Nhiều năm trở lại đây, kế toán trở thành một ngành vô cũng hấp dẫn, thu hút hàng chục ngàn thí sinh đăng kí dự tuyển mỗi năm. Tuy nhiên có một nghịch lý vẫn đang diễn ra đó là, trong khi mỗi năm có hàng chục ngàn tổ chức, doanh nghiệp ra đời, hầu hết đều có nhu cầu tuyển nhân viên kế toán thì sinh viên theo học ngành hot này ra trường vẫn thất nghiệp tràn lan. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại có tình trạng như vậy?
Việc thất nghiệp của sinh viên liên quan đến nhiều yếu tố như: Bằng cấp, sự năng động, doanh nghiệp yêu câu kinh nghiệm,… Tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản mà toàn ngành kế toán nói chung và mỗi sinh viên kế toán nói riêng cần khắc phục để hạn chế tối đa tình trạng này.
Nguyên nhân:
- Tình trạng chung của tất cả các trường Đại học, cao đẳng, hay trung cấp, giảng viên dạy các bạn sinh viên rất nhiều kiến thức về mặt lý thuyết dẫn đến việc các bạn sinh viên: Cái gì cũng biết, nhưng thực tế lại chẳng biết cái gì? Không được thực hành, không va chạm thực tế, nên về mặt kỹ năng còn nhiều hạn chế.
- Giáo trình của ngành kế toán trình bày dưới dạng lý thuyết là nhiều, không giải thích cho sinh viên về mỗi ngiệp vụ kế toán áp dụng thực tế cho các loại hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, xử lý sự cố ra sao?
- Vấn đề đầu vào của sinh viên kế toán, dường như không quá khắt khe. Dẫn đến tình trạng quá tải sinh viên trong một lớp học, dẫn đến chất lượng học tập của các sinh viên là không có. Việc đào tạo kỹ năng cho từng sinh viên là hết sức hạn chế.
- Đa số các bạn sinh viên khi ngồi trên giảng đường, không định hướng cho mình theo học một chuyên nghành nào của nghề kế toán, các nghiệp vụ kế toán yếu. Không nắm vững được các thông tư, luật thuế.., không va chạm, không có kỹ năng giải quyết vấn đề. Dẫn đến việc ra được trường, nhưng không biết mình có thể làm được gì?
- Ngoài các yếu tố về kỹ năng ở trên, một vấn đề dẫn đến việc thất nghiệp của các bạn kế toán đó là sự “Ảo tưởng”. Ảo tưởng sức mạnh về bằng cấp, về lương bổng. Luôn mang trong đầu suy nghĩ, với bằng cấp này phải được hưởng lương như thế này. Xin lỗi các bạn chứ “Bẳng đại học chưa phải là thước đo”. Khi nào các bạn ý thức được rằng, làm việc không vì tiền thì lúc đó mới có thể thành công được
Giải pháp:
Vậy chìa khóa nào để giải quyết tình trạng thất nghiệp như hiện :
Đối với bản thân những cử nhân mới tốt nghiệp:
- Kế toán là ngành nghề cần kinh nghiệm và thành thạo máy tính văn phòng . Chính vì thế, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và nâng cao về kĩ năng Word và Excel. Hơn nữa, hãy tìm kiếm các công việc làm thêm, chẳng hạn như thu ngân hay quản lý một cửa hàng nhỏ. Công việc này sẽ cho bạn kinh nghiệm về việc quản lý tiền bạc và kĩ năng làm việc.
- Trong quá trình học tập kiến thức trên giảng đường, cần tham gia các khóa học ngắn hạn tại các trung tâm, cố gắng tiếp cận các thầy cô tại các trung tâm, mạnh dạn hỏi những bài tập nhóm để trau dồi kinh nghiệm => Như vậy sẽ giúp các bạn nâng cao được nghiệp vụ kế toán của mình
- Tham gia khoá học về giải quyết vấn đề, đọc sách về kỹ năng giải quyết vấn đề, vận dụng vào cuộc sống thường ngày. Để các bạn khi ra trường sẽ không bị sốc với thực tế => Như vậy sẽ giúp các bạn nâng cao được kỹ năng giải quyết vấn đề
- Một yếu tố quan trọng đó là yếu tố định hướng. Thông thường tâm lý các bạn khi học hết cấp 3, là mong sao đỗ một trường đại học nào đó với khả năng của mình. Nhưng lại không biết chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu, đam mê của mình. Đây là sự thiếu định hướng từ phía gia đình, từ nhà trường.
Đây chính là câu trả lời cho vấn đề tại sao các bạn sinh viên học kế toán ra trường lại làm trái ngành nghề.
Hay cũng như nhiều bạn tâm sự tôi
tốt nghiệp với bằng cấp loại giỏi nhưng vẫn thất nghiệp vì không tìm được nghề đúng với ngành mình học hoặc do bên công ty tuyển dụng yêu cầu cần những người có kinh nghiệm...
Đối với ngành giáo dục:
- Ta không thể khẳng định vấn đề thất nghiệp là hoàn toàn do sinh viên. Mà trên thực tế, khi áp dụng vào doanh nghiệp khác nhiều so với kiến thức tiếp thu trong nhà trường. Vì vậy trong quá trình đạo tạo nhà trường nên đào tạo trang bị kiến thức nền tảng nhưng phải bắt kịp được với tốc độ, guồng quay của các doanh nghiệp và nâng cao kiến thức thực tế cho các em cọ xát.
- Ngành giáo dục cần tìm hiểu, phân chia và ra chỉ tiêu mỗi năm tuyển và đào tạo bao nhiêu sinh viên kế toán cho phù hợp, tránh đào tạo tràn lan, chất lượng kém.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét