Bán quần áo online là ý tưởng rất hay, nhiều bạn thu được lãi lớn khi kinh doanh mặt hàng đa dạng này trên mạng do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên có những bạn vẫn gặp nhiều khó khăn và thất bại trong công việc tưởng chừng đơn giản này. Hãy cùng chúng tôi đúc rút 4 việc mà một chủ shop nên tránh để kinh doanh quần áo online thành công nhé.
1. Đưa ra giá đắt hơn shop khác
Đặc thù của việc mua sắm trên mạng là người tiêu dùng có thể ngồi mạng lướt web và vào các shop khác nhau để so sánh về mẫu mã và giá cả. Điều họ quan tâm lúc đó chưa phải là dịch vụ của bạn tốt như thế nào mà chỉ là mẫu đẹp hay không và giá cả ra sao. Cùng 1 mẫu áo, bên bạn bán đắt hơn bên shop khác thì mặc định trong khách hàng sẽ luôn có suy nghĩ tất cả các sản phẩm của bạn đều đắt hơn bên đó. Họ sẽ bye bye bạn không thương tiếc.
Điều đó xảy ra ngay cả với khách hàng trung thành tại shop của bạn. Nếu họ vô tình thấy ở 1 shop khác, sản phẩm giống hệt về kiểu dáng, chất liệu nhưng giá thành rẻ hơn thì rất có thể bạn sẽ mất họ mãi mãi.
Đó là lý do vì sao trước khi mở shop, bạn cần thiết phải khảo sát thị trường về sản phẩm và giá cả. Nếu được hãy cố gắng định giá sản phẩm thấp hơn hoặc bằng đối thủ của bạn.
2. Nhập quá nhiều hàng
Trong kinh doanh, việc phân bổ, điều động nguồn vốn rất quan trọng. Nhiều shop quần áo, đặc biệt là những shop mới mở chưa có nhiều kinh nghiệm, vì ham rẻ nên nhập hàng với số lượng lớn để có lời nhiều hơn. Đồng thời với tâm lý muốn nhập phong phú về số lượng, mẫu mã để phục vụ cho tuần khai trương nên đã nhập ồ ạt. Từ đó tạo ra vấn đề tồn kho. Quần áo tồn kho để đến mùa sau rất khó bán, thêm nữa vốn đọng lại cản trở việc xoay vòng vốn để cập nhật các mẫu mới phát sinh khác. Đây là vấn đề rất nan giải đối với tất cả các shop quần áo nói chung. Giải pháp đưa ra là lấy hàng số lượng nhỏ vừa đủ, tránh lãng phí nguồn vốn tồn đọng. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm bán hàng order.
3. Phàn nàn về khách hàng trên mạng xã hội
Đừng bao giờ lên mạng xã hội phàn nàn, thậm chí là mỉa mai chính khách hàng của mình. Đôi khi nguyên nhân đơn giản chỉ là vì họ xem sản phẩm hỏi giá nhưng chê đắt không mua.
Việc làm này chỉ khiến cho tất cả những khách hàng khác xa lánh khỏi shop của bạn thêm chứ không mang lại sự thông cảm nào cả. Họ mua sản phẩm với mong muốn mua được món đồ họ thích và được lựa chọn thoải mái.
Ngoài ra cũng đừng cố ý hoặc vô tình làm phiền khách hàng mỗi khi quảng cáo tiếp thị như tag, spam… khiến khách hàng khó chịu. Không chỉ giống như bán hàng tại cửa hàng không nên nài nỉ, ép khách hàng phải mua, bán hàng online còn cần phải khéo léo hơn để giữ chân khách hàng. Vì vậy, kể cả khi bạn rất “cá tính” nhưng đừng dại dột nói xấu khách hàng trên mạng xã hội bởi như thế chính là bạn đang bôi nhọ uy tín cũng như phong cách phục vụ của shop.
4. Đưa ra chương trình ưu đãi giả
Đưng bao giờ có sự cạnh tranh không lành mạnh với chiêu tăng giá gấp đôi rồi giảm 1 nửa. Nếu là khách hàng quen hoặc tinh ý, họ có thể sẽ nhận ra, cảm thấy mình đang bị lừa và sớm khai trừ website của bạn ra khỏi danh sách ghé thăm.
Các chương trình khuyến mại nói chung hay chương trình xả hàng nói riêng cần phải được thực hiện một cách trung thực. Bạn phải luôn đảm bảo rằng hàng bán ra, dù là khuyến mại hay không, có thể là hàng lỗi mốt hoặc hết mùa vụ nhưng tuyệt đối không thể là hàng hỏng và không sử dụng được.
Chính vì vậy bạn cần phải tìm hiểu kỹ
các yếu tố cần thiết khi khởi nghiệp sự nghiệp bản thân, cần biết những gì cần phải làm, những điều gì cần phải tránh trong công việc của mình .
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét