở đây là sự ưu tiên. Thậm chí với một danh sách các
từ khoá và URL, bạn vẫn cần phải xác định cụm từ nào cần dành nhiều thời gian
hơn và cụm nào cần ít hơn. Dưới đây là cách xác định.
Làm thế nào để ưu tiên từ khoá mục tiêu của bạn?
Không phải tất cả từ khoá nào cũng được tạo ra như
nhau. Một số thu hút được nhiều truy cập hơn, số khác có ý định cao hơn, và vẫn
có số khác có thể lợi ích hơn cho hoạt động kinh doanh của bạn. Vì vậy bạn
không thể dùng một chiến lược giống nhau cho tất cả từ khoá mục tiêu của bạn.
Bạn cần ưu tiên và dành thời gian và nguồn lực tương
ứng, xác định dựa trên một nhóm các yếu tố quyết định, bao gồm:
- Nhu cầu tìm kiếm
- Ý định người dùng
- Sự cạnh tranh
- Ngân sách
- Khung thời gian
- Các mục tiêu
- Khả năng lợi nhuận
- Khả năng leo thang
Hãy đi sâu hơn vào từng yếu tố ưu tiên này và xác định
tại sao chúng lại quan trọng.
Nhu cầu tìm kiếm
Yếu tố đầu tiên bạn muốn đánh giá là mức nhu cầu (hoặc
hứng thú) đối với từ khoá của bạn, cả ở mức độ từng từ khoá riêng lẻ và mức độ
tổng hợp cho toàn bộ nhóm các từ khoá. Nhu cầu tìm kiếm rất quan trọng vì theo
lý thuyết, càng nhiều người tìm kiếm từ khoá mục tiêu của bạn, càng nhiều lượt
truy cập bạn có được cho trang của mình.
Nhưng đây không phải chỉ là về truy cập. Và tất cả
các nhà tiếp thị thường tập trung vào lượt truy cập mà không xác định:
- Liệu lượt truy cập có được từ từ khoá có nhu cầu
cao nào đó trên thực tế bị hạn chế hay không?
- Liệu lượt truy cập đó có giúp bạn đạt được mục
tiêu của mình (hoặc của khách hàng) hay không?
Chỉ vì một từ khoá có liên quan thu hút nhiều lượt
truy cập hơn từ khoá không có nghĩa là đó là từ khoá tốt hơn để nhắm đến. Bạn
cũng cần phải xem xét giá trị của lượt truy cập đó.
Ý định người dùng
Ý định của người tìm kiếm cũng là một yếu tố chính cần
xem xét khi ưu tiên từ khoá. Đánh giá ý định người dùng là xác định người dùng
muốn gì và đáp ứng nhu cầu của họ.
Vậy nên sau khi bạn thu thập dữ liệu nhu cầu tìm kiếm,
bạn kiểm tra danh sách từ khoá và trả lời các câu hỏi như:
- Ý định người dùng là gì thể hiện qua lệnh hỏi tìm
kiếm có chứa từ khoá đó?
- Về bản chất, ý định đó là vì thông tin hay theo
quá trình (ví dụ, người tìm kiếm đang thu thập thông tin về một sản phẩm hoặc dịch
vụ hoặc vì họ có ý định mua)?
- Họ tìm kiếm từ khoá đó ở đâu?
- Người dùng truy cập trang từ tìm kiếm chung có được
kinh nghiệm dùng thoả mãn không?
- Nội dung của tôi sẽ đáp ứng được mong đợi của họ
không?
- Họ sẽ thực hiện bước tiếp theo theo quy trình như
đăng ký nhận thư tin hoặc dùng thử không?
Một từ khoá có thể có lượng truy cập cao, nhưng lại
có ý định chuyển đổi hoặc hoàn tất một hành động cần thiết thấp. Hoặc trong nhiều
trường hợp từ khoá bạn đang nhắm đến không đủ cụ thể để thu hút một người dùng
có chất lượng. Vậy nên nhu cầu tìm kiếm không bao giờ nên là yếu tố duy nhất định
hướng việc ưu tiên của bạn.
Cạnh tranh từ khoá
Yếu tố tiếp theo để đánh giá là bối cảnh cạnh tranh
của từ khoá trong SERPs bạn đang nhắm đến. Khi đánh giá cạnh tranh ảnh hưởng ưu
tiên từ khoá của bạn như thế nào, hãy xem qua các câu hỏi sau:
- Xếp hạng cho từ khoá đó khó khăn như thế nào?
- Dựa trên cơ sở SERP, từ khoá đó cạnh tranh như thế
nào trong một trang SERP?
- Các tên miền/thương hiệu bạn đang vượt xếp hạng có
mức uỷ quyền và uy tín như thế nào?
- Mức uy tín và uỷ quyền của tên miền của bạn như thế
nào so với các trang của đối thủ?
Ví dụ bạn đang làm việc với một trang hoàn toàn mới.
Đi ngược lại với những tên miền lâu năm, có uy tín trong từ khoá cạnh tranh cao
là một phương thức sai (thậm chí với những từ khoá có nhu cầu và ý định cao). Vậy
nên bạn có thể có kết quả tốt hơn nếu nhắm đến thị trường có tiềm năng nhưng
chưa được khai thác hết (ví dụ, nhu cầu tìm kiếm trung bình với cạnh tranh thấp
hơn).
Tuy nhiên, nếu trang của bạn đã lâu năm và có uy
tín, bạn có thể dùng một phương pháp tích cực hơn.
Tóm lại, “khả năng SEO” của tên miền của bạn và của
đối thủ là một yếu tố quan trọng bạn cần xem xét để thông báo và hướng dẫn đúng
đắn nỗ lực ưu tiên của mình.
Ngân sách
Một yếu tố khác cần xem xét là bạn hoặc khách hàng của
bạn cần phải chi ra bao nhiêu tiền cho công việc này. Kích cỡ ngân sách sẽ giúp
bạn xác định việc ưu tiên xa hơn và giúp hướng dẫn bạn phân chia nguồn lực như
thế nào và ở đâu.
Mức chi tiêu cũng sẽ giúp bạn xác định liệu bạn có
nên nhắm đến những từ khoá cạnh tranh nhất và lợi ích nhất hoặc bạn nên tập
trung vào những từ ít cạnh tranh hơn. Hoặc có thể phương pháp đúng là đâu đó ở
giữa.
Ưu tiên từ khoá thường là về xem xét tình huống và
tuân theo phương pháp đúng. Và ngân sách đóng vai trò chính.
Khung thời gian
Thời gian cũng là một yếu tố quan trọng. Nhiều khách
hàng hiểu rằng SEO là một cuộc chay đua đường dài, không phải một cuộc chạy ngắn.
Những người khác lại mong đợi kết quả nhanh hơn.
Giả sử bạn chỉ có một vài tháng để đưa ra kết quả.
Sau đó, có thể không còn ý nghĩa gì khi tiếp tục nhắm vào các từ khóa cạnh
tranh xác định lúc đầu – cho dù các từ khoá đó có ý định và nhu cầu cao – vì
khoảng cách thời gian quá ngắn để có được tầm nhìn tốt trong SERPs. Tuy nhiên,
nếu bạn có khoảng cách dài hơn, bạn nên có sự ưu tiên khác đi.
Hãy suy nghĩ về khoảng thời gian như đầu tư cho việc
nghỉ hưu. Bạn càng có nhiều thời gian, bạn càng có thể tích cực hơn với phương
pháp đầu tư của mình. Bạn càng có ít thời gian (bạn càng già), bạn càng nên thận
trọng.
Mục tiêu của khách hàng
Nếu bạn đang làm việc với khách hàng, bạn cũng cần
xem xét mong muốn và mục tiêu của họ. Ví dụ:
- Họ có khăng khăng muốn có tầm nhìn trong trang đầu
tiên với một nhóm các từ khoá chính không?
- Họ có tập trung vào việc nhắm đến một vài trang
liên quan đến tiền trên site của họ và các cụm từ tương ứng?
- Họ chỉ hứng thú với việc nhắm vào các từ khoá sẽ dẫn
đến một kiểu chuyển đổi nhất định không?
- Họ có hứng thú chính với việc có được sự phát triển
bền vững qua thời gian từ truy cập tự nhiên không?
Hoặc có thể họ là người mới và không chắc chắn về từ
khoá nào cần ưu tiên, nên họ muốn khám phá thêm và mở rộng từ khoá [link nguồn]
để có được nhiều ý tưởng hơn và kiểm tra từ nào sẽ có hiệu quả.
Điểm cần lưu ý là khả năng là vô tận và phụ thuộc
vào khách hàng. Vậy nên quan trọng là bạn tập trung vào mục tiêu của khách hàng
và hành động hợp lý.
Bạn nên làm gì? Hãy để khách hàng xếp thứ tự từ khoá
và các nhóm từ khoá dựa trên ưu tiên của họ, và bạn biết được từ nào họ mong muốn
và từ nào có tầm quan trọng thứ yếu.
Khả năng lợi nhuận
Kết thúc cuộc chơi với SEO phải tất cả là về số lượt
truy cập và xếp hạng, mà là về tăng lợi nhuận. Những chủ kinh doanh và nhà tiếp
thị đều biết việc này.
Khi sự phát triển của lượt truy cập và xếp hạng cao
hơn có thể gây ấn tượng với một vài chủ sở hữu trang, một số lại mong muốn điều
thực tế hơn. Họ mong muốn có thêm doanh thu.
Phương thức cho bạn ở đây là tìm hiểu phần nào trong
các sản phẩm và dịch vụ của họ có lợi nhuận nhiều nhất, sản phẩm nào có lợi nhuận
cao nhất, v.v.
Khả năng leo thang
Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến việc ưu tiên từ khoá
là khả năng leo thang của một nhóm các từ khoá. Hãy nhìn vào nhóm từ khoá của bạn
và những URL nào các nhóm đó đang gắn với để có các dấu hiệu như:
- Những từ khoá có ý định cao, nhu cầu cao hoặc lợi
nhuận cao có đang cùng gắn với một URL duy nhất không?
- Có nhiều hơn một nhóm các từ khoá gắn với một URL
hoặc một nhóm các URL nhất định không?
Nếu xảy ra tình huống có các URL giá trị trong chiến
dịch của bạn (và thường là thế), hãy tập trung nhiều hơn cả nỗ lực và nguồn lực
của bạn vào những trang cụ thể đó. Bởi vì khi bạn tăng tầm nhìn của một URL giá
trị cao (một trang với nhiều từ khoá có ưu tiên gắn với nó), bạn có thể có kết
quả tăng tỉ lệ thuận với nỗ lực bỏ ra.
Lmt.com.vn sưu tầm