Trước
khi bắt đầu, chúng ta cần làm rõ một vài điều. Không phải chỉ vì bạn có thể áp
dụng các kỹ thuật tối ưu tiên tiến mà bạn cần tuân theo những tiêu chuẩn đó.
Trong hầu hết trường hợp, SEO cốt lõi sẽ tự cải thiển nhanh hơn nhiều trước khi
các kỹ thuật tối ưu tiên tiến nhập cuộc.
Tuy
nhiên, hiểu rõ lý do “tại sao” đằng sau mỗi “phương pháp nào đó” là việc làm cần
thiết và đáng giá, điều này có thể dễ dàng nhận ra khi những lời khuyên thông
thường chưa đủ cho bạn. Đây là một trong những điều khiến cho
SEO trở nên thú vị.
Ví
dụ, thẻ tiêu đề vẫn là một trong những tín hiệu thứ hạng có tác động mãnh mẽ nhất
mà chúng ta có thể kiểm soát. Chúng đóng vai trò khá quan trọng.
Những biện pháp thực hành tốt nhất dành cho
thẻ tiêu đề
Sau
những thay đổi gần đây của Google, các biện pháp thực hành thẻ tiêu đề mới nhất
đã dần trở nên phổ biến. Google đã gia tăng kích thước font chữ lên 16 - 18px
và loại bỏ cách hiển thị gạch dưới, kết quả là trang SERPs trở nên gọn gàng và
dễ đọc hơn. Đồng thời, việc tăng kích thước font chữ đã làm giảm số lượng các ký
tự xuất hiện trên tiêu đề hiển thị.
Trong
những năm qua, chúng ta thường được khuyên nên giữ số lượng ký tự của thẻ tiêu
đề dưới 70. Sau thay đổi trong năm nay, hầu hết các bài viết đều giữ thẻ tiêu đề
ở giới hạn 55 - 60 ký tự.
Việc
Google cắt giảm tiêu đề hiển thị có phải đã thay đổi tiêu chuẩn sử dụng ký tự thành
pixel trong tiêu đề hay không? Câu trả lời là không nhé, công cụ này vẫn lấy
pixel làm tiêu chuẩn. Kết quả tìm kiếm trên Google sử dụng font chữ Arial cân đối.
Điều này có nghĩa là những ký tự mỏng như “1” hoặc “I” sẽ chiếm hữu không gian
ít hơn so với các ký tự dài như “5” hoặc “M”. Đếm ký tự là quy ước dễ hiểu, với
số lượng được đề xuất giới hạn trong khoảng 55 - 60 ký tự.
Dưới
đây là những biện pháp thực hành cơ bản tốt nhất dành cho thẻ tiêu đề:
- -
Độ rộng dưới 512 pixel, khoảng 55 - 60 ký tự
- -
Đặt từ khóa càng gần phần đầu của thẻ tiêu đề càng
tốt; từ khóa càng gần đầu thẻ, nó càng tạo ra nhiều tác động.
- -
Tạo thẻ tiêu đề dễ đọc
- -
Nếu bạn sử dụng thương hiệu trong thẻ tiêu đề, hãy
đặt nó ở cuối thẻ trừ phi doanh nghiệp bạn là một thương hiệu nổi tiếng được người
dùng tìm kiếm.
- -
Tạo ra các thẻ tiêu đề độc đáo
- -
Tránh biện pháp nhồi từ khóa
Đối
với Site Links, tiêu đề nên hình thành một thông điệp hoàn chỉnh trước khi
Google cắt xén trong kết quả hiển thị tìm kiếm. Thẻ tiêu đề nên truyền đạt quan
điểm rõ ràng, mạch lạc để thu về tỷ lệ CTR cao hơn cho website.
Có nên thay đổi thẻ tiêu đề?
Bạn
có nên giảm tất cả các thẻ tiêu đề chứa 70 ký tự xuống còn 55 ký tự hay không?
Có lẽ, chúng ta nên thực hiện việc này trên trang chủ và các trang category.
Trước khi viết lại thẻ tiêu đề, hãy nhìn vào dữ liệu lượng click và truy cập
trong Google Webmaster Tools từ giai đoạn trước và sau khi thay đổi (thay đổi
được áp dụng vào tuần 10/3).
Thay
đổi không nên ảnh hưởng đến thứ hạng của website, vì vậy nếu bạn nhìn thấy tỉ lệ
CTR của các trang nối trang (page-to-page) sụt giảm, hãy tiến hành làm mới thẻ
tiêu đề. Nếu tỷ lệ CTR không thay đổi, tốt hơn bạn nên đầu tư nỗ lực vào những
khía cạnh khác của website. Hãy nhớ, Google đánh giá cao việc website cập nhật các
trang web. Nếu trang web của bạn đã trở nên lỗi thời và nhạt nhẽo, hãy biến điều
này thành cơ hội để làm mới toàn bộ các trang web trên site.
Trên
đây chỉ là những điều cơ bản. Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đào sâu hơn vào vấn
đề này.
Google
có thể chỉ hiển thị tiêu đề lên đến 512 pixel; tuy nhiên, thuật toán tìm kiếm sẽ
đọc và xem xét toàn bộ thẻ tiêu đề của trang, bao gồm cả các phần không được hiển
thị trên SERPs. Nếu bạn không thể viết một tiêu đề trong giới hạn 512px, hãy viết
một thẻ tiêu đề tốt nhất theo khả năng của mình và đảm bảo truyền đạt hết ý
nghĩa muốn gửi gắm trong 55 ký tự đầu tiên.
Không
phải lúc nào Google cũng hiển thị các thẻ tiêu đề từ phần bắt đầu của nó. Nếu
truy vấn phù hợp với những từ ngữ nằm ở giữa hoặc cuối thẻ tiêu đề, công cụ tìm
kiếm sẽ hiển thị một phần đoạn text đó.
Ngoài
ra, Google rất yêu thích thương hiệu. Dưới đây là ví dụ về một thẻ tiêu đề dài khi
kết quả tìm kiếm cắt dời phần giữa của thẻ tiêu đề để hiển thị đoạn text và
thương hiệu phù hợp với truy vấn của người dùng.
Đôi
khi, Google tạo ra một tiêu đề hoàn toàn mới so với thẻ tiêu đề thực tế của
trang trên SERPs.
Dưới
đây là lời giải thích của Google:
Nếu chúng tôi phát hiện
ra một kết quả cụ thể có sai sót trong tiêu đề, chúng tôi sẽ cố gắng tạo ra một
tiêu đề cải thiện mới từ anchors, đoạn text trên trang, hoặc các nguồn khác của
trang web ban đầu. Đôi khi ngay cả những trang web sở hữu tiêu đề mô tả, súc
tích, trình bày rõ ràng vẫn có thể kết thúc bằng những tiêu đề khác trong kết
quả tìm kiếm để thể hiện mức độ liên quan tốt hơn của chúng với truy vấn tìm kiếm.
Lý do đơn giản của việc
này đó là: các thẻ tiêu đề được webmaster thiết lập thường cố định, không thay
đổi bất chấp truy vấn tìm kiếm của người dùng. Khi nhận được truy vấn của người
dùng, chúng tôi thường tìm kiếm các đoạn text thay thế của một trang web nào đó
có thể giải thích tốt lý do tại sao kết quả lại phù hợp và liên quan. Sử dụng đoạn
text thay thế này như một thẻ tiêu đề không chỉ mang lại lợi ích cho người sử dụng
mà còn giúp ích cho chính website của bạn. Người dùng sẽ đọc lướt các cụm từ
truy vấn của họ hoặc những dấu hiệu khác liên quan trong kết quả tìm kiếm, do vậy
tiêu đề được biến đổi theo truy vấn có thể làm tăng cơ hội website được người dụng
lựa chọn và truy cập.
Thử nghiệm thẻ tiêu đề
Bây
giờ, bạn đã biết một số lý do đằng sau các biện pháp thực hành thẻ tiêu đề tốt
nhất. Đây là những kiến thức mà bạn có thể sử dụng để tiến hành thử nghiệm. Thử
nghiệm SEO không hề dễ dàng, đặc biệt khi nó được thực hiện trực tiếp trên website.
Do không thể chi phối các công cụ tìm kiếm, nên bạn sẽ không bao giờ thiết lập được
chất lượng thí nghiệm. Hiện nay, hầu hết chúng ta đều không sở hữu một website
có traffic bổ sung cao để chạy thử nghiệm, do đó chúng ta phải tiến hành nó
trong thế giới thực tế.
Các
thử nghiệm SEO nên được thực hiện với sự quan tâm, giới hạn trên một số trang
web nhất định. Bạn nên lựa chọn các trang web cung cấp kết quả đáng kể, không nên
sử dụng những trang có lượng traffic rải rác. Hãy để dành riêng một trang web
tương tự, không thay đổi để phục vụ cho quá trình kiểm soát hoặc so sánh sau
này. Đừng thực hiện bất cứ điều gì đe dọa đến lượng traffic quan trọng hoặc phổ
biến của website! Trước tiên, hãy thử nghiệm trên quy mô nhỏ để có thể tạo ra
thay đổi trên những trang web quan trọng vào phút chót, bạn sẽ nhìn thấy kết quả
khả quan ở những trang web khác sau đó.
Dưới
đây là 2 thử nghiệm bạn có thể tiến hành:
-
Đưa thương hiệu vào đầu một số trang category hoặc
trang category phụ, ở phần cuối của nhóm thứ hai, và loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi
nhóm thứ ba. Hãy quan sát phản ứng của Google, nhìn vào tỷ lệ CTR.
-
Nếu bạn có những bài viết chuyên sâu, hãy thử mở
rộng một số thẻ tiêu đề để phù hợp với các từ khoá bổ sung và chuyển tải hai
suy nghĩ khác nhau nhưng liên quan. Trang web có được xếp hạng cho các từ khóa
bổ sung không hay đánh mất thứ hạng? Nó có ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập của
site hay không?
Bây
giờ, bạn đã biết các biện pháp thực hành SEO tốt nhất cho mình. Hãy tìm hiểu lý
do đằng sau các quy ước, suy nghĩ về cách bạn có thể điều chỉnh một số quy ước
đó để mang lại lợi ích cho website, và thiết kế của mình và tiến hành một số thử
nghiệm.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét