LMT Group - Chia sẻ để thành công !: Giao tiếp với đồng nghiệp

9 Cách ứng xử khéo léo với sếp nơi công sở

16:26 |
Khi gặp phải người sếp khó tính, bạn nên có cách ứng phó ra sao? 9 mẫu người dưới đây sẽ giúp bạn tìm được cách ứng xử hợp lí với sếp của mình.

1. Với người sếp lười biếng: Xử lí một cách thông minh

Nếu cấp trên thường xuyên đến muộn về sớm, giao việc không công bằng, rất nhiều kế hoạch tốt không được sử dụng kịp thời do sự chỉ thị của sếp, nếu công việc có sai sót, mọi trách nhiệm do bạn gánh chịu. Lúc này bạn có nên báo cáo cấp trên của sếp?Điều này có thể giúp bạn tránh được tiếng xấu.

Nhưng nếu tình trạng lười biếng của sếp công khai bởi chính bạn bị rất có thể tạo nên sự bất lợi cho bạn. Bạn có thể thử dùng biện pháp sau: khi sếp không có ở văn phòng, mời người có thể làm chứng để họ hiểu được tình hình thực tế.

2. Với người sếp thiếu trách nhiệm: Dùng cách ứng xử mềm mỏng

Với những người sếp công tư không phân minh, dùng thời gian làm việc giao việc riêng, bạn có thể từ chối một cách khéo léo với tiền đề là không ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Cần nói không ngay từ đầu, ví dụ: khi sếp yêu cầu bạn viết báo cáo cho con gái, chắc chắn bạn sẽ không muốn thực hiện, hãy cho sếp biết là bạn không thể giúp.

Nếu sếp giao việc khi đã hết giờ làm, sự việc sẽ dễ giải quyết hơn nhiều, bạn có thể dùng lí do: mình có buổi hẹn không thể vắng mặt. Nếu sếp vẫn tiếp tục nhờ bạn, hãy viện những lí do tương tự, để sếp tự ý rút lui.

3. Với người sếp tình cảm dễ bị tổn thương: Hãy tìm cách an ủi

Nếu sếp lưu lại một mình trong văn phòng khi mọi người đã ra về hết. Sếp cũng cảm thấy bị áp lực từ công việc và có những vấn đề trong cuộc sống gia đình. Khi chuyện tình cảm của sếp gặp khó khăn hãy an ủi. Nhưng nếu bạn cố tình hỏi vấn đề riêng tư hoặc có ý định riêng thì bạn đang gặp sai lầm lớn.


Khi chuyện tình cảm của sếp gặp khó khăn hãy tìm cách an ủi họ... 

Ngay cả khi sếp cảm thấy yếu đuối, họ chỉ muốn sự quan tâm thích hợp, một tách trà nóng đủ để sếp hài lòng. Nếu thích hợp, bạn có thể kể chuyện cười giúp sếp giải tỏa tâm trạng.

Hãy hiểu rằng, sự quan tâm của bạn bắt nguồn từ sự đồng cảm chứ không có ý lợi dụng.Nếu tình huống xảy ra trong thời gian làm việc, thì bạn có thể cho sếp thấy sự quan trọng và trách nhiệm của mình với công việc, đây chính là động lực hữu hiệu để sếp quên đi căng thẳng trước mắt.

4. Với người sếp gia trưởng: Không nên sợ hãi

Mẫu người này cho rằng chỉ cần không ngừng ra uy với nhân viên sẽ khiến họ bị thu phục. Với sếp có tính cách bá đạo như trên, bạn cần cho họ cảm thấy giá trị tồn tại của bạn.

Đặc biệt là khi sếp dùng lời nói to tát, bạn cần phải suy xét kĩ trước khi trả lời. Điều quan trọng là bạn không cảm thấy sợ hãi, dũng cảm kiên trì sẽ giúp bạn có kết quả như ý.

5. Với người sếp thích theo đuổi nữ nhân viên: Tìm lí do từ chối thích hợp

Khi gặp phải nam cấp trên lợi dụng quyền lực, địa vị để theo đuổi nữ nhân viên cho dù họ đã có vợ, một số người lựa chọn xin nghỉ việc hay tìm việc khác để tránh rắc rối nhưng đó chỉ là biện pháp tiêu cực.

Nếu bạn có một vị trí nhất định trong công ty thì quyết định trên sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Do vậy, thượng sách chính là không bị rơi vào cái bẫy hay không đắc tội với sếp và không làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại.

Nếu sếp trực tiếp mời hẹn bạn, bạn có thể nhận lời nhưng chỉ là một cuộc hẹn ngắn, nếu bạn có cơ hội hãy làm bạn với vợ sếp, điều này khiến sếp không có cơ hội đạt được mục đích.

6. Với người sếp thay đổi liên tục

Với những người sếp thiếu kiên định không quyết đoán, quyết định thay đổi theo từng ngày sẽ khiến bạn có cảm giác mệt mỏi và sếp có cơ hội nắm bắt khuyết điểm, và bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi việc.

Sự thay đổi là do sếp không muốn gánh vác trách nhiệm của mình, biểu hiện sự thiếu tự tin với chính mình, để đối phó với mẫu người này, bạn nên ghi nhớ mỗi công việc được sếp giao, đề phòng khi cần thiết, đây cũng là thói quen tốt cho công việc.


Khi sếp nổi nóng và giận dữ, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh nhẹ nhàng... 

7. Với người sếp đa nghi: Nộp báo cáo hàng ngày

Với những người sếp luôn nghi ngờ sự chăm chỉ của nhân viên, khiến cấp dưới bực bội và mệt mỏi. Hãy nộp báo cáo cho sếp sau một ngày làm việc, cho biết bạn đã làm những công việc gì của ngày hôm đó, điều này giúp bạn đánh đuổi sự nghi ngờ từ sếp và bạn yên tâm làm việc hơn.

8. Với người sếp đáng ghét: Tránh sự xung đột chính diện

Với người sếp đáng ghét không phải bởi họ có năng lực làm việc không tốt, mà đơn giản chỉ là về phương diện cá nhân có thể do tính cách không hợp, nóng tính hoặc có những hành vi bạn không thể chấp nhận. Nếu bạn gặp phải mẫu người như vậy nên dùng thái độ nào để ứng phó với họ?

Cho dù không thích đến mấy, tốt nhất không nên thể hiện trước mặt họ.Đặc biệt khi sếp là người nắm giữ chức vụ quan trọng trong công ty, cần hết sức chú ý, không nên có hành động quá khích, tránh cuộc chạm mặt trực tiếp bởi điều này có thể khiến bạn càng có ấn tượng xấu về sếp và tạo áp lực cho mình. Vì vậy để công việc được tiến hành thuận lợi cách tốt nhất là bạn nên giữ khoảng cách với họ.

9. Với người sếp nóng tính: Nên giữ bình tĩnh


Sếp cũng là người, và cũng có lúc tâm trạng không được tốt, có thể vấn đề do công việc gặp sự cố, cấp trên phê bình hay vấn đề cá nhân. Khi này sếp rất nhạy cảm dễ nổi nóng, giận dữ, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh nhẹ nhàng. Đợi sếp lấy lại bình tĩnh hãy tìm sếp giải thích, hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều. Rất có thể khi tâm trạng đã thoải mái hơn sếp sẽ chủ động tìm bạn.
....

8 điều lưu ý khi là nhân viên mới

14:10 |
Mọi công việc đều có sự bắt đầu và sự bắt đầu nào cũng đều mới mẻ và không có gì là dễ dàng, đặc biệt là những ngày đầu tiên với công việc mới của mình. Để có một khởi đầu thật êm đẹp, điều đầu tiên là bạn cần hoàn thiện chính bản thân mình. Hãy ghi điểm với đồng nghiệp cũng như với sếp của bạn ngay từ những hành động nhỏ nhất nhé!



1. Làm việc một cách tích cực

Khi đi làm, thái độ làm việc là yếu tố hàng đầu để những người trong công ty đánh giá về bạn. Vì thế hãy luôn sẵn sàng trước mọi nhiệm vụ và hoàn thành tốt tất cả những công việc mà bạn đã được giao. Nguyên tắc này nghe có vẻ đơn giản nhưng khi thực hiện lại không đơn giản chút nào, nó đòi hỏi bạn luôn phải nỗ lực, dồn toàn tâm huyết vào công việc của mình. Tuy nhiên, nếu bạn không thực hiện được việc này thì những thứ khác cũng chẳng mấy ý nghĩa.

2. Tôn trọng giờ giấc

Giờ giấc là một trong những yếu tố căn bản nhất của một công ty và nếu đã là một nhân viên, đặc biệt là một nhân viên mới bạn đừng bỏ qua vấn đề này. Nếu không thể đi sớm vài phút, về muộn hơn một chút thì nên nhớ, bạn cũng đừng đến trễ và liên tục nhìn đồng hồ để chờ đến giờ về nhé. Điều đó khiến mọi người có cảm giác bạn là người không có trách nhiệm với công việc và chắc chắn bạn sẽ mất điểm ngay từ những ngày đầu tiên.

3. Trang phục không quá cầu kì

Bạn không nên quá cầu kì trong cách ăn mặc nhất là khi đang là một nhân viên mới. Tốt nhất trong những ngày đầu đi làm, khi chưa biết đến những quy định trang phục của công ty, bạn nên chọn những bộ trang phục đơn giản, trang nhã, phù hợp với môi trường công sở,… Chắc chắn những trang phục phù hợp với môi trường làm việc sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ phía đồng nghiệp.

4. Nhớ tên các đồng nghiệp

Khi bạn nhớ tên các đồng nghiệp của mình họ sẽ cảm thấy bạn là người biết để ý đến xung quanh và quan tâm đến họ. Vì thế hãy cố gắng nhớ tên tất cả những đồng nghiệp nhanh và nhiều nhất có thể. Điều này cũng giúp bạn dễ hòa nhập với môi trường mới hơn.

5. Chú ý đến câu hỏi của sếp

Nếu như để ý đến những câu hỏi sếp đặt ra hoặc những vấn đề sếp đang bận tâm, bạn có thể rút ra được những mong muốn cũng như những điều họ để ý bạn trong tương lai. Và một khi đã biết trước được điều đó, bạn sẽ tiên liệu được trước những vấn đề ngay từ khi sếp chưa hỏi, như vậy giá trị của bạn sẽ được nâng lên một tầm mới.


6. Biết lắng nghe

Nếu ai nhắc nhở hay lưu ý bạn điều gì, bạn cần hết sức lưu ý và cần ghi nhớ vì dù là ai thì họ cũng sẽ rất khó chịu nếu họ có một nhân viên không để ý đến mọi việc xung quanh, những điều họ nói như thể “nước đổ lá khoai” vậy. Nếu bạn có xu hướng để đầu óc “trôi dạt nơi đâu”, thì hãy cố gắng tỉnh táo và ngăn chặn nhược điểm đó ảnh hưởng bất lợi tới bạn trong công việc.

7. Nói “không” khi cần thiết:

Từ chối ai đó luôn là điều khó khăn và với sếp còn khó hơn nhiều lần. Tuy nhiên, nói không đôi khi lại là cần thiết, đặc biệt khi đã vượt qua giới hạn. Khi phải đối mặt với những tình huống khó xử, hãy xem xét các lựa chọn, nắm bắt thực tế, suy nghĩ để đưa ra quyết định.

8. Không nhìn đồng hồ vào cuối ngày

Đặc biệt trong những ngày đầu đi làm ở một công sở mới, bạn không nên nhìn đồng hồ, kể cả vào cuối ngày. Tốt hơn cả, bạn nên ở lại muộn hơn giờ tan sở một chút để thấy mọi người nhận thấy bạn quan tâm nhiều hơn đến hoàn thành công việc và không mấy bận tâm tới chuyện về nhà ngay lập tức.

....

Nổi bật