LMT Group - Chia sẻ để thành công !: Thủ thuật windows

Cách tinh chỉnh để hình ảnh đẹp hơn cho Laptop màn hình chất lượng cao

15:00 |
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy tính xách tay có độ phân giải vượt mức Full – HD, vì thế mật độ điểm ảnh của nó cũng rất cao (người ta gọi chung những màn hình như thế này là High Dots Per Inch (HDPI hoặc HiDPI)). Tuy nhiên, có một sự thật đáng tiếc đó là Windows vẫn chưa hỗ trợ tốt cho các máy HDPI, vì thế hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy không xuất sắc như điều đáng lẽ bạn nhận được. 

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách tinh chỉnh trong Windows 8 để giúp các bạn có chất lượng ảnh tốt nhất.

Những chia sẻ hay thủ thuật với máy tính các bạn có thể tìm hiểu thêm tại Thủ thuật công nghệ của chúng tôi.

Sử dụng tính năng Global Scaling


Đây là tính năng đã có mặt trên Windows từ lâu, và khi những chiếc máy tính đời mới được ra mắt thì nó lại càng trở nên hữu ích hơn nữa. Global Scaling sẽ phóng lớn hầu như tất cả mọi thành phần đồ họa được render ra màn hình, ví dụ như nút nhấn, menu, tiêu đề cửa sổ, thanh cuộn và cả chữ nữa. Nó sẽ giúp chúng ta tránh được tình trạng phải nheo nheo mắt nhìn vào màn hình. Tùy ứng dụng mà việc phóng lớn có làm bể hình ảnh hay không, nhưng hầu hết các app phổ biến thì không bị.

Bạn có thể điều chỉnh Global Scaling bằng cách vào Control Panel > Appearance and Personalisation > Display. Tùy theo nhu cầu và ý thích mà bạn có thể chỉnh mức zoom cho phù hợp, từ 100% là chế độ gốc tăng dần lên đến 150% (nếu bạn cập nhật lên Windows 8.1 thì có thêm mức 200%). Bạn cứ thử nghiệm hết, thấy mức zoom nào phù hợp với mình thì sử dụng nó. Nếu thích, bạn cũng có thể tự xác định mức zoom bằng cách nhấn vào chữ "Customize sizing options".



Ngoài ra, bạn cũng có thể ra lệnh cho Windows chỉ phóng lớn chữ mà thôi, các đối tượng khác vẫn giữ nguyên bằng cách dùng tùy chọn "Change only the text size" trong cùng cửa sổ như trên. Những khu vực được phép áp dụng phóng to chữ là thanh tiêu đề cửa sổ, hộp thoại thông báo, các menu, ô tile, chữ nằm dưới icon, và tooltip (dòng chữ nhỏ hiện ra khi bạn rê chuột lên một thứ gì đó).

Cài đặt ngoại lệ cho một số app đặc biệt


Đáng tiếc rằng không phải ứng dụng nào cũng hiển thị tốt khi chúng ta thiết lập Global Scaling. Điển hình và dễ thấy nhất là Chrome, khi đặt Global Scaling thì kích thước các nút và giao diện tổng quan của trình duyệt này quả thật có tăng lên nhưng chữ trong trang web thì vẫn mờ mờ và nhòe, cực kì khó chịu, các tab hoạt động cũng không tốt. Một vài ứng dụng khác, như chúng tôi đã nói ở trên, có thể trở nên rất to và không thể nào dùng được.

Để khắc phục (hoặc giảm bớt) tình trạng này, chúng ta cần nói hệ điều hành không nên áp dụng chế độ phóng to cho app mà hãy để nguyên như cũ. Đây là các "Exception" và bạn có thể thiết lập nó bằng cách tìm kiếm tập tin chạy của phần mềm (ví dụ với Chrome thì file chạy nằm ở địa chỉ C:/Program Files(x86)/Google/Chrome/chrome.exe). Nhấn phải chuột lên biểu tượng của app, chọn Properties, sau đó chuyển qua thẻ Compatibility rồi chọn ô “Disable display scaling on high DPI settings”. Đóng rồi mở app lại để thấy sự thay đổi.



Ngoài ra, trình duyệt thì Firefox và Internet Explorer 11 hỗ trợ màn hình HDPI một cách tuyệt vời, chữ nhìn rất mịn và đẹp, các đối tượng đồ họa cũng không bị vỡ hay nhòe. Chrome thì ngay cả khi đã làm theo hướng dẫn bỏ áp dụng HDPI vẫn chưa tốt. Chính vì thế, khi chạy Windows 8 trên máy thì chúng tôi hay dùng một trong hai trình duyệt trên mà thôi. 



Tăng kích thước icon


Một cách đơn giản để làm cho hệ điều hành của bạn trở nên thân thiện với màn hình độ phân giải rất cao đó là phóng lớn những thư mục, biểu tượng lên cho dễ nhìn. Để làm điều này, bạn chỉ cần nhấn chuột phải vào bất kì chỗ nào trên desktop hoặc trong Windows Explorer, chọn View > Large hoặc Extra Large icons. Ngoài ra có một điểm bạn cần để ý, đó là khi phóng lớn lên thì những biểu tượng ít khi nào bị vỡ hạt, nhất là những icon hệ thống có sẵn của Windows thì chũng vẫn rất sắc nét. Rõ ràng là Microsoft có đưa icon độ phân giải cao vào nền tảng của mình, nhưng vì lý do gì đó hãng không cho Windows tự điều chỉnh lại với các máy HDPI. Hi vọng hãng sẽ sớm khắc phục chuyện này.



Zoom thủ công


Hầu hết ai cũng biết rằng nhiều ứng dụng có sẵn tính năng zoom, và tính năng của những app đó tốt hơn nhiều so với Global Scaling. Ví dụ đơn giản đó là bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office, tính năng zoom của app cho chữ ra rất rõ ràng và mịn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng phím tắt Control kết hợp với phím dấu + / - hoặc vừa nhấn Control vừa cuộn chuột để phóng to, thu nhỏ.



Nâng cấp lên Windows 8.1


Hãy nâng cấp lên phiên bản hệ điều hành này vì nó có nhiều tính năng mới phù hợp với màn hình HDPI, ví dụ như tùy chọn zoom 200% cho Global Scaling (Windows 8 chỉ dừng ở mức 150%), hỗ trợ tinh chỉnh độ zoom cho nhiều màn hình khác nhau (hỗ trợ khi bạn cần làm việc hai, ba màn hình cùng lúc, vừa có laptop HDPi vừa có màn hình rời với độ phân giải thông thường). Mặc dù chưa hoàn hảo nhưng nó cũng giúp chúng ta khắc phục phần nào những sự khó chịu mà mình đã đề cập ở trên.

Đừng cố gắng giảm độ phân giải


Bạn nghĩ rằng việc giảm độ phân giải từ 2560 x 1440 xuống thành 1920 x 1080 cho "giống bình thường" sẽ khiến hình ảnh trở nên đẹp hơn và mọi chuyện trở lại "bình thường? Đó là một quan niệm sai lầm, nó chỉ làm mọi thứ trở nên tệ hơn mà thôi. Hình ảnh sẽ mờ hơn nữa do màn hình không được thiết lập đúng độ phân giải gốc của mình, các đối tượng đồ họa có thể quay trở lại kích thước cũ nhưng không còn sắc nét. Những lúc hạ độ phân giải thì laptop hoạt động cũng có vẻ ì ạch, chậm chạp hơn. Nói tóm lại, không nên giảm độ phân giải xuống dưới mức gốc, trừ khi nào thật cần thiết cho công việc riêng của bạn mà thôi (ví dụ: app bị hỏng/mất chức năng hoàn toàn khi đặt HDPI).


Chúc các bạn thực hiện thành công.
....

Để người mới sử dụng dùng Windows 8 hiệu quả

17:13 |
Windows 8 là hệ điều hành cao cấp nhất của Microsoft và có rất nhiều người có nhu cầu cài đặt. Tuy nhiên, quá trình làm quen lại chưa diễn ra thuận lợi vì có nhiều cái mới mà người dùng chưa cập nhật được. Do đó, chúng tôi xin giới thiệu bài hướng dẫn cách dùng hiệu quả cho những người mới làm quen với hệ điều hành Win 8.

Mang những thay đột phá về nền tảng hệ điều hành và giao diện người dùng, Windows 8, tạo ra những trải nghiệm mới mẻ nhưng cũng đồng thời khiến tất cả bỡ ngỡ khi mới sử dụng lần đầu.

Điểm mới cơ bản giữa Win 8 so với người tiền nhiêm là màn hình Start (Start screen, thay vì chỉ là Start menu với Windows 7), và đây cũng được coi là trái tim của chiếc laptop, nơi điều hành chung giúp người dùng cập nhật thông tin liên tục từ bạn bè, hòm thư cá nhân, cập nhật thời gian, thời tiết và đương nhiên giúp truy cập nhanh những ứng dụng người dùng thích nhất.

Để có thể sử dụng tốt hơn, bạn có thể xem thêm các cảm nhận của người dùng về hệ điều hành Windows 8, đó là những chia sẻ của những người đã sử dụng qua hệ điều hành này, đó là những kinh nghiệm quý giá cho chúng ta tham khảo.


Màn hình Start là điểm khác biệt cơ bản giữa Win 8 so với người tiền nhiệm.

5 cách duyệt màn hình Start


Trước hết để sử dụng Win 8 một cách thành thạo, người dùng cần được hướng dẫn các cách để di chuyển qua lại trong màn hình Start. Có 5 cách:

Cách 1: Đặt con trỏ chuột áp sát vào mép hai bên màn hình Start để dịch chuyển qua lại sang trái, sang phải.


Đặt con trỏ chuột áp sát vào hai bên mép màn hình Start (mũi tên trắng) để dịch chuyển sang trái, sang phải.

Cách 2: Vẫn với chuột, cuộn chuột giữa lên xuống để di chuyển màn hình Start sang trái, sang phải.

Cách 3: Tận dụng tính năng cảm ứng để vuốt màn hình Start sang trái, sang phải.

Cách 4: Sử dụng các phím mũi tên lên, xuống, trái, phải để dịch chuyển giữa các ô.


Sử dụng các phím mũi tên để dịch chuyển giữa các ô, ví dụ như sang phải hoặc xuống dưới như trong hình.

Cách 5: Sử dụng phím End để đến tận cùng bên phải màn hình Start và phím Home để trở về tận cùng bên trái.

Từ màn hình Start chuyển sang các màn hình khác


Đến Apps view: Apps view là nơi bạn kiểm soát toàn bộ ứng dụng và chương trình cài đặt trên máy tính của mình: Từ màn hình Start, bạn đến màn hình Apps bằng cách vuốt lên từ giữa màn hình Start, hoặc click mũi tên ở góc dưới bên trái màn hình Start.

Hoặc, click chuột phải vào một khoảng trống bất kỳ trên màn hình Start và ấn vào nút All apps hiện lên phía dưới cùng bên phải.


Vuốt lên trên từ giữa màn hình Start để xem Apps view.


Click mũi tên trỏ xuống góc dưới bên trái màn hình Start để chuyển sang Apps view.


Nhấp chuột phải vào một khoảng trống bất kỳ trên màn hình Start và ấn vào nút All apps hiện lên phía dưới cùng bên phải để đến Apps view.

Đến màn hình Desktop: Để trở về màn hình Desktop truyền thống của các phiên bản Windows trước, rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím biểu tượng Windows + D.

Cách khác là gõ hoặc click vào ô Desktop như hình dưới:


Gõ ngón tay hoặc click vào ô Desktop trong màn hình Start để trở về màn hình truyền thống.

Về màn hình Start từ các màn hình khác


Cách 1: Từ màn hình Desktop, gõ ngón tay hoặc click nút Start tận cùng phía dưới bên trái để trở về màn hình Start.


Gõ ngón tay hoặc click nút Start tận cùng phía dưới bên trái màn hình Desktop để về màn hình Start.

Cách 2: Mở thanh Charms bằng cách vuốt từ mép bên trái màn hình Desktop vào hoặc kéo chuột từ góc trên bên phải xuống.

Tiếp đó ấn nút Start trên thanh Charms:


Từ màn Desktop, vuốt vào từ mép bên trái hoặc kéo chuột xuống từ góc trên bên trái (như 2 mũi tên trắng) rồi ấn nút Start trên thanh Charms (khoanh đỏ).

Cách 3: Ấn phím mang biểu tượng Windows trên bàn phím.


Ấn phím mang biểu tượng Windows trên bàn phím để về màn hình Start từ bất cứ đâu.

Cách 4: Từ Apps view, kéo chuột xuống góc dưới cùng bên trái và nhấp chuột vào biểu tượng Start mới nổi lên để về màn hình Start.


Kéo chuột xuống góc dưới cùng bên trái màn Apps view và nhấp chuột vào biểu tượng Start mới nổi lên để về màn hình Start.

Ghim và bỏ ghim ứng dụng trên màn hình Start


Ghim ứng dụng lên màn hình Start: Vào Apps view => Ấn ngón tay hoặc nhấp chuột phải vào ứng dụng bạn muốn ghim (lưu ý: có thể chọn nhiều ứng dụng cùng lúc) => ấn hoặc nhấp chuột nút Pin to Start.


Để ghim ứng dụng lên màn hình Start, vào Apps view, ấn hoặc chuột phải ứng dụng cần ghim (mũi tên) rồi ấn hoặc nhấp chuột nút Pin to Start (khoanh đỏ).

Gỡ ứng dụng khỏi màn hình Start: Từ màn hình Start, ấn hoặc nhấp chuột phải các ứng dụng cần gỡ bỏ => ấn hoặc nhấp chuột nút Unpin from Start.


Để gỡ ứng dụng khỏi màn hình Start, ấn hoặc nhấp chuột phải các ứng dụng cần gỡ bỏ (khoanh trắng) rồi ấn hoặc nhấp chuột nút Unpin from Start (khoanh đỏ).

Tạo nhóm và đặt tên nhóm ứng dụng


Bước 1: Trong màn hình Start, ấn và giữ hoặc nhấp chuột phải ô ứng dụng bạn muốn tạo nhóm riêng.

Bước 2: Kéo các ô ứng dụng đấy sang phải cho đến khi xuất hiện một thanh màu xám. Thả ô vào thanh màu xám đó.


Kéo các ô ứng dụng trên màn hình Start ra một phía cho đến khi xuất hiện thanh màu xám, thả ứng dụng vào thanh xám đó.

Bước 3: Gõ ngón tay hoặc nhấp chuột vào nơi ghi “Name group” phía trên đầu nhóm mới tạo, sau đó nhập tên mới.

Tắt máy


Không có Start menu như Win 7 nên Win 8 sẽ làm người mới bắt đầu sử dụng thực sự lúng túng khi phải tắt máy (Shut down). Tuy nhiên, cách tắt máy (hay cả Sleep, Restart) trên Win 8 cũng không hề phức tạp nếu như nắm vững các bước sau:

Bước 1: Mở thanh Charms. Lưu ý ngoài các cách đã kể trên, người dùng có thể kéo chuột xuống góc dưới cùng bên phải màn hình Start và nhấp vào nút “-”. Sau đó, chọn mục Setitngs.


Tìm nhấp nút “-” góc dưới cùng bên phải màn hình Start (mũi tên) để mở thanh Charms sau đó chọn mục Setitngs (khoanh đỏ).

Bước 2: Tìm nút Power rồi ấn Shut down.


Trong mục Settings của thanh Charms, ấn Power rồi ấn Shut down.

Ngoài ra nếu đang ở ngoài màn hình Desktop, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Alt + F4 và chọn Shut down trong cửa sổ Shut Down Windows.


Nếu đang ở ngoài màn hình Desktop, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Alt + F4 và chọn Shut down trong cửa sổ Shut Down Windows.

Với Windows 8.1, việc tắt máy đã được làm cho thuận tiện hơn, tuy nhiên vẫn là cần thiết để nắm được những thao tác tắt máy trên vì không phải thiết bị nào cũng cập nhật đầy đủ phiên bản hệ điều hành mới nhất.
....

Phím tắt – “Cứu cánh” của Windows 8 khi không dùng màn hình cảm ứng

10:30 |
Có một điều không thể phủ nhận rằng nếu thiết bị của bạn không có màn hình cảm ứng (và thực tế là trừ các dòng sản phẩm PC mới, hầu hết máy tính từ năm 2012 trở về trước đều không hỗ trợ cảm ứng), việc sử dụng và điều hướng Windows 8 là không hề dễ dàng. Với giao Metro, việc làm việc với con chuột truyền thống là không thoải mái trên HĐH này.

Có thể bạn sẽ thắc mắc vậy thì "tội gì" mà lại dùng Windows 8, quay về với Windows 7 vẫn đang rất ổn định có phải là tốt hơn không. Nhưng với những lợi ích của HĐH này như tốc độ, tiết kiệm pin, nhiều tiện ích...  số người dùng Windows 8 hiện nay không hề nhỏ.


Vậy đâu là cách giải quyết tốt nhất những khó khăn mà giao diện Metro đem lại cho những người dùng vốn quen giao diện cũ, câu trả lời đó là các phím tắt.

Dưới đây là 30 phím tắt phổ biến và thiết yếu khi bạn đang dùng Windows 8 mà màn hình của bạn không phải loại cảm ứng.

1.     Phím Windows - Windows Key

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy trên bàn phím thông dụng sẽ có một hoặc hai phím có hình biểu tượng của Windows. Đây là phím tắt Windows (Windows Key), được sử dụng trong hệ điều hành Windows.
Trong các phiên bản Windows trước có thể bạn không chú ý lắm đến phím Windows này. Nhưng kể từ phiên bản Windows 8 bạn sẽ phải sử dụng đến phím này rất nhiều vì nó sẽ giúp cho bạn thuận tiện khi thao tác trên giao diện mới của Windows 8.

2.     Các phím tắt sử dụng trong màn hình Start Screen

·                     Các phím số và chữ - Nhấn một phím số hoặc chữ trên màn hình Start Screen sẽ kích hoạt công cụ tìm kiếm ứng dụng với tên bắt đầu bằng ký tự vừa nhấn.

·                     Windows  - Nhấn phím Windows để chuyển đổi giữa màn hình Start Screen và các ứng dụng đang chạy hoặc màn hình Desktop.
·                     Windows + B - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị thông báo ở khay hệ thống (góc dưới bên phải màn hình).
·                     Windows + C - Hiển thị thời gian và thanh công cụ Charm Bar bên cạnh phải màn hình.
·                     Windows + E - Chuyển sang màn hình Desktop và chạy ứng dụng quản lý tập tin Windows Explorer.
·                     Windows + F - Kích hoạt công cụ tìm kiếm tập tin.
·                     Windows + H - Kích hoạt công cụ chia sẻ tài nguyên (Share).
·                     Windows + I - Hiển thị màn hình cài đặt (Settings).

·                     Windows + L - Khóa máy. Nhấn một phím bất kỳ để vào lại Windows. Nếu có đặt mật khẩu thì phải nhập đúng mật khẩu mới vào Windows được.
·                     Windows + P - Lựa chọn hiển thị trên các màn hình khác nếu có.
·                     Windows + Q - Tìm kiếm các chương trình ứng dụng đã được cài đặt.
·                     Windows + R - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị hộp thoại Run.
·                     Windows + U - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị cửa sổ Ease of Access Center.
·                     Windows + T - Chuyển sang màn hình Desktop và xem nhanh nội dung của một cửa sổ thu nhỏ trên Taskbar
·                     Windows + X - Hiển thị trình đơn truy cập vào các công cụ quản lý hệ thống.
·                     Windows + Z - Hiển thị thanh công cụ ứng dụng All Apps.
·                     Windows + Print Screen - Chụp ảnh màn hình, hình ảnh sẽ được lưu tại thư mục Libraries -> Pictures

3.     Các phím tắt sử dụng trong màn hình Desktop

·                     Windows - Chuyển đổi giữa màn hình Start Screen và các ứng dụng đang chạy hoặc màn hình Desktop.
·                     Windows + 1, Windows + 2,... - Chạy các ứng dụng nằm trên thanh tác vụ (Taskbar) theo thứ tự từ trái sang phải. Thí dụ Windows + 1 sẽ chạy ứng dụng đầu tiên bên trái (internet Explorer), Windows + 2 sẽ chạy ứng dụng kế tiếp (Windows Explorer),...

·                     Windows + B - Hiển thị thông báo ở khay hệ thống (góc dưới bên phải màn hình).
·                     Windows + C - Hiển thị thời gian và thanh công cụ Charm Bar bên cạnh phải màn hình.
·                     Windows + D - Hiện/Ẩn các cửa sổ hoặc ứng dụng trên màn hình Desktop.
·                     Windows + E - Chạy ứng dụng quản lý tập tin Windows Explorer.

·                     Windows + F - Kích hoạt công cụ tìm kiếm tập tin.
·                     Windows + H - Kích hoạt công cụ chia sẻ tài nguyên (Share).
·                     Windows + I - Hiển thị màn hình cài đặt (Settings).
·                     Windows + L - Khóa máy.
·                     Windows + M - Thu nhỏ cửa sổ đang được chọn.
·                     Windows + P - Lựa chọn hiển thị trên các màn hình khác nếu có.
·                     Windows + Q - Tìm kiếm các chương trình ứng dụng đã được cài đặt.
·                     Windows + R - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị hộp thoại Run.
·                     Windows + T - Xem nhanh nội dung trong cửa sổ thu nhỏ của các ứng dụng trên Taskbar
·                     Windows + U - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị cửa sổ Ease of Access Center.
·                     Windows + W - Kích hoạt tìm kiếm các công cụ cài đặt hệ thống.
·                     Windows + X - Hiển thị trình đơn truy cập vào các công cụ quản lý hệ thống.

·                     Windows + Print Screen - Chụp ảnh màn hình, hình ảnh sẽ được lưu tại thư mục Libraries -> Pictures
....

Nổi bật