Là một người quản lý, không chỉ đơn giản là người giỏi chuyên môn mà đòi hỏi phải giỏi trong giao tiếp, ứng xử với nhân viên của mình. Cụ thể, phải biết cách để nhân viên phát huy hết năng lực, tích cực và sáng tạo trong công việc, biết cách
xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp dưới, có vậy họ mới có thể hoàn thành nhiệm vụ, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển vững chắc.
Chế độ thưởng phạt cần phải công minh
Là một người quản lý, bạn cần giữ sự công minh, luôn coi trọng lợi ích chung, công bằng khi sử dụng người. Khi cấp dưới thực hiện công việc đạt chất lượng cao, bạn cần có chế độ khen thưởng kịp thời giúp bản thân người đó cũng như người khác có động lực để hoàn thành tốt những công việc tiêp theo. Tuy nhiên, có thưởng thì cần có phạt, bạn cũng nên đưa ra một khung phạt hợp lý với những người tắc trách trong công việc, làm ảnh hưởng đến kết quả chung. Việc phê bình hay khiển trách cấp dưới cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, khi khiển trách cần đứng trên góc độ của tập thể chứ không đứng trên góc độ của cá nhân để khiển trách.
Thu phục nhân viên dưới quyền
Cấp trên không đơn thuần chỉ là ra lệnh, là yêu cầu cấp dưới thực hiện một cách cứng nhắc, khô khan. Một người sếp thực sự làm nhân viên nể phục là những người hiểu được tâm lý con người “ra lệnh mà không phải ra lệnh, không phải ra lệnh mà là ra lệnh”. Bên cạnh đó, người quản lý phải là tấm gương, khi nhân viên cảm nhận được lòng nhiệt tình, hăng hái làm việc của nhà quản lý thì họ sẽ thực hiệc công việc được giao với tinh thần và thái độ làm việc hăng say, nghiêm túc, kéo theo kết quả công việc sẽ tốt cho cả tổ chức lẫn bản thân nhân viên, họ sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công việc.
Sử dụng lời khen với cấp dưới
Lời khen ngợi chân thành của người lãnh đạo sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích những người dưới quyền làm việc hăng hái hơn. Vì thế khi nhân viên làm tốt việc, là một người lãnh đạo bạn đừng nên tiếc một lời khen. Chỉ một câu “Em làm tốt lắm, cố gắng phát huy nhé” đã đủ nhân viên của bạn có động lực hơn rất nhiều rồi.
Biết lắng nghe
Người lãnh đạo thành công là người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ tìm thấy những góp ý, lời khuyên trung thực. Hãy là người sáng suốt và đừng bao giờ cho mình là người luôn đúng, biết lắng nghe những lời góp ý cho dù đó không phải là lời đường mật.
Sẵn sàng trả lời điện thoại của nhân viên
Bất cứ nhân viên nào cũng có thể gọi điện thoại cho người quản lý và sẽ được gọi lại trong thời gian sớm nhất nếu bạn không thể trả lời ngay điện thoại của họ. Đó là một cách để nhân viên của bạn thấy rằng sếp của họ là người thân thiện và tôn trọng họ.
Quan tâm đến thông tin phản hồi từ phía nhân viên
Tâm lý làm việc của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến không khí làm việc chung của tổ chức và gián tiếp nó cũng sẽ ảnh hưởng đến khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh,… Chính vì thế, là một người lãnh đạo đòi hỏi bạn phải thật tinh tế trong việc quan sát đến nhân viên bởi nếu không có sự quan tâm đúng mức thì tinh thần làm việc của nhân viên ngày càng sút kém, ảnh hưởng đến công việc chung.
Quan tâm đến cuộc sống của nhân viên nhưng không nên quá tò mò đến việc riêng
Xử lý những tình huống căng thẳng có hiệu quả: ngày nay việc stress trong công việc là hoàn toàn phổ biến vì tiến độ thực hiện công việc cũng như khối lượng công việc đôi khi quá tải, xung đột trong nội bộ doanh nghiệp, ngoài ra cũng còn có stress trong cuộc sống gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công việc. Nhiệm vụ của nhà quản lý là làm sao có thể dung hòa bớt những áp lực này, có thể bằng cách phát hiện kịp thời vấn đề từ khi mới nảy sinh, để đưa ra các biện pháp giải quyết thích hợp.
Xây dựng hình ảnh tốt cho bản thân
Bạn hãy tự đặt ra câu hỏi cho riêng mình “Liệu nhân viên đã thực sự nhìn mình với ánh mắt tôn trọng, nể phục nhưng vẫn có sự thân thiện, gần gũi chưa?”. Nếu câu trả lời là “Có” có nghĩa là bạn đã là người lãnh đạo tốt, còn nếu không, bạn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để xây dựng hình ảnh tốt cho bản thân.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét