Đã là dân công sở chuyện gì trong công ty cũng có thể trở thành chuyện “hot” đặc biệt là chuyện của sếp. Từ việc nay sếp mặc gì, quần áo sếp ra sao, sếp cắt kiểu tóc mới trông thế nào đến chuyện gia đình sếp, vợ con sếp,… đều dễ dàng được nhân viên trong cơ quan mang ra bàn tán. Chắc chắn không phải ngẫu nhiên sếp thành chủ đề cho nhân viên “tám”, nhưng khi mang ra trao đổi một vấn đề không liên quan đến công việc như vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến hậu quả của nó chưa?
Tại sao sếp lại hay bị nói xấu?
Chuyện nói xấu sếp với nhân viên văn phòng như chuyện cơm bữa. Lúc rảnh rỗi, những câu chuyện về các "vị lãnh đạo" không chỉ là chủ đề được chị em hưởng ứng nhiệt tình mà ngay cả cánh mày râu cũng xôn xao không kém. Tính cách, năng lực chuyên môn và chuyện đời tư của sếp dễ trở thành đề tài "nóng" hơn cả. Ngoài ra, sếp nữ còn hay bị "soi" về ngoại hình, thời trang, gu làm đẹp.
Thực chất, với nhiều người nói xấu sếp được xem như là một thú vui, là hoạt động xả stress, là lúc để “dốc bầu tâm sự” về những bức xúc trong công việc. Bởi lẽ, sếp là người trực tiếp bàn giao công việc và gây áp lực xuống nhân viên, có những công việc bạn cho là vô lý nhưng trước mặt sếp lại không thể phản đối hay thể hiện “thái độ”. Chính vì thế, tâm sự với những người “cùng cảnh ngộ” là giải pháp nhiều người lựa chọn.
Bên cạnh đó, có những “sếp lớn” mặc dù rất ít khi tiếp xúc trực tiếp với nhân viên nhưng vẫn là “nạn nhân” của họ bởi lẽ, đôi khi với nhân viên của mình, họ như một “ngôi sao” mà đã là “ngôi sao” thì bị săm soi là chuyện “hiển nhiên”.
Nói xấu sếp – Lợi bất cập hại
Tự hạ thấp bản thân
Nói xấu cấp trên đồng nghĩa chúng ta đang tự làm giảm uy tín của chính bản thân mình. Bởi lẽ nếu bạn thông minh tới mức có thể thường xuyên đánh giá năng lực của sếp, chỉ ra những điều “ngốc nghếch” mà ông ta thường làm thì tại sao bạn lại vẫn phải báo cáo công việc của mình với một gã ngốc nghếch như vậy? Vì thế, việc nói xấu sếp về lĩnh vực chuyên môn chính là việc bạn đang khẳng định rằng bạn kém cỏi hơn sếp mình nhiều.
Làm ảnh hưởng đến uy tín công ty
Khi những câu chuyện của bạn bị lọt ra ngoài và truyền đến tai người khác, họ sẽ đánh giá rằng công ty bạn hoạt động “chẳng ra sao” vì ngay cả quản lý cũng là một gã “tồi” về tính cách và kém cỏi về chuyên môn. Đã là “gã tồi” thì các sản phẩm mà ông ta chỉ đạo sản xuất hẳn cũng không ra gì. Vì thế họ sẽ không dại gì mà bỏ những đồng tiền mà họ vất vả kiếm được để mua sản phẩm của công ty bạn đâu.
Bạn sẽ không thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình
Một điều chắc chắn sẽ xảy ra là vài lần trong số vô vàn những cuộc nói xấu sếp của bạn sẽ bị chính sếp nghe thấy hoặc bị ai đó truyền tới tai sếp. Liệu bạn có muốn tiến cử ai đó đã dành khoảng 20h mỗi tháng để nói xấu mình không? Không những thế, bạn cũng nên nhớ không ít trường hợp đã bị sa thải chỉ vì nói xấu sếp rồi đấy!
Bạn bị coi là một kẻ đạo đức giả
Chắc hẳn bạn không thể hiện thái độ không hài lòng với sếp của mình một cách gay gắt, không kể là có những người chuyên “nịnh hót” sếp, nhưng nhưng sau lưng họ bạn nói đủ mọi điều xấu. Qua đó, người đối diện với bạn sẽ nghĩ “Chắc hẳn sau lưng mình người này cũng nói xấu mình như thế!” và hiển nhiên bạn bị coi là “kẻ hai mặt”.
Dù bạn có cảm thấy "khó chịu" với sếp mình đến đâu, dù có là sếp rấ khó tính với mình, thì bạn vẫn phải học
cách sống và làm việc với sếp khó tính đó. Nếu bạn không thể, lúc đó bạn chỉ có thể ra đi, đó là điều bất lợi cho bạn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét