Có thể bạn sẽ cho là ngược đời vì xưa nay chỉ có chuyện nhân viên tìm cách lấy lòng sếp chứ có bao giờ sếp phải đi lấy lòng nhân viên. Nhưng trên thực tế, bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng hiểu rằng nếu nhân viên làm việc với tâm lý ép buộc, căng thẳng thì hiệu quả công việc sẽ không cao, đặc biệt là với những nhân viên giỏi vốn là những người có cá tính mạnh mẽ. Động lực lớn nhất thúc đẩy nhân viên làm việc chính là những lời khen ngợi chân thành của “sếp”. Dưới đây là 5 tuyệt chiêu mà những sếp giỏi thường dùng khi muốn thu phục nhân viên của mình.
1. Tìm hiểu đời sống riêng
Để thu phục nhân viên, bạn đừng nghĩ rằng chỉ dùng những quy tắc và bắt họ tuân theo. Trước tiên bạn phải hiểu về đời sống riêng của họ bởi tâm trạng của họ thường ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công việc. Trong cuộc sống ai cũng có những tâm sự, khó khăn riêng, và một sếp giỏi là người biết được những điều đó và có cách khắc phục để điều chỉnh sao cho nó ít ảnh hưởng đến công việc chung nhất. Nếu bạn biết quan tâm đến đời sống riêng của nhân viên ở mức độ vừa phải, họ sẽ vui vẻ vì được làm việc với một người lãnh đạo tâm lý, đồng thời họ cũng sẽ thoải mái hơn khi được chia sẻ đời sống riêng với bạn.
Tất nhiên cái gì vượt quá giới hạn cũng thành trò lố, nên bạn không nên “soi” quá nhiều vào đời tư của nhân viên, họ sẽ cảm thấy khó chịu. Trong những cuộc trò chuyện thân tình với nhân viên, bạn hãy hỏi về hoàn cảnh gia đình; điều gì họ hài lòng và điều gì họ chưa hài lòng trong môi trường làm việc này; mục tiêu nghề nghiệp, mơ ước trong cuộc sống…
Với mỗi nhân viên bạn nên đặt câu hỏi theo cách khác nhau. Chẳng hạn bạn là sếp trong một công ty bảo vệ tại Hà Nội, bạn hãy hỏi nhân viên gặp khó khăn gì khi phải trực đêm, phải công tác xa nhà… Với nhân viên là nữ hãy hỏi về chuyện hôn nhân, con cái của họ, chắc chắn họ sẽ dễ mở lòng hơn.
2. Biết lắng nghe
Người lãnh đạo giỏi không thể là một người độc tài, đó nhất định phải là người biết lắng nghe những phản hồi của nhân viên, và quan trọng nhất chính là thái độ lắng nghe. Đó là một thái độ ghi nhận, tập trung, tôn trọng, sếp giỏi cũng phải là người biết gạt những tự ái bản thân sang một bên, biết chấp nhận thay đổi trước những đề xuất của nhân viên. Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp bạn gần gũi hơn và tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ý tưởng cá nhân của họ. Những ý tưởng cá nhân hay những ý kiến đóng góp này luôn giúp bạn quản lý công việc của phòng ban hay đội nhóm do bạn lãnh đạo một cách tốt nhất.
2 bước quan trọng khiến bạn lắng nghe có hiệu quả là:
- Tạo cơ hội cho nhân viên trình bày ý kiến: Các buổi họp nhóm, bữa cơm trưa chung cho toàn công ty… chính là dịp để lãnh đạo có dịp tiếp xúc nhân viên, lắng nghe những ý kiến của họ. Đây là dịp tốt để họ có thể nói lên những chia sẻ thật mà không bị căng thẳng như trong những cuộc họp.
- Phản hồi với thái độ trân trọng: Để “lấy lòng” nhân viên, sếp giỏi thường thể hiện sự trân trọng và thấu hiểu ý kiến của nhân viên là tóm lược lại các ý chính sau khi họ trình bày ý kiến. Họ không bao giờ vội vàng kết luận ngay sau khi nhân viên vừa trình bày xong, vì điều đó sẽ tạo cảm giác người nghe thiếu nhiệt tình, muốn kết thúc cuộc trao đổi càng sớm càng tốt. Do đó, trước khi đưa ra nhận định, giải pháp của mình, hãy tóm lược bằng những câu như: “Như vậy, theo anh/chị, vấn đề ở đây là...?”
3. Giao công việc dựa trên thế mạnh
Công việc quá nhàm chán hoặc quá khó thực hiện đều có thể khiến nhân viên nản lòng, bỏ cuộc. Vì vậy việc khích lệ tinh thần và tạo cơ hội để nhân viên thể hiện được hết khả năng của mình là vô cùng quan trọng! Một người sếp giỏi chính là một kiến trúc sư, có thể thiết kế được bảng công việc thật thú vị với mục tiêu vừa đủ thách thức để tạo sự hứng khởi và hướng nhân viên của họ đạt được mục tiêu.
Để thiết kế được một bảng công việc phù hợp với từng nhân viên, bạn phải dựa trên thế mạnh, đam mê, nguyện vọng của từng nhân viên. Ví dụ bạn đừng nên giao việc bảo vệ công trường xây dựng cho một nhân viên muốn gắn bó với môi trường giáo dục, giao cho họ bảo vệ một trường học sẽ hợp lý hơn. Hoặc cũng không nên giao việc bảo vệ ban đêm cho một nhân viên mà vợ đang ốm nặng…
4. Tiền lương thỏa đáng
Tất nhiên một người lao động bán sức lao động bao giờ họ cũng mong muốn bán được giá cao, còn người mua sức lao động thì lại muốn mua giá rẻ. Người lãnh đạo tài năng là người biết định giá chuẩn xác nhất để có thể giữ chân những người làm được việc. Vì thế, việc xem xét đến nguyện vọng của người tài trong việc có một khoản thu nhập xứng đáng, cũng như khả năng thăng tiến cùng những phúc lợi kèm theo cũng là điều doanh nghiệp nên nghiêm túc thực hiện.
Để quản lý hiệu quả , rõ ràng và làm nhân viên nể phục, bạn hãy đề ra những tiêu chuẩn cụ thể cho công việc của mỗi nhân viên, có thể theo tuần, theo tháng hoặc theo quý, cộng với chế độ lương, thưởng, phạt hợp lý, công minh. Bảng tiêu chuẩn đó sẽ là thước đo đánh giá mỗi nhân viên làm công việc được giao tới đâu và khiến họ “tâm phục khẩu phục”.
5. Đừng quên thể hiện sự biết ơn
Một nhà lãnh đạo không thể đạt được thành tích nếu làm việc một mình, những gì bạn đạt được chính là dựa trên sức lực của nhân viên. Vì vậy đừng bao giờ quên lời cảm ơn, một cái bắt tay ấm áp một nụ cười động viên, một cái vỗ vai thân tình… Những hành động nhỏ đó đôi khi còn có tác dụng lớn hơn phần thưởng về vật chất. Đi kèm với đó, bạn nên có chế độ lương thưởng xứng đáng cho nhân viên có thành tích làm việc tốt, và đề bạt thăng chức họ.
Và cuối cùng đừng quên để lấy lòng nhân viên không phải là việc khó, chỉ cần bạn có một tấm lòng “chân thành” và thể hiện nó một cách “thông mình”.
Tuy rằng sếp là một người tâm lý và hòa đồng với nhân viên, nhưng đó cũng phải có một múc độ nào đó trong giới hạn của sếp thôi, bạn không nên thấy sếp hòa đồng với mọi người mà vượt quá giới hạn. Đến lúc đó chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối. Cùng tham khảo
7 điều cấm kỵ khi giao tiếp với sếp để bạn có thể tránh được những rắc rối không nên có, mà vẫn có thể hòa đồng vui vẻ cùng sếp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét