LMT Group - Chia sẻ để thành công !: Thủ thuật công nghệ

19 công cụ chỉnh sửa ảnh dành cho Iphone - Phần 1

17:30 |
Nổi tiếng với chức năng chụp hình xuất sắc, Iphone luôn cho ra các tác phẩm hình ảnh tuyệt vời. Tuy nhiên, để có các bức ảnh hoàn hảo đằng sau đó luôn có sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ chỉnh sửa ảnh. Hãy cùng chúng tôi điểm “điểm mặt” các công cụ giúp chúng ta có những bức ảnh đáng nhớ, lưu lại những khoảnh khoắc tuyệt vời trong cuộc sống các bạn nhé! Bài viết sẽ chia sẻ 19 công cụ chỉnh sửa anh dành cho iphone tuyệt vời, ở phần một này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 10 công cụ chỉnh sửa ảnh cực đỉnh, cùng LMT theo dõi.

1.     BrushStroke ($2.99)

Ứng dụng này sẽ chuyển đổi bức ảnh chụp của bạn thành bức tranh sơn dầu một cách đầy nghệ thuật.



2. Skrwt ($1.99)

Ứng dụng giúp bạn chỉnh sửa hình ảnh méo ngang dọc chỉ bằng cách swipe ngón tay theo chiều bạn mong muốn


3Color Splash

 
Color Splash là ứng dụng gọn nhẹ giúp bạn tô màu cho một vùng riêng trên bức ảnh. Sau đó, bạn dễ dàng chia sẻ tác phẩm lên Facebook, Twitter hay Flickr. Những công cụ được hỗ trợ khá đa dạng với nét cứng, mềm, mờ hay trong suốt.
 


 

4. Stackables ($0.99)

Stackables đem đến các ý tưởng về các lớp phủ ảnh trên iPhone, do đó, bạn có thể chỉnh sức hình ảnh của bạn mà không phá hỏng chúng, ngoài ra bạn còn có nhiều lựa chọn phong phú về các bộ lọc và kết cấu.


5. StackMotion ($2.99)

Một ứng dụng cắt - dán tuyệt vời, thứ sẽ dán chồng hình ảnh của bạn lên trên những hình ảnh khác và hoà chúng vào nhau thành một bức hình một cách độc đáo.


6. Camera360

Camera360 rất phù hợp khi bạn chụp ảnh và sửa ảnh mà không muốn tốn quá nhiều thời gian. Tốc độ xử lý cao, giao diện chụp ảnh trực quan là những ưu điểm lớn nhất của ứng dụng này. Thậm chí nó còn có thể tự động loại bỏ mắt đỏ hay chức năng vuốt ngón tay lấy nét cũng mang tới nhiều tiện ích.
Ứng dụng có đầy đủ những chức năng phổ biến của một chiếc máy ảnh cùng bộ hiệu ứng đa dạng phong phú. Theo đánh giá của cộng đồng mạng, những bức ảnh chụp ở điều kiện xấu nhất vẫn có thể trở nên đẹp khi qua tay các hiệu ứng này.
Camera360 cũng có khả năng share ảnh qua Facebook hay Flickr nhưng tính năng này chưa thể mạnh bằng instagram.


7. Slow Shutter Cam

Phần mềm cung cấp hiệu ứng làm chậm thường thấy trên thiết bị chụp ảnh chuyên nghiệp. Hẳn bạn sẽ thích mê trước những tác phẩm của mình khi kèm theo hàng loạt tính năng độc đáo như đóng băng, thay đổi tốc độ màn trập, điều chỉnh phơi sáng…


8.  Litely (Free)​

Litely đi kèm với một kho các bộ lọc phim tuyệt vời mang đến cho bức ảnh của bạn màu sắc phim độc đáo.


 

 9. Fotorus

Fotorus tập hợp nhiều tính năng chỉnh sửa ảnh trong một, kèm hiệu ứng ảnh động GIF cải tiến và các hiệu ứng đặc biệt khác. Thư viện Online sẽ giúp người dùng truy cập các hiệu ứng ảnh không giới hạn, đặc biệt những hiệu ứng động như tuyết rơi hay mưa được làm rất đẹp. Mọi ứng dụng chỉnh sửa ảnh đều có các bộ lọc ảnh cơ bản và Fotorus cũng không ngoại lệ. Nhưng ưu điểm lớn nhất của ứng dụng này là khả năng cắt dán ảnh, ghép ảnh và tạo đường viền. Sau khi mọi thứ được hoàn thành, bạn có thể đưa chúng vào một background rất đẹp và trích xuất ra file ảnh GIF. Fotorus cũng có chức năng chia sẻ ảnh qua Facebook hay Tweeter.


10. Diptic

Một cách đơn giản nếu bạn muốn kết hợp các bức ảnh khác nhau để tạo thành khung hình mới đầy sáng tạo. Ngoài ra, Diptic cũng hỗ trợ hệ thống bộ lọc đầy đủ.
 

....

Tìm hiểu tính năng Connected Standby trên Windows 8

11:00 |
“Connected Standby” là tính năng mới nhất và chỉ có trên hệ điều hành Windows 8 vì thế nó còn khá lạ lẫm với nhiều người. Connected Standby phù hợp với các thiết bị tablet, Ipad nhưng lại là nguyên nhân khiến cho laptop của bạn nhanh hết pin. Vậy Connected Standby là gì? Cơ chế hoạt động của nó như thế nào? Chúng ta có nên dùng nó hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.


Connected Standby là gì?




Nếu bạn đang sử dụng một chiếc PC hoặc Mac dùng chip Intel, hẳn bạn cũng đã biết rằng máy có nhiều trạng thái năng lượng khác nhau. Máy có thể đang bật, tắt, hoặc ở các trạng thái tiết kiệm năng lượng như ngủ đông, sleep, standby.
Ngược lại với máy tính, các thiết bị di động hiện nay có các chế độ tiết kiệm năng lượng theo kiểu khác. Khi bạn để không chiếc iPad, tablet Android, hay smartphone trong một khoảng thời gian nhất định, màn hình của máy sẽ tắt. Lúc này thiết bị cũng sẽ chuyển qua trạng thái tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, chúng không giống như các trạng thái sleep hay hibernate trên PC. Thay vào đó, thiết bị sẽ thường xuyên tự động "thức dậy" và kiểm tra các update để xem bạn có email, tin nhắn...gì mới không. Nhờ đó, chúng ta có cảm giác thiết bị di động luôn ở trạng thái bật chứ không hề được tắt đi.
Xem thêm giải pháp khi biểu tượng mạng trong Windows 8 báo “Limited”
Nhằm giúp PC có được những tính năng này trên thiết bị di động, Microsoft đã ra mắt tính năng Connected Standby trên Windows 8. Connected Standby cho phép các thiết bị dùng Windows 8 và 8.1 luôn luôn ở trạng thái "bật", tương tự như những gì chúng ta được trải nghiệm trên iPad, tablet Android, và smartphone.

Cơ chế hoạt động



Mặc dù "mang tiếng" là một tính năng trên Windows 8, nhưng điều đó không có nghĩa là máy tính của bạn cứ cài Windows 8 là có Connected Standby. Bởi tính năng này còn có các yêu cầu khác ở CPU cũng như các thành phần khác của máy tính.
Connected Standby là tính năng để thay thế cho trạng thái Sleep và Hibernate truyền thống. Điều đó có nghĩa là nếu thiết bị của bạn hỗ trợ Connected Standby, thì nó sẽ không có Sleep và Hibernate - 2 trạng thái năng lượng rất được ưa chuộng từ trước tới nay. Bạn vẫn có thể điều chỉnh khoảng thời gian mà màn hình của máy luôn bật, nhưng khi hết thời gian này thì máy sẽ chuyển qua trạng thái Connected Standby chứ không phải Sleep nữa. Tất nhiên, bạn cũng có thể shutdown máy hoàn toàn.
Khi máy tính ở chế độ Connected Standby, nó sẽ tự động cập nhật các thông báo mới, thực hiện các update cho Live Tile, cũng như thực hiện các tác vụ khác nữa. Khi bạn có tin nhắn mới, nhờ tính năng này mà PC sẽ "thức dậy" và thông báo cho bạn biết. Màn hình của máy vẫn sẽ tắt trong các tình huống này. Một lưu ý là tính năng thông báo tin nhắn mới sẽ chỉ hỗ trợ các ứng dụng Modern UI kiểu mới trên Windows 8.

Thiết bị nào có Connected Standby?

Tất cả các thiết bị chạy Windows RT - biến thể Windows 8 dùng cho chip ARM - đều hỗ trợ Connected Standby. Hiện nay, số lượng thiết bị Windows RT là rất ít do HĐH này không thành công, không thu hút được các công ty sản xuất PC. Chỉ có một số máy do chính Microsoft sản xuất gồm Surface RTSurface 2Lumia 2520, là chạy Windows RT.
Intel cũng đang tích cực để đưa tính năng Connected Standby lên các chip của mình. Điển hình như loạt chip “Clover Trail” Atom: chúng đều hỗ trợ Connected Standby. Nhìn chung, Connected Standby là tính năng lý tưởng cho các thiết bị di động - tablet chạy Windows 8 đầy đủ.

Nên hay không nên dùng?




Mặc dù đây là tính năng giúp PC có được một trạng thái giống như trên thiết bị di động, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng không đem lại quá nhiều lợi ích. Ví dụ như với các laptop. Nếu theo cách thông thường, khi bạn gập nắp máy lại, máy sẽ ở vào chế độ sleep hoặc ngủ đông, giúp bạn tiết kiệm pin. Tuy nhiên, nếu chuyển qua dùng Connected Standby, do phải sẵn sàng nhận các update mới nên pin của laptop sẽ nhanh hết hơn nhiều. Trong khi đó, nếu trong khoảng thời gian các update này diễn ra, bạn lại không có nhu cầu dùng máy thì chúng cũng hoàn toàn vô nghĩa. Tệ hơn nữa là một khi thiết bị đã hỗ trợ Connected Standby, bạn không thể vô hiệu hóa nó.
Giải pháp cho trường hợp này là bạn phải tắt máy hoàn toàn thay vì chỉ gập nắp máy hoặc ấn vào nút nguồn của laptop. Ngoài ra, bạn cũng có thể kích hoạt chế độ máy bay (Airplane Mode) cho PC trước khi gập nắp. Ở chế độ này, PC cũng sẽ không thực hiện các update tự động nữa.
Nhìn chung, Connected Standby là một tính năng hữu ích cho các PC và tablet Windows 8/8.1. Tuy nhiên, Microsoft nên cung cấp thêm tùy chọn cho phép người dùng vô hiệu hóa nó thay vì bắt người dùng phải bật Airplane Mode trước khi chuyển PC về chế độ ngủ; và với người dùng laptop, họ cũng không bị tiêu tốn pin vào những tác vụ mà họ không cần đến.
....

Làm gì khi biểu tượng mạng trong Windows 8 báo “Limited”

12:30 |
Nhiều người nói rằng từ khi chuyển sang dùng Windows 8, biểu tượng mạng trên thiết bị của họ thường đột ngột chuyển sang báo Limited và họ không thể kết nối Internet dù các máy bên cạnh vẫn lướt web đều đều. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi “limited”, có thể do bạn dùng mạng LAN, trùng IP… Nếu gặp trường hợp như vậy, bạn đừng bối rối, hãy bình tĩnh làm theo những chỉ dẫn dưới đây để kết nối lại internet nhé.
Bài viết liên quan 


Xử lý ở modem/router

Trước hết, hãy tắt nguồn modem/router, đợi ít nhất 10 giây trước khi mở lại. Nếu xung quanh đó có một máy tính khác, hãy thử dùng kết nối vào cùng điểm truy cập để kiểm tra modem/router có đang phát sóng tốt hay không. Trong trường hợp có máy kết nối thành công thì chuyển sang xử lý trực tiếp trên máy tính không kết nối được.
Ngược lại, bạn nên sử dụng thêm vài máy khác để kiểm tra trước khi có thể khẳng định lỗi thuộc về modem/router. Nếu vấn đề nằm ở modem/router, hãy thiết lập lại các thông số cần thiết, có thể reset (trả mọi thông số về mặc định, nhấn giữ nút reset 10 giây) rồi khai báo lại tài khoản truy cập Internet cho modem.

Xin cấp phát lại IP động

Thông thường các máy tính sẽ sử dụng IP động được cấp phát từ máy chủ DHCP. Tuy nhiên, có thể IP hiện tại có vấn đề nên không thể vào mạng được. Khi đó, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R, nhập vào ipconfig /release, Enter. Xong, nhập tiếp ipconfig /new. Đợi khoảng 30 giây để xem kết quả.

Cửa sổ CMD.
Cũng liên quan đến IP, bạn có thể nhập IP tĩnh cho máy tính (thông số IP tĩnh này phụ thuộc vào modem/router đang dùng), cách này sẽ giải quyết được vấn đề nếu lỗi thuộc về máy chủ cấp phát IP – DHCP vì bỏ qua hiệu lực của DHCP Server.

Thay đổi DNS

Nếu đang thiết lập DNS của bên thứ ba (như DNS của Google,..), bạn hãy chuyển sang dùng DNS mặc định của nhà cung cấp Internet. Ngược lại, bạn hãy thử dùng DNS của Google xem có giải quyết được vấn đề không.

Sử dụng IP tĩnh và DNS của Google.

Cập nhật Windows
Hãy cập nhật bản vá mới nhất cho Windows 8, bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer trên màn hình, chọn Properties, thẻ Windows Update, nhấn Check for update. Nếu có bản cập nhật, bạn chỉ việc nhấn Download and Install rồi đợi cho Windows tự tải và cài đặt. Xong, khởi động lại máy.

Cập nhật bản vá cho Windows.

Sử dụng ứng dụng sửa lỗi sẵn có
Nhấn chuột phải vào biểu tượng Network Connection dưới góc phải màn hình, chọn Open Network and Sharing Center.

Mở cửa sổ chứa các tùy chỉnh kết nối mạng.
Chọn thẻ Change adapter settings.

Mở danh sách các card mạng đang có.
Nhấn chuột phải vào card mạng đang dùng kết nối Internet mà bị lỗi “Limited” (những card mạng có dấu x màu đỏ là đang không sử dụng), chọn Diagnose.

Chọn dùng công cụ sửa lỗi tự động trên Windows 8.

Đợi cho Windows tự động quét tìm lỗi. Nếu phát hiện lỗi và có thể sửa được, Windows sẽ làm tự động giúp bạn.
....

Phím tắt – “Cứu cánh” của Windows 8 khi không dùng màn hình cảm ứng

10:30 |
Có một điều không thể phủ nhận rằng nếu thiết bị của bạn không có màn hình cảm ứng (và thực tế là trừ các dòng sản phẩm PC mới, hầu hết máy tính từ năm 2012 trở về trước đều không hỗ trợ cảm ứng), việc sử dụng và điều hướng Windows 8 là không hề dễ dàng. Với giao Metro, việc làm việc với con chuột truyền thống là không thoải mái trên HĐH này.

Có thể bạn sẽ thắc mắc vậy thì "tội gì" mà lại dùng Windows 8, quay về với Windows 7 vẫn đang rất ổn định có phải là tốt hơn không. Nhưng với những lợi ích của HĐH này như tốc độ, tiết kiệm pin, nhiều tiện ích...  số người dùng Windows 8 hiện nay không hề nhỏ.


Vậy đâu là cách giải quyết tốt nhất những khó khăn mà giao diện Metro đem lại cho những người dùng vốn quen giao diện cũ, câu trả lời đó là các phím tắt.

Dưới đây là 30 phím tắt phổ biến và thiết yếu khi bạn đang dùng Windows 8 mà màn hình của bạn không phải loại cảm ứng.

1.     Phím Windows - Windows Key

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy trên bàn phím thông dụng sẽ có một hoặc hai phím có hình biểu tượng của Windows. Đây là phím tắt Windows (Windows Key), được sử dụng trong hệ điều hành Windows.
Trong các phiên bản Windows trước có thể bạn không chú ý lắm đến phím Windows này. Nhưng kể từ phiên bản Windows 8 bạn sẽ phải sử dụng đến phím này rất nhiều vì nó sẽ giúp cho bạn thuận tiện khi thao tác trên giao diện mới của Windows 8.

2.     Các phím tắt sử dụng trong màn hình Start Screen

·                     Các phím số và chữ - Nhấn một phím số hoặc chữ trên màn hình Start Screen sẽ kích hoạt công cụ tìm kiếm ứng dụng với tên bắt đầu bằng ký tự vừa nhấn.

·                     Windows  - Nhấn phím Windows để chuyển đổi giữa màn hình Start Screen và các ứng dụng đang chạy hoặc màn hình Desktop.
·                     Windows + B - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị thông báo ở khay hệ thống (góc dưới bên phải màn hình).
·                     Windows + C - Hiển thị thời gian và thanh công cụ Charm Bar bên cạnh phải màn hình.
·                     Windows + E - Chuyển sang màn hình Desktop và chạy ứng dụng quản lý tập tin Windows Explorer.
·                     Windows + F - Kích hoạt công cụ tìm kiếm tập tin.
·                     Windows + H - Kích hoạt công cụ chia sẻ tài nguyên (Share).
·                     Windows + I - Hiển thị màn hình cài đặt (Settings).

·                     Windows + L - Khóa máy. Nhấn một phím bất kỳ để vào lại Windows. Nếu có đặt mật khẩu thì phải nhập đúng mật khẩu mới vào Windows được.
·                     Windows + P - Lựa chọn hiển thị trên các màn hình khác nếu có.
·                     Windows + Q - Tìm kiếm các chương trình ứng dụng đã được cài đặt.
·                     Windows + R - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị hộp thoại Run.
·                     Windows + U - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị cửa sổ Ease of Access Center.
·                     Windows + T - Chuyển sang màn hình Desktop và xem nhanh nội dung của một cửa sổ thu nhỏ trên Taskbar
·                     Windows + X - Hiển thị trình đơn truy cập vào các công cụ quản lý hệ thống.
·                     Windows + Z - Hiển thị thanh công cụ ứng dụng All Apps.
·                     Windows + Print Screen - Chụp ảnh màn hình, hình ảnh sẽ được lưu tại thư mục Libraries -> Pictures

3.     Các phím tắt sử dụng trong màn hình Desktop

·                     Windows - Chuyển đổi giữa màn hình Start Screen và các ứng dụng đang chạy hoặc màn hình Desktop.
·                     Windows + 1, Windows + 2,... - Chạy các ứng dụng nằm trên thanh tác vụ (Taskbar) theo thứ tự từ trái sang phải. Thí dụ Windows + 1 sẽ chạy ứng dụng đầu tiên bên trái (internet Explorer), Windows + 2 sẽ chạy ứng dụng kế tiếp (Windows Explorer),...

·                     Windows + B - Hiển thị thông báo ở khay hệ thống (góc dưới bên phải màn hình).
·                     Windows + C - Hiển thị thời gian và thanh công cụ Charm Bar bên cạnh phải màn hình.
·                     Windows + D - Hiện/Ẩn các cửa sổ hoặc ứng dụng trên màn hình Desktop.
·                     Windows + E - Chạy ứng dụng quản lý tập tin Windows Explorer.

·                     Windows + F - Kích hoạt công cụ tìm kiếm tập tin.
·                     Windows + H - Kích hoạt công cụ chia sẻ tài nguyên (Share).
·                     Windows + I - Hiển thị màn hình cài đặt (Settings).
·                     Windows + L - Khóa máy.
·                     Windows + M - Thu nhỏ cửa sổ đang được chọn.
·                     Windows + P - Lựa chọn hiển thị trên các màn hình khác nếu có.
·                     Windows + Q - Tìm kiếm các chương trình ứng dụng đã được cài đặt.
·                     Windows + R - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị hộp thoại Run.
·                     Windows + T - Xem nhanh nội dung trong cửa sổ thu nhỏ của các ứng dụng trên Taskbar
·                     Windows + U - Chuyển sang màn hình Desktop và hiển thị cửa sổ Ease of Access Center.
·                     Windows + W - Kích hoạt tìm kiếm các công cụ cài đặt hệ thống.
·                     Windows + X - Hiển thị trình đơn truy cập vào các công cụ quản lý hệ thống.

·                     Windows + Print Screen - Chụp ảnh màn hình, hình ảnh sẽ được lưu tại thư mục Libraries -> Pictures
....

Những tính năng thú vị của Windows Phone 8.1 (phần 2)

15:00 |
Ở phần trước, chúng tôi đã giới thiệu 9 tính năng nổi trội của Windows Phone 8.1. Tuy nhiên đó điều thú vị không chỉ dừng ở đó, Windows Phone 8.1 còn khá nhiều tính năng khác chờ chúng ta khám phá. Xem thêm phần 1 : Những tính năng thú vị của Windows Phone 8.1 (phần 1)

9.     Action Center

Hiện nay Windows Phone không có một nơi để tập trung hiển thị mọi thông báo của hệ thống cũng như thông báo từ app bên thứ ba. Nếu bạn không ghim ứng dụng vào màn hình Start thì bạn sẽ chẳng thể biết được rằng app đó thực chất đã từng hiển thị thông báo nhưng đã bị bỏ qua. Để khắc phục hạn chế này, Microsoft đã cho ra đời Action Center. Người dùng có thể kích hoạt Action Center bằng cách vuốt từ cạnh trên màn hình xuống, tương tự như Notification Bar của iOS và Android.

Ngoài khả năng hiển thị các thông báo (và khởi chạy app tương ứng khi chạm vào notification), khu vực này còn cho phép chúng ta tắt bật nhanh một số tính năng thường xài của điện thoại, ví dụ như kết nối Wi-Fi, Bluetooth, chế độ máy bay hoặc chia sẻ Internet. Những nút này hoàn toàn có thể tùy biến tùy nhu cầu mỗi người.

10. Màn hình khóa tốt hơn

Nếu như ở Windows Phone 8 chúng ta chỉ có thể sử dụng app bên thứ ba để hiển thị hình nền hoặc một vài thông tin đơn giản ra màn hình khóa thì lên đến Windows Phone 8.1, Microsoft cho phép app bên ngoài kiểm soát hoàn toàn lockscreen của hệ thống. Để làm được điều này thì Microsoft công bố một số hàm API giúp lập trình viên có thể tự viết ra ứng dụng màn hình khóa của riêng họ. Thực chất thì các API này đã được bản thân hãng xài từ lâu nhưng đến đây công ty mới mở nó ra cho cộng đồng.


11.  Màn hình Start và hình nền
Mặc dù được phủ đầy bởi các ô Live Tile nhưng Microsoft vẫn tìm được cách giúp người dùng cá nhân hóa màn hình chính của mình. Thay vì sử dụng hình nền nằm bên dưới các biểu tượng như bao hệ điều hành khác, Windows Phone 8.1 sẽ phủ ảnh nền lên trên các ô Tile. Đây là một cách trang trí khá đặc biệt mà trước giờ chưa có OS nào áp dụng. Tất nhiên, bạn có thể hoàn toàn tự chọn ảnh nền này theo sở thích của mình.

Ngoài ra chúng ta cũng thấy được khả năng hiển thị đến 3 cột Live Tile trên một hàng ở những thiết bị có màn hình từ 4,5" trở lên. Trước đây tính năng này chỉ áp dụng cho các máy từ 5" trở lên như Lumia 1520, Lumia 1320 và Lumia Icon mà thôi. Tin đồn trước đây cho biết rằng tất cả các mẫu Windows Phone hiện nay của Nokia, trừ Lumia 520, 525, 620, 720, 820, đều tương thích với tính năng mới này. Mình sẽ cập nhật thêm cho anh em khi có tin tức mới hơn.
12.     Cortana
Đây là tâm điểm của phần giới thiệu Windows Phone 8.1 tại sự kiện BUILD 2014 năm nay. Microsoft đã dành rất nhiều thời gian để trình diễn cho chúng ta biết được "cô trợ lý cá nhân ảo" này có thể làm được gì. Ví dụ, bạn có thể nhớ Cortana thực hiện cuộc gọi cho một người nào đó, ghi chú lại thông tin quan trọng, nhắn tin, chat, gọi Skype, chạy ứng dụng và rất nhiều những công việc khác. Cortana thậm chí còn có thể mở trang Facebook của một người nào đó ra cho bạn xem nữa.

Tương tự như Siri, Cortana có thể lắng nghe ngôn ngữ tự nhiên và đưa ra tác vụ hoặc câu trả lời tương ứng. Chúng ta không phải học thuộc những cấu trúc lệnh khô khan để có thể sử dụng tính năng này. "Cô trợ lý" này cũng sở hữu một số tính năng từ Google Now, đó là nó sẽ theo dõi thói quen xài máy của người dùng, tổng hợp lại và đưa ra một số đề xuất liên quan đến từng cá nhân một liên quan đến giờ giấc, thời tiết, chỉ đường, thông tin giải trí, thể thao...
Tất cả mọi thông tin Cortana ghi nhận theo thời gian đều chứa trong Notebook, một khu vực giúp định nghĩa mối quan hệ của bạn với "cô trợ lý" của mình. Nhờ Notebook mà bạn có thể quy định Cortana được phép xem những thông tin gì, được phép gọi cho ai, vị trí nào là cơ quan, vị trí nào là nhà của bạn, và bạn cũng có thể quy định những điều Cortana được phép làm. Microsoft nói rằng dữ liệu của Notebook sẽ được lưu trữ trên mây.
Đứng sau Cortana là hệ thống tìm kiếm mạnh mẽ của Bing, và thực chất thì Cortana cũng sẽ thay thế cho tính năng tìm kiếm của Windows Phone. Điều đó có nghĩa là mỗi khi bạn nhấn nút Search cứng của điện thoại thì Cortana sẽ chạy lên và sẵn sàng phục vụ. Một điểm Cortana vượt trội hơn so với Siri đó là lập trình viên bên thứ ba hoàn toàn có thể tận dụng tính năng thông minh này, mở ra một tương lai tương tác bằng giọng nói cho hệ sinh thái Windows Phone.
Cuối cùng, cần phải nói thêm rằng Cortana hiện mới chỉ ở giai đoạn beta. Mặc dù nó được tích hợp sẵn trong Windows Phone 8.1 nhưng ở thời gian đâu thì chỉ người dùng ở Mỹ, Anh và một vài nước khác mới được phép sử dụng tính năng thú vị này. Trong thời gian tới Microosft sẽ dần dần mở rộng quy mô của Cortana.

13.   Windows Phone Store

Kho ứng dụng trên Windows Phone 8.1 sẽ có thêm tính năng gợi ý những ứng dụng và game tùy thuộc vào sở thích và thói quen của bạn. Đây chỉ là một cải tiến nhỏ nhưng lợi ích mà nó mang lại thì lớn: bạn không cần phải duyệt cả kho khổng lồ chỉ để tìm được vài ba app hợp với sở thích của mình. Chúng sẽ được Windows Phone mang ra sẵn cho bạn xem. Bạn chỉ việc quyết định xem có nên tải app đó hay không mà thôi.

14.Word Flow, tính năng trượt ngón tay trên bàn phím

Tính năng này đã từng xuất hiện trên Android, iOS và bây giờ nó cũng được Microsoft tích hợp vào Windows Phone 8.1. Thay vì phải gõ từng kí tự riêng lẻ, bạn có thể trượt ngón tay của mình qua mỗi chuỗi các kí tự cần viết. Khi đó hệ thống gợi ý từ của Windows Phone sẽ hoạt động và đoán ra được bạn đang muốn viết cái gì. Tốc độ lướt ngón tay như thế sẽ giúp đẩy nhanh quá trình nhập liệu.

15.    Internet Explorer 11

Một số cải tiến quan trọng của trình duyệt này bao gồm:
-         In-Private Browsing: lướt web ở chế độ riêng tư, máy sẽ không ghi lại các thông tin đăng nhập, cookie, file tạm cũng như lịch sử duyệt web.
-         Hỗ trợ đồng bộ các tab đang mởi với IE trên máy tính
-         Reader Mode: hiển thị nội dung chính của web và loại bỏ hết quảng cáo cũng như các thành phần đồ họa râu ria bên ngoài
-         Nhiều thiết lập mới để tùy biến ứng dụng

16.   Wi-Fi, Data, Storage Sense, Battery Saver

Wi-Fi Sense là tính năng cho phép điện thoại của bạn tự động kết nối vào các mạng Wi-Fi công cộng khi máy tìm thấy chúng, nhờ đó tiết kiệm được thời gian bạn phải ngồi nhập password, đồng thời giảm cước phi phải chi ra để xài 3G. Wi-Fi Sense sử dụng một công nghệ đặc biệt cho phép tìm kiếm mạng Wi-Fi mà không làm máy bị hao pin nhiều. Ngoài ra, tính năng này cũng áp dụng cho mạng Wi-Fi riêng tư của người dùng nữa nhưng chưa rõ nó sẽ hoạt động ra sao.
Data Sense đã có mặt từ lâu và trong Windows Phone 8.1, Microsoft có bổ sung chế độ High Savings cho phép nén hình ảnh và dữ liệu nói chung khi bạn lướt web bằng mạng di động. Chế độ này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền, đồng thời (hi vọng) sẽ đẩy nhanh tốc độ tải trang.
Storage Sense là một công cụ quản lý bộ nhớ mới của Windows Phone và nó sẽ cho bạn biết rằng từng loại file, từng loại nội dung chiếm dung lượng bao nhiêu trên điện thoại của chúng ta. Nó cũng hỗ trợ di chuyển nội dung giữa bộ nhớ trong với thẻ SD nữa.
Battery Saver, như cái tên của mình, hiển thị cho bạn biết ứng dụng nào xài pin nhiều nhất và bạn có thể tắt chúng đi khi cần thiết.

17.                        Một số tiện ích khác
-         Skype cho Windows Phone 8.1 được cải tiến và tích hợp sâu hơn vào hệ điều hành. Cortana cũng có thể thực hiện cuộc gọi Skype cho chúng ta.
-         Ứng dụng lịch có một chế độ xem mới theo tuần, trong đó hiển thị chi tiết lịch làm việc của bạn theo cách dễ nhìn nhất từ trước đến nay.
-         Ứng dụng Music, Video và Podcasts giờ đây trở thành ba app riêng biệt chứ không nằm chung trong ô Music + Video như trước nữa. Từng app lẻ cũng có thể được cập nhật thông qua Windows Phone Store.
-         People Hub hỗ trợ truy cập vào các mạng xã hội bên thứ ba chứ không chỉ bị giới hạn bởi các dịch vụ do Microosft đưa ra.
-         Hỗ trợ thiết lập tài khoản email iCloud.
-         Ứng dụng camera có giao diện được làm mới, trực quan hơn và hỗ trợ thêm chế độ chụp liên tục. Hiện mình chưa tìm thấy ảnh chụp màn hình của app này, khi nào có mình sẽ bổ sung cho anh em.
-         Hỗ trợ universal app, một hệ thống ứng dụng xài chung cho cả Windows Phone 8.1 lẫn Windows 8.1. Đây là thể loại ứng dụng linh hoạt và tùy theo loại thiết bị mà nó sẽ có cách hiển thị và tính năng khác nhau. Lập trình viên được hỗ trợ rất nhiều bằng công cụ viết phần mềm Visual Studio trong quá trình tạo ra universal app. Chúng ta sẽ có một bài viết riêng về điều này.
-         Hỗ trợ VPN cho môi trường doanh nghiệp.

....

Nổi bật