LMT Group - Chia sẻ để thành công !: Thư giãn giải trí

Bỏ nghề kiếm 3 triệu/tháng để kiếm 30 triệu/tháng nhờ bán bánh tráng trộn

16:41 |
Rất nhiều các bạn trẻ đang có ý tưởng kinh doanh các món ăn vỉa hè tuy nhiên kinh doanh cái gì và liệu có lãi hay không là điều đáng phải suy nghĩ. Kinh doanh bánh tráng trộn của gia đình anh Viên đã giúp anh thu lãi hơn 1 triệu đồng mỗi ngày cũng là một cách làm hay chúng ta có thể học tập. Dù có 4-5 cửa hàng mở ra gần đó để tranh khách nhưng cửa hàng anh vẫn đông đúc.

Ý tưởng kinh doanh và bước khởi đầu đầy lo lắng


Anh Viên ở quận 3 (TP HCM) ban đầu là nhân viên in vé số cho công ty sổ xỗ kiến thiết. Với mức lương ít ỏi là 3 triệu đồng/tháng không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình đã khiến anh trăn trở rất nhiều. Bắt nguồn từ sở thích ăn vặt của 2 cô con gái, năm 2010,  vợ chồng anh đã nảy ra ý tưởng kinh doanh bánh tráng trộn.

Anh chị không có vốn lớn, cửa hàng cũng không dám thuê nên chỉ mở quán với vài bộ bàn ghế nhựa, một số dụng cụ và nguyên liệu chế biến và dùng chính căn nhà 16m2 của mình để làm cửa hàng. Với tâm lý lo sợ khách hàng không hưởng ứng anh hồi hộp chờ. Tuy nhiên, mới vài ngày mà đã có hàng trăm lượt người mua, có người với số lượng 2 -3 gói. Số tiền kiếm được tuy không nhiều nhưng cũng có thể giúp cuộc sống của anh chị tốt hơn.

Thành công ngoài sức mong đợi


Khách đến đều thích phong cách phục vụ niềm nở, đồng thời do chế biến hợp khẩu vị của số đông nên dù nép mình trong căn nhà nhỏ, quầy bánh tráng trộn của gia đình anh Viên từ 15h chiều tới 22h tối vẫn nườm nượp khách đến mua. Mặc kệ cái nắng buổi chiều gắt gao oi ả, mọi người vẫn lấy số thứ tự và xếp hàng chờ đợi. Một số khách đến sau, không còn chỗ để xe, chủ quán gợi ý lấy số thứ tự nhưng có thể đi đâu đó cần thiết rồi quay lại lấy để tránh tình trạng tắc đường chờ mua bánh tráng.



Khách bốc số, xếp hàng để chờ mua bánh tráng trộn. 

Đối tượng khách hàng của cửa hàng cũng đa dạng. Không chỉ là các bạn trẻ, sinh viên, dân văn phòng, các bà nội trợ mà ngay cả những đấng mày râu cũng toát mồ hôi xếp hàng chờ đợi.

Thấy vợ chồng anh Viên làm ăn được, nhiều người cũng mở quán cạnh tranh, 4 5 cửa hàng bánh tráng trộn ở dọc con đường, nhưng cửa hàng anh chị vẫn đông khách nhất.

Sau 4 năm mở quán, hiện một ngày số lượng khách đặt mua lên tới 600, có người đặt 20-30 gói. Giá mỗi gói 15.000 đồng, sau khi trừ tất cả chi phí 2 vợ chồng anh cũng lời được trên  một triệu đồng một ngày, khoảng 30 triệu/tháng

"Nghe thì có vẻ dễ dàng vậy, nhưng để kiếm được số tiền đó 2 vợ chồng tôi cũng phải làm việc miệt mài từ sáng sớm cho đến tận khuya", anh Viên chia sẻ.

Công việc đầu tắt mặt tối từ sáng sớm cho đến khuya


Công việc của anh ngày nào cũng như ngày nào. Cứ 5h sáng 2 vợ chồng đã có mặt ở chợ để chọn nguyên liệu chủ đạo như hành tươi, đậu phộng rang, tép, gan bò, khô mực, xoài, rau thơm đem về hì hục chế biến tới 14h chiều. Sau khi chế biến tươm tất, đúng 15h sản phẩm được bày bán. Khoảng thời gian 15h-22h là "thời điểm vàng” mà 2 vợ chồng tất bật với khách hàng.

“Thời gian trước, khi chưa biết đến dụng cụ trộn hiện đại, 2 vợ chồng tôi phải trộn bằng đũa khiến cho 2 tay nhức mỏi và ê ẩm, sức khỏe yếu dần đi. Nhưng từ khi có một dụng cụ mới trộn bằng máy, chúng tôi đã đỡ mệt hơn nhiều”, anh Viên nói.


Anh Viên tất bật đi giao hàng cho khách

Bí quyết giữ chân thực khách


Để làm nên thành công, anh cho biết: Đó chính là sự cẩn thận trong khâu chọn bánh và các nguyên liệu làm nhân sao cho vừa ngon vừa đảm bảo vệ sinh. Đa phần nhân trộn do chính tay anh làm. Chẳng hạn như con ruốc (tép nhỏ), gan, khô bò anh thường ra chợ tự tay chọn lựa, mang về rửa sạch sẽ và chế biến theo hương vị riêng. Ngoài ra món bánh này cũng không thể thiếu hương vị đặc trưng của xoài xanh, mỡ hành có độ béo vừa phải...

Anh Viên tâm sự rằng do tự tay anh làm nên con ruốc đảm bảo vệ sinh, không bị sạn  như mua ngoài. Tuy mất công sức nhưng vì khách hàng cũng đáng.

Nói về kế hoạch trong thời gian tới, anh Viên cho biết sẽ mở cửa hàng rộng hơn, tuy nhiên vẫn chưa xác định thời điểm rõ ràng vì còn phải xem xét lại sức khỏe và lượng khách.

Bánh tráng trộn là món ăn nhẹ có xuất xứ từ Tây Ninh, được ưa chuộng rộng rãi ở Sài Gòn khoảng chục năm trở lại đây. Món này có vị lạ miệng, nguyên liệu  gồm bánh tráng, trứng cút luộc, thịt bò khô, tép khô, mực khô, xoài xanh xắt nhỏ, đậu phộng (lạc) rang, hành củ và hành lá phi thơm, cho thêm nước tắc vào trộn đều với nhau. Giá mỗi gói bánh dao động 10.000-20.000 đồng.
....

Tặng gì cho bạn gái ngày 20.10?

16:47 |
“Chỉ còn ít ngày nữa là tới Ngày phụ nữ Việt Nam 20.10 mà em chưa biết tặng gì để gây ấn tượng với bạn gái. Xin hãy cho em một lời khuyên”. Đó là một trong rất nhiều băn khoăn của các bạn trẻ khi muốn nhân dịp này thể hiện tình cảm dành cho “nửa kia” của mình. Dưới đây là một số gợi ý để bạn không mất nhiều thời gian và công sức lựa chọn. Tuy nhiên, tùy vào sở thích của người đó và khả năng tài chính của mình mà bạn lựa chọn một món quà phù hợp. Quan trọng nhất bạn phải gửi gắm vào đó tất cả sự chân thành, và cũng đừng quên dành một món quà nữa cho người mẹ thân yêu của mình nhé.

1. Hoa, gối ôm, thú nhồi bông… cho cô nàng lãng mạn




Chắc hẳn không người con gái nào không xúc động trước một bó hoa thật đẹp kèm theo tấm thiệp xinh xắn viết những lời yêu thương có cánh. Thậm chí, nhiều cô gái còn dựa vào bó hoa bạn tặng để xác định mức độ tình cảm nên  hãy thật tinh tế với bó hoa của mình để mang lại niềm vui cho nàng. Hoa hồng luôn là sự lựa chọn số 1 cho tình yêu. Tuy nhiên nếu 2 bạn đã yêu nhau lâu, bạn đã nhiều lần bạn tặng nàng hoa hồng thì hãy lựa chọn những loại hoa khác như hoa ly,  lan... để “đổi gió” cho tình yêu của hai người. 

Bên cạnh đó, một con thú nhồi bông hay một chiếc gối có thêu lời yêu thương, lãng mạn, hoặc in hình của hai bạn cũng là món quà dễ thương, ấm áp cho ngày 20.10. 

2.    Sách cho cô nàng ham học hỏi




Nếu “nửa kia” của bạn là một người ham học hỏi thì sách là một món quà hợp lý.  Hiện nay thị trường sách rất đa dạng, phong phú. Bạn có thể chọn một cuốn sách liên quan đến lĩnh vực mà nàng đang tìm hiểu  hay một cuốn sách nói về tình yêu lãng mạn với kết thúc có hậu kèm theo một bông hồng đỏ thắm, là một cách để thể hiện tình yêu chân thành của bạn. Đừng quên viết gì đó ở ngay trang đầu tiên của cuốn sách trước khi gửi tới nàng nhé.

3.    Đồng hồ, nước hoa, trang sức… cho cô nàng sành điệu




Nếu bạn dư dả về kinh tế và “nửa kia” của bạn là mẫu phụ nữ hiện đại, sành điệu thì bạn có thể tặng nàng một món quà đắt có giá trị như một chiếc đồng hồ, một chai nước hoa hay một món trang sức đắt tiền. Đồng hồ ngày nay không chỉ đơn thuần là vật xem giờ mà còn là một phụ kiện thời trang thể hiện phong cách riêng của người phụ nữ. Nước hoa lại là niềm đam mê của họ, cô gái nào cũng mong muốn khoác lên mình thứ hương thơm quyến rũ. Bên cạnh đó những chiếc bông tai xinh xắn, hay chiếc dây chuyền sáng bóng có thể là quà tặng khiến nàng mê mẩn.

4.    Quần áo, túi xách, phụ kiện… cho cô nàng thực tế



Đây là những món đồ nàng dùng hàng ngày nhưng lại là những thứ rất khó chọn nếu bạn muốn làm quà tặng nàng ngày 20.10. Nếu nàng của bạn muốn được tặng quần áo, túi xách… để được diện nó hàng ngày mà bạn lại không chắc về số đo của nàng thì không nên mua quần áo cho cô ấy, bởi nàng có thể sẽ không vừa. Cách tốt nhất nếu bạn muốn gây ấn tượng với nàng trong ngày 20-10 thì hãy dẫn cô ấy vào cửa hàng thời trang để mua sắm. Nàng sẽ cảm nhận được tình cảm chân thành bạn dành cho nàng. 

5.   Đồ công nghệ cho cô nàng ưa thích công nghệ



Nếu bạn là người có khả năng về kinh tế và cô ấy thích những đồ thuộc về công nghệ thì đây là gợi ý cho bạn. Người phụ nữ nào cũng không thể tránh được sức hấp dẫn của những chiếc điện thoại xinh xinh mang nhiều chức năng. Ngoài ra những món đồ như Ipad, laptop, tai nghe, USB…  hình dáng dễ thương cũng là những món đồ tuyệt vời mà cánh nam giới có thể dành tặng bạn gái trong ngày đặc biệt này.

6.   Đồ làm bếp cho cô nàng nội trợ




Nếu nàng của bạn là một cô nàng chăm chỉ vào bếp, hãy tặng cho nàng một món đồ gia dụng nào đó. Ví dụ: Một bộ nồi thật dễ thương, một chiếc lò nướng bánh nàng đang muốn mua mà chưa được… Chắc chắn nàng sẽ hiểu rằng bạn không chỉ là người lãng mạn mà còn là người đàn ông của gia đình, là người tinh tế và sâu sắc. Trong trường hợp nàng không thích vào bếp, bạn vẫn có thể tặng một món đồ làm bếp như một lời nhắn rằng bạn muốn cô ấy là người giữ lửa cho mái ấm trong tương lai của mình. 

7.   Đồ Hanmade



Một tấm thiệp tự làm, một bữa ăn tự nấu… chắc chắn sẽ dễ dàng khiến trái tim nàng rung động. Nếu bạn tự tin vào khả năng của mình thì có thể làm những đồ handmade cho nàng, có thể là một tấm thiệp, một bức tranh do bạn vẽ, một bữa ăn do bạn tự nấu để gây bất ngờ cho cô ấy. Nếu bạn không tự tin vào tay nghề của mình nhưng vẫn muốn gây ấn tượng cho nàng, có thể lên ý tưởng và đặt mua những thứ đồ hanmade đó. Hiện nay dịch vụ này đang rất phát triển. Nếu cô áy thích lưu giữ những tấm hình của hai bạn, bạn có thể tạo thêm màu sắc hay khung cảnh mới lạ cho những tấm ảnh đó với những kỹ năng chỉnh sửa ảnh khá đơn giản, hoặc bạn có thể tham khảo thêm các hướng dẫn  photoshop chỉnh sửa ảnh để tạo được những tấm ảnh đặc biệt cho cô ấy.

Tóm lại, bằng cách này hay cách khác, dù là tặng quà hay đơn giản chỉ là bạn vào bếp tự tay nấu một bữa ăn thật ngon, cùng nàng đi xem phim,… mục đích đều là muốn thể hiện sự quan tâm tới người phụ nữ mà bạn yêu thương. Nhân ngày đặc biệt sắp tới hãy biến sự yêu thương của bạn thành món quà tặng bạn gái ngày 20/10 để cả thế giới biết bạn yêu cô ấy như thế nào nhé.
....

Chàng trai “Thiện Lương” và kẹo que “Hạnh Phúc”

10:35 |
Đằng sau khuôn mặt thư sinh, hiền lành trong đôi kính cận, ít ai biết rằng câu chuyện cuộc đời mưu sinh của cậu thanh niên mới 22 tuổi Lâm Huỳnh Thiện Lương lại không kém phần sóng gió. Trước khi tạo nên thương hiệu kẹo que Hạnh Phúc nổi tiếng của riêng mình, Thiện Lương đã trải qua gần 20 công việc khác nhau, có lúc anh phải làm việc liên tục, thậm chí làm bảo vệ 38 tiếng trong 2 ngày…



Làm bảo vệ 38 tiếng trong 2 ngày


Thiện Lương sinh ra trong gia đình có 3 con trai, người xưa vẫn quan niệm “tam nam bất phú” nhưng điều đó không làm cho Thiện Lương nản chí. Từ khi 17 tuổi, Lương đã tập tành bán kẹo que và chính sản phẩm của lần kinh doanh đầu tiên này sau 5 năm đã mang lại thành công cho cậu. 

Khi lên TP.HCM học đại học, Lương đã trải qua gần 20 công việc khác nhau từ phát tờ rơi, dịch vụ bảo vệ văn phòng, phục vụ, chùi toilet trong KFC, môi giới bất động sản cho đến MC, diễn viên... “Tôi phải làm việc liên tục, có lúc làm bảo vệ 38 tiếng trong 2 ngày”, Lương kể về quãng thời gian mà gành nặng mưu sinh đè nặng lên đôi vai của mình. Đó là khi cậu học năm thứ nhất, cậu đã đem tất cả số tiền dành dụm của mình và vay mượn thêm để kinh doanh quán cà phê nhưng kinh doanh thua lỗ, chiếc xe máy là tài sản đáng giá nhất cũng bị trộm mất… Lương phải làm đủ nghề để trang trải học phí và tồn tại và cuối cùng cậu quyết định quay lại với công việc bán kẹo que ban đầu.
Đầu tiên, Lương chỉ nghĩ đến việc bán sản phẩm kẹo que nên tiến hành gây dựng một đội nhóm bán hàng, nhưng nhóm của cậu bị đối thủ chơi xấu, làm mất nguồn hàng dẫn đến phải đền hợp đồng cho đối tác. 

Để chủ động về nguồn hàng, anh quyết định tìm học cách làm kẹo que theo công nghệ từ Nhật Bản. Anh xoay vốn bằng mọi cách: mượn bạn bè, vay lãi suất, cầm cố chiếc laptop...  và thuê một căn nhà 3 tầng làm xưởng sản xuất kẹo kết hợp cho thuê trọ những phòng còn dư. Ngoài ra, Lương còn sáng tạo ra sản phẩm mới có hương vị kem kết hợp với kẹo dẻo chất lượng cao tạo nên khẩu vị phù hợp với mọi lứa tuổi. 

Vì không có nhiều tiền đầu tư máy móc như người Nhật, đồng thời muốn “thổi hồn” vào từng sản phẩm, Lương đào tạo nhân viên có tay nghề để chế tác thủ công và đặt tên cây kẹo que của mình là Hạnh Phúc. “Tôi không thích áp dụng máy móc nhiều quá vì phải đóng khuôn. Thủ công vừa theo ý mình vừa để khách hàng tùy ý đặt mẫu mình thích", Lương nói. Giá mỗi cây kẹo theo mẫu có sẵn từ 5.000 đến 15.000 đồng, đối với những cây kẹo được đặt mẫu riêng, thiết kế chibi có giá 30.000 đồng.

Lương gây dựng kênh bán hàng cả offline và online. Hiện doanh thu bán hàng offline chiếm tỷ lệ 70%. Đối với kênh online, Lương thu hút khách trên fanpage, website bằng những dịch vụ độc đáo, gần gũi giới trẻ như khắc tên, vẽ chibi... Anh kiếm những mối lớn từ cộng đồng fan Kpop với sản phẩm kẹo hình thần thượng, thu hút những người nổi tiếng tham gia các chương trình từ thiện để truyền thông thương hiệu. Hiện nay cơ sở kẹo que Hạnh Phúc của anh  ở TP HCM có sản lượng 100.000-200.000 cây một tháng, doanh thu bình quân khoảng 400 triệu đồng.

Giá trị nhân văn của cây kẹo que Hạnh Phúc

Cây kẹo que “Hạnh Phúc”.


Giải thích vì sao lấy tên thương hiệu là Hạnh Phúc, Thiện Lương tâm sự: “Vì thiếu thốn hạnh phúc và tình yêu thương nên tôi muốn mang lại điều này cho những người khác. Kẹo que hạnh phúc bắt nguồn từ 3 nhân tố: người làm ra sản phẩm, sản phẩm và người bán sản phẩm”..

Đối với nhân viên làm kẹo, Thiện Lương tuyển chủ yếu là người khuyết tật và mồ côi để họ có thu nhập. “Tôi tuyển nhân viên tật nguyền từ trung tâm Hy Vọng, trại trẻ mồ côi và đào tạo cho họ. Sau đó chia họ vào những bộ phận với vai trò phù hợp", Lương cho biết. 

Đối với nhân viên bán hàng, bên cạnh đội ngũ nhân viên được tuyển chọn gắt gao qua 2 vòng nộp hồ sơ và phỏng vấn, Lương còn tuyển những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, các em sẽ được hưởng 50-70% số tiền doanh thu. Ban đầu, anh tặng mỗi em một giỏ kẹo để khi bán hết các em tiếp tục có vốn kinh doanh. Để tạo sự thiện cảm và tin tưởng từ khách hàng, Lương xây dựng hệ thống  đồng bộ như đồng phục, túi bao tử để trả lại tiền cho khách, danh thiếp cùng một giỏ kẹo có thiết kế bắt mắt. “Việc bán hàng rất quan trọng vì chạm đến cảm xúc của khách. Nếu chỉ vô tình làm mất lòng khách thì sẽ ảnh hưởng đến cả một thương hiệu dày công gây dựng”, Lương chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện cơ sở sản xuất của Thiện Lương có 6 người làm kẹo và hơn 50 người bán kẹo trên toàn quốc. Lương  đang lên kế hoạch mở rộng thị trường, tạo lập đội ngũ chào hàng để phân phối kẹo vào các siêu thị, quán cà phê, đặc biệt là các khu du lịch. Kẹo sẽ được thiết kế logo, tên theo từng quán cà phê; sản phẩm được đặt giữa bàn và tính tiền vào hóa đơn.

Có thể thấy, hành trình khởi nghiệp với cây kẹo que của chàng trai 22 tuổi Lâm Huỳnh Thiện Lương có khá nhiều sóng gió và tất cả mới chỉ là bước khởi đầu, nhưng bằng tuổi trẻ và tài năng của mình, bằng một tấm lòng lương thiện hiếm thấy, chắc chắn cậu sẽ vượt qua được khó khăn để đưa con thuyền mang thương hiệu “Hạnh Phúc” đến thành công.
....

Con trai đã giúp tôi vượt qua cơn “say nắng” với đồng nghiệp

15:40 |
Mỗi khi cảm nhận cơn “say nắng” sắp xảy ra, tôi lại tự nhủ mình: Con trai tôi sẽ thế nào nếu mẹ nó là một người phụ nữ không chung thủy? Và chính tình yêu thương với con đã giúp tôi thoát được những cơn “say nắng” khi chồng tôi vẫn thất nghiệp ở nhà, khó tính và cáu bẳn.

Có đôi lúc tôi đã muốn vứt bỏ tất cả để chạy theo tiếng gọi của trái tim giống như những chuyện tình éo le trong mấy bộ phim Hàn Quốc làm điên đảo giới trẻ một thời. Vì tôi còn trẻ, tôi có một trái tim dễ rung động. Nhưng rồi tôi nghĩ đến tiếng cười của con và luật nhân quả ở đời.



Chồng hơn tôi 2 tuổi, anh làm nghề bác sĩ. Chúng tôi đã yêu nhau 3 năm trước khi tiến tới hôn nhân. Thời gian đầu cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc. Chúng tôi có một đứa con trai 1 tuổi xinh như thiên thần. Ai cũng nói tôi tốt số vì lấy được chồng giỏi giang, đẹp trai lại thương yêu vợ con. Tôi thì tự nhận thấy mình có ngoại hình hết sức bình thường, thậm chí thua kém nhiều người về chiều cao. Tôi chỉ có khuôn mặt dễ thương và cách sống chân thành, hòa nhã nên được bạn bè, đồng nghiệp quý mến. Thế nhưng cách đây 6 tháng, khi tôi bắt đầu đi làm trở lại sau khi sinh thì anh lại xảy ra chuyện ở cơ quan. Người ta nói nghề y là nghề vô cùng nguy hiểm, cứu sống biết bao nhiêu người thì không sao, nhưng nếu mắc sai lầm gì đó thì coi như chẳng còn tương lai. Kíp mổ của anh đã làm chết một bệnh nhân gia đình có quyền thế. Gia đình gây sức ép khiến bệnh viện buộc anh phải thôi việc. Anh chưa xin được việc ở nơi khác nên tạm thời ở nhà trông con cho tôi đi làm. Kể từ đó anh trở thành một con người khác: Gia trưởng, khó tính, cáu bẳn.

Tôi thuộc tuýp người hay mơ mộng nhưng ít khi thể hiện ra ngoài. Tôi  luôn tin tưởng rằng mình sẽ có một tình yêu vĩnh cửu, bền đẹp dù cuộc sống có thay đổi như thế nào, dù chồng mình có không bằng những người khác nhưng một khi đã lấy thì tôi sẽ chung thủy một lòng một dạ. Thế nhưng ở công ty, tôi cảm nhận được có một nam đồng nghiệp dành tình cảm đặc biệt cho mình và dường như tôi cũng đang ngoại tình tư tưởng. 

Chúng tôi không ai nói ra nhưng bằng trực giác của người phụ nữ 25 tuổi, tôi cảm nhận rõ rệt điều đó. Anh cũng bằng tuổi tôi, có đủ mọi thứ về hình thức, sự dịu dàng, nghị lực trong cuộc sống và sự nghiệp kinh doanh. Anh chưa có gia đình, trong khi tôi đã có con trai 1 tuổi. Tôi biết anh có tình cảm với mình qua ánh mắt khi gặp và cách nhắn tin, gọi điện. Lúc đầu khi tôi nói đã có gia đình và có con, anh không tin nhưng sau đó qua bạn bè đồng nghiệp, anh tin điều đó. Nhưng vẫn thường xuyên hỏi han chuyện gia đình, nuôi con vất vả như thế nào, con ốm tôi có mệt không… 

Tất cả nếu người ngoài nhìn vào thì chỉ là sự giao tiếp bình thường không có gì là riêng tư hết mà sao sự yêu mến nhớ nhung lại khiến tôi quay quắt quá. Nhưng tôi không dám thể hiện ra ngoài. Tình cảm đơn phương với người ấy gần như bóp nghẹt trái tim tôi.  Có những khi về nhà, nhìn thấy bộ mặt cau có khó chịu, những lời nói độc ác vô tâm của chồng, tôi lại có ý định đẩy mọi sự đến nước cuối cùng là nói cho người ấy biết tình cảm của mình. Dù biết công việc không thuận lợi, một vết đen trong sự nghiệp và việc ở nhà chăm con đã làm chồng thay đổi, nhưng sao tôi vẫn khao khát được yêu thương, được quan tâm chiều chuộng.

Một đêm, tôi đi liên hoan với công ty và về muộn. Chồng chửi rủa, nhục mạ khiến tôi không nhịn được đã cãi lại, chồng đã xuống tay đánh tôi. Tôi đã định một lần lành làm gáo vỡ làm muôi, nhưng khi định nói ra hết những lời khiến chồng đau lòng thì con trai tôi thức dậy. Đột nhiên tôi thấy lòng mình dịu lại. Con trai tôi sẽ thế nào đây khi lớn lên và nhận ra mẹ mình không chung thủy? Đã bỏ rơi bố nó trong lúc khó khăn? Tôi có quyền sống theo cảm xúc của mình nhưng con tôi, chồng tôi và gia đình của người ấy thì sao.



Dường như ông trời cũng thương nên thời gian sau chồng tôi đã tìm được việc ở một phòng khám tư nhân. Còn tôi thường cố tình để anh đồng nghiệp nhìn thấy chiếc nhẫn trên ngón tay áp út của mình. Tôi cũng cố gắng tránh mặt anh để cả hai đỡ cảm thấy khó xử. Dù vậy, anh vẫn nhắn tin và gọi điện cho tôi ngoài giờ. Những gì liên quan đến công việc, tôi trả lời nhiệt tình. Còn không sẽ chủ động tắt máy. Tôi thầm cầu xin trời phật đừng thử thách gia đình tôi như thế nữa. Tôi mong rằng thời gian trôi qua, tâm hồn tôi sẽ thực sự bình yêu khi nghĩ đến người ấy. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng sống tốt để nếu có kiếp sau thì tôi và người ấy được gặp lại nhau trong trọn vẹn chứ không dang dở giống hôm nay.

Thế đấy, cuộc sống  con người vốn đã rất khó khăn và chúng ta cần phải cố gắng từng ngày để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tôi hiểu ai cũng có những lúc “say nắng” ngoài chồng ngoài vợ và tình cảm đó không mấy lần có được trong đời. Nhưng ngay cả khi gia đình có mang lại cho chúng ta những lúc đau khổ và những cơn “say nắng” như một vị cứu tinh, như quả thơm suối mát thì chúng ta cũng cần cân nhắc đâu là điều chúng ta mong muốn nhất. Hạnh phúc đôi khi là sự đánh đổi. Nếu như lúc đó tôi vứt bỏ gia đình để  bước tiếp, tôi  đã đánh mất tất cả những gì đang có, trong đó điều quan trọng nhất là nụ cười trẻ thơ khi có một gia đình trọn vẹn.

Với một người làm công sở, việc căng thẳng đầu óc trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Điều đó dễ dẫn tới tình trạng stress và các loại bệnh liên quan trí não. Tăng cường trí nhớ là biện pháp tốt để những người làm công sở giảm bớt nguy cơ bị stress, tăng hiệu quả công việc. Có một số loại thực phẩm thường dùng có khá nhiều tác dụng trong việc này, thông tin về chúng bạn có thể xem tại  Bí quyết tăng cường trí nhớ cho dân công sở bằng thực phẩm
....

Tổng biên tập là nhà báo để làm gì?

16:13 |
Tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực báo chí do UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng QH tổ chức ở TP.HCM ngày 28/7, nguyên Thứ trường Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn cho biết, năm 2013 cả nước bố nhiệm 169 lãnh đạo cơ quan báo chí. Trong số này có 43 người được điều từ ngành khác về, không có nghiệp vụ báo chí, không liên quan đến báo chí. Trong khi luật quy định người làm báo phải kinh qua 3 năm công tác trong môi trường mới được cấp thẻ. Nhiều địa phương còn cho rằng “thường vụ đã thông qua” xem như là xong.

Tổng biên tập là nhà báo để làm gì?

Phát ngôn của ông Doãn nhanh chóng thu hút sự quan tâm của những người làm truyền thông tại Việt Nam. Nhiều đại biểu khác cũng cho rằng đây là một trong những bất cập trong công tác quản lý báo chí và yêu cầu nhanh chóng sửa đổi luật báo chí.

Quả thật Luật Báo chí ở nước ta hiện nay đã trở thành chiếc áo quá chật hẹp, không phù hợp với hoạt động báo chí hiện hành. Vì vậy, việc sửa luật là rất cần thiết và cần nhanh chóng. Đúng như đại biểu QH Dương Trung Quốc đặt vấn đề: “Luật Báo chí rất quan trọng, nhất là trong thời đại thông tin và nâng cao quyền con người, quyền tự do. Nhìn lại bức tranh toàn cảnh báo chí của ta, có nhiều vấn đề cần định hướng lại và sửa đổi. Luật Báo chí và nhiều văn bản quy phạm pháp luật của ta đang là bước lùi so với thế giới, nhiều vấn nạn như “xin phép’, “quy hoạch” đang là sự bất lực về quản lý…". Thế nhưng vị trí Tổng Biên tập một tờ báo có nhất thiết phải là một nhà báo hay không?

Ảnh minh họa
 Theo quan điểm của tôi, Tổng Biên tập không nhất thiết phải là một nhà báo. Dẫu vậy, họ phải là những cá nhân am hiểu công việc, công việc đó là làm một Tổng biên tập.

Tổng Biên tập một tờ báo, không đơn thuần là những người nghĩ ra đề tài rồi chỉ đạo cho phóng viên thực hiện. Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung hay Trưởng ban được trả lương để chịu trách nhiệm về việc này.
Tổng Biên tập cũng không cần phát hiện ra một tin nóng, rồi viết thành bài ngay lập tức, việc ấy đã có phóng viên lo. Vậy thì tại sao Tổng biên tập nhất thiết phải là một nhà báo?

Tổng Biên tập là một người lãnh đạo tôi cao ở một tòa soạn, họ cần đáp ứng nhiều yêu cầu hơn là việc có viết được một bài báo xuất sắc hay không. Đó là người cần quản lý tốt, vạch đúng hướng để tờ báo phát triển.

Tổng Biên tập không cần là một nhà báo, họ chỉ cần biết truyền lửa cho phóng viên, biên tập viên… để có thể phát huy hết tài năng của đội ngũ nhân viên dưới quyền. Một người lãnh đạo giỏi không phải là người mang hết sức lực và trí tuệ của mình ra làm việc mà là người biết khai thác sức lực, trí tuệ của người khác.

Tổng Biên tập cũng cần phải là người có ý tưởng, có tầm nhìn xa. Một tầm nhìn xa sẽ giúp Tổng biên tập vạch trước những chiến lược hoạt động dài hạn, dự đoán trước những biến động có thể xảy ra trong tương lai để chuẩn bị cho tờ báo của mình, tìm cách thích nghi và đón đầu cơ hội....

Tổng biên tậo một tờ báo cũng chỉ cần tạo ra một tập thể gắn kết chứ không phải chỉ chăm chăm cho quyền lợi của mình, còn nhân viên thì “sống chết mặc bay”,  chỉ cần suy tính công việc thận trọng, không để phóng viên lấy bài người thành bài của mình; không phải là người bất cứ cái gì cũng đổ vấy cho nhân viên mà phải làm bia che sóng cho tờ báo của mình nếu có chuyện gì đó không may xảy ra….

Tổng Biên tập chỉ cần vậy thôi, đã đủ tiêu chuẩn làm Tổng Biên tập rồi. Tất nhiên, theo lẽ thường, báo chí là cơ quan ngôn luận định hướng công chúng, đồng thời cũng là một đơn vị kinh doanh nên Tổng biên tập cũng phải là người có chuyên môn về nghề. Nếu đi lên từ phóng viên thì có nhiều thuận lợi hơn vì họ hiểu rõ về đặc thù của nghề mình, những khó khăn vướng mắc mà các nhà báo có thể mắc phải khi tác nghiệp.

Nhưng hai chữ “nhà báo” vốn không phải là danh xưng, đó là sự nhìn nhận.
....

Những cái bẫy lừa ngoạn mục mà nhiều người bị dính

15:12 |
Câu chuyện “lừa đảo trên mạng” dường như là chuyện biết rồi khổ lắm nói mãi. Nhưng sẽ không bao giờ là thừa khi những chiêu lừa đảo của những kẻ siêu đạo chích này ngày càng tinh vi. Tôi năm nay đã gần 30 tuổi, ai cũng nghĩ rằng ở cái tuổi này tôi phải “gừng càng già càng cay”, không còn ngây thơ dễ tin vào những chiêu lừa đảo trên thế giới ảo. Ấy thế mà tôi vẫn sa chân vào 3 bẫy lừa ngoạn mục mà tôi sẽ kể dưới đây để các bạn đề phòng.

 

1.    Bẫy “Kiếm tiền trực tuyến”


Nắm bắt được tâm lý muốn kiếm tiền trực tuyến của một bộ phận cư dân mạng, không ít “công ty ma” đã quảng bá về các hình thức kiếm tiền với tiêu chí “nhẹ nhàng, nhanh gọn” kèm theo mức thù lao cực kỳ hấp dẫn. Nhiều người sau khi bị lôi cuốn bởi những mẩu quảng cáo hấp dẫn đã không ngại tiêu tốn khá nhiều công sức và thời gian mà vẫn hoàn toàn tay trắng.

Nghỉ việc trước khi sinh con vì sức khỏe yếu. Sau khi sinh, tôi lâm vào cảnh thất nghiệp, muốn đi làm nhưng con còn nhỏ quá, tôi điên cuồng lên mạng tìm kiếm những công việc có thể làm tại nhà để kiếm thêm tiền mua bỉm, mua sữa cho con.
....

Tại sao tốt nghiệp loại giỏi mà vẫn thất nghiệp

16:30 |
Tôi luôn cho rằng, tại sao kiến thức của một người lại không được đáp lại  với một công việc phù hợp với trình độ đó? Tại sao tôi học trường đại học danh tiếng, tốt nghiệp bằng ưu lại không thể có một công việc  mĩ mãn.

Vì sao bạn tôi chỉ tốt nghiệp cao đẳng mà lương vài chục củ một tháng, tôi có hai bằng đại học lại vẫn đang thất nghiệp. Có ai trả lời được giùm tôi câu hỏi này không? Sao nền giáo dục nước nhà lại vô lý như thế?

Tôi đem câu hỏi đó đi hỏi thằng bạn: Làm cách nào nó có thể “qua mặt” nhà tuyển dụng khó tính đó chỉ với bằng tốt nghiệp cao đẳng? Nó kể cho tôi nghe câu chuyện kể từ khi nó ra trường và sau khi nghe thì tôi đã hiểu lý do dù rất “đắng lòng” để có thể chấp nhận. Nó cũng nói với tôi về cách làm việc thông minh của nó đã mang lại thành công không nhỏ cho nó.
Mời quý bạn đọc thêm bài viết: 11 cách làm việc thông minh, giúp bạnthành công hơn

Tôi và nó học chung với nhau hồi cấp 3, nhưng sức học chỉ thuộc dạng trung bình nên nó thi vào một trường cao đẳng, còn tôi học khá nên đàng hoàng bước vào một trường đại học lớn ở Hà Nội. Người nó nhỏ thó, đen nhẻm còn tôi thì cao to, thuộc hàng đẹp trai nhất lớp. Lên Hà Nội học, tuy khác trường nhưng thỉnh thoảng chúng tôi vẫn qua lại hỏi thăm nhau. Bây giờ nghĩ lại mới thấy, thì ra trong suốt thời gian ngồi trên giảng đường đại học, nó đã “lột xác” lúc nào mà tôi không hay. Còn tôi cũng “lột xác” nhưng lại theo chiều hướng xấu đi.
Vẫn cái giọng quê mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nó bắt đầu câu chuyện của mình:

 “Sức lao động là 1 loại hàng hóa đặc biệt, và lương chính là giá cả của hàng hóa đó. Nên hàng tốt giá cao và ngược lại. Có hàng bán chạy cũng có hàng tồn kho”, đây là bài học mà nó học được trong ngày đầu tiên vào nhập trường, thầy giáo hiệu trưởng đã nói như thế. Nên nó luôn tâm niệm với bản thân phải tự thay đổi bản thân mình, để sức lao động của nó có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mới dễ bán.

Biết mình không được cao to lực lưỡng, hàng ngày nó chăm chỉ tập thể dục thể thao, nhờ thế cơ thể nó cũng tráng kiện dần lên. Biết mình không được đẹp trai, nó luôn hớt tóc gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ thơm tho để trông mình dễ coi 1 chút.  Biết mình không được thông mình, nó chăm chỉ đọc sách, học ngoại ngữ, đọc báo tin tức kinh tế xã hội, tăng cường kỹ năng giao tiếp. Nhà nghèo, không có tiền đến trung tâm học ngoại ngữ, nó học trực tuyến qua internet. Rồi sau đó nó đến các nhà văn hóa thanh niên tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, và nhiều câu lạc bộ khác để tăng kỹ năng giao tiếp…

Từ năm thứ nhất học cao đẳng, nó đã làm thêm chẳng từ việc gì, vừa kiếm thêm thu nhập giúp đỡ gia đình vừa để để cọ xát thực tế, từ phục vụ bàn, mở cửa ở khách sạn, tiếp thị, điều tra thị trường, bán hàng…

Nghe nó kể vậy tôi mới nhớ lại quãng thời gian học của mình. Tôi chỉ suốt ngày cắm mặt vào đế chế, vào bóng đá, rồi đi chơi với lũ bạn, rồi yêu đương… Tôi chưa từng làm thêm bất cứ một công việc gì vì hàng tháng bố mẹ tôi gửi tiền tiêu đều đặn, tôi tiêu tiết kiệm thì cũng đủ, nên thấy việc làm thêm không cần thiết. Như rất nhiều bạn bè tôi, tôi thường thức rất khuya và dậy rất muộn nên đã lâu lắm rồi tôi không có khái niệm tập thể dục. Ban ngày tôi lên giảng đường nhưng thường trốn ra ngoài uống trà đá cùng mấy cậu bạn, đến kỳ thi cũng chỉ ôn tập qua loa sao cho đủ điểm qua là mừng run rồi. 

Nó kể tiếp: Sức lao động là một loại hàng hóa, nên muốn giới thiệu và đám phán để bán được giá, cần phải chuẩn bị chu đáo.  Tốt nghiệp bằng cao đẳng loại khá, nó rải đơn xin việc khắp nơi nhưng cả tháng vẫn không có nơi nào gọi phỏng vấn. Có lẽ hồ sơ của nó không ấn tượng. Nó không nộp đơn xin vào những công ty lớn nữa mà xin vào một công ty nhỏ. Ừ thì tụi Tây tụi Nhật, nhà giàu gấp mấy lần mình mà vẫn đi châu Phi làm việc có sao đâu. Nó được nhận với mức lương lúc đầu chỉ 3triệu/tháng, dè sẻn lắm mới đủ cho chi tiêu ở cái đất Hà Nội này. Nhưng không vì vậy mà nó không làm việc hết sức. Mặc dù vẫn trung thành với chiếc xe bus đi làm nhưng chưa bao giờ nó đi làm muộn. Thế rồi 2 năm trôi qua, nó được cất nhắc lên vị trí trưởng nhóm, lương vì thế cũng tăng từ 3 củ lên 5 củ. Trong thời gian này, nó vẫn tập thể dục, vẫn học ngoại ngữ đều đặn và vẫn liên tục tìm kiếm công việc mơ ước.

Một ngày đẹp trời, nó được một công ty lớn của nước ngoài gọi phỏng vấn cho vị trí trưởng nhóm của công ty đó mà nó đã apply hồ sơ, rồi nó trúng tuyển vì tiếng Anh tốt, đã có kinh nghiệm ở vị trí tương đương. Và dĩ nhiên lương của nó là một nghìn, nhưng là nghìn USD với những đãi ngộ hấp dẫn khác.

Nó mắng tôi, đừng đổ lỗi cho ai. Đâu có thể thay đổi chương trình giáo dục, cũng đâu có thể thay đổi thầy cô, chỉ có 1 giải pháp duy nhất là tự thay đổi mình. Giờ các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty tư nhân... không quan tâm tốt nghiệp trường nào cả, qua được bài test IQ, EQ, kiến thức xã hội và tiếng Anh là được nhận làm. “Mày lúc nào cũng đổ thừa tại nền giáo dục, tại thầy cô, tại cái trường, khởi nghiệp làm gì có vốn, thất nghiệp vì không có quen biết lớn, không ai xin cho mình đi làm….toàn lý do của người khác chứ không bao giờ nói “tại mình”.  Thực ra thất nghiệp là tại mày lười lao động chân tay và lười động não”. 
Chẳng nhẽ là tại tôi lười lao động chân tay và lười động não thật chứ không phải số tôi không may mắn như tôi vẫn nghĩ? Lần đầu tiên tôi được hẹn phỏng vấn ở một công ty lớn vào lúc 2h chiều, nhưng hôm ấy chơi game mệt quá tôi ngủ quên mất. Đến 3h có điện thoại của nhà tuyển dụng hỏi tôi có huỷ cuộc hẹn không, tôi nói “Giờ em đang ngủ trưa, có gì mai em lên được không?”, chưa kịp nói hết câu họ đã cúp máy cái rụp.

Lần thứ hai vào làm ở một công ty tư nhân được 2 ngày thì tôi xin nghỉ vì công việc ở đây không phù hợp. Tôi  tốt nghiệp về quản trị mà đi làm lính như thế này, thực sự tôi thấy ê mặt.Tôi phải tìm một công việc đúng chuyên môn đào tạo là 1 nhà quản trị chiến lược. Vả lại hàng tháng bố mẹ vẫn gửi tiền lên cho tôi nên tôi đi làm cũng được, không cũng không sao. Tôi phải tìm đúng công việc mơ ước của mình thì mới làm.

Còn vô vàn lí do khác để tôi không đi làm, tôi không nhớ hết mà kể ra.
Thế cho nên sau 2 năm ra trường, dù tốt nghiệp
một trường đại học ngon lành cành đào, tôi vẫn đang hát mãi bài ca “thất nghiệp”. Tôi vẫn loay hoay tìm lời giải đáp cho hiện trạng của mình. Bạn tôi lắc đầu ngán ngẩm và bảo tôi sẽ còn thất nghiệp dài dài.
....

Sống sợ hãi giữa lòng Thủ Đô

16:30 |
"Nhưng khi bước chân ra trường đời, phải đi bằng chính đôi chân của mình, tôi bắt đầu cảm nhận được Hà Nội không nhiều màu hồng như tôi nghĩ. Và Hà Nội bắt đầu thực sự đen tối khi tôi lập gia đình. Nó bóp nghẹt tôi, quá khó thở!"

Khi còn là một cô học sinh cấp 3, tôi có một khát khao và quyết tâm cháy bỏng là được học và được sống trên đất Hà Nội. Vì trong thâm tâm của tôi, Hà Nội phồn hoa, nhộn nhịp với đầy đủ những dịch vụ mà chỉ cần bước chân ra là có. Cuối cùng, sau 2 năm thi Đại học tôi cũng thực hiện được ước mơ của mình. Tôi trở thành sinh viên của một trường Đại học. Tính đến nay tôi đã có 7 năm bon chen trên đất Hà Nội này và mọi suy nghĩ trong tôi đã thay đổi hoàn toàn. Tôi khát khao có thể dứt bỏ được Hà Nội để trở về quê sống cuộc sống thanh bình.

4 năm với cuộc sống sinh viên, mặc dù phải sống trong những căn nhà trọ chật chội, nóng nực nhưng tôi vẫn thích cuộc sống nơi đây. Tôi thích ánh đèn sáng rực vào ban đêm, tôi thích con đường nhộn nhịp chứ không vắng hoe người và tối âm u như ở quê. Tôi thích Hà Nội vì cái gì cũng có, bước ra cửa là có thể khuân cả “thế giới” về nhà chứ không phải đạp xe hàng mấy cây số mới mua được chiếc bánh mì, chiếc bàn trải đánh răng,... Hà Nội tiện nghi, Hà Nội nhộn nhịp....Tôi luôn mặc định trong đầu một khái niệm như thế....
Nhưng khi bước chân ra trường đời, phải đi bằng chính đôi chân của mình, tôi bắt đầu cảm nhận được Hà Nội không nhiều màu hồng như tôi nghĩ. Và Hà Nội bắt đầu thực sự đen tối khi tôi lập gia đình. Nó bóp nghẹt tôi, quá khó thở!
Nhớ những ngày đầu mới ra trường, với cái thời “ghế ít đít nhiều”, tôi không dễ dàng tìm cho mình một công việc. Vừa nộp hồ sơ vào các công ty, tôi vừa đi làm nhiều công việc chân thay khác như làm phục vụ trong quán ăn, làm nhân viên trong quán giặt là,... Sự kiên trì, bền bỉ cộng với một chút may mắn, sau nhiều lần phỏng vấn thất bại cuối cùng tôi cũng được nhận vào làm ở một công ty. Lương tháng chẳng đáng là bao, chỉ đủ tiền thuê nhà và tiền ăn hàng tháng. Tôi thường xuyên phải xin tiền trợ cấp từ bố mẹ hay đi vay bạn bè. Không những thế, càng đi làm càng có nhiều thứ phải chi tiêu.
Hễ cứ bước chân ra khỏi nhà là cần đến tiền, trong ví không có vài trăm nghìn thì đố tôi dám bước chân ra khỏi nhà. Chẳng giống như ở quê, không có đồng nào trong túi nhưng người ta vẫn dễ dàng nuôi sống bản thân với cây rau tự trồng, gà vịt tự nuôi,...
Nhưng những khó khăn ấy đã thấm vào đâu so với khi tôi lập gia đình. Cuộc sống thành thị càng làm tôi mệt mỏi hơn.
Chồng tôi là người Hà Nội nhưng cũng không lấy gì làm giàu có. Bố mẹ chồng đều làm công nhân viên chức nên từ thời bao cấp, ông bà được Nhà nước cấp cho một ngôi nhà ở trong khu trung cư đến nay đã cũ nát. Hiện tại, gia đình tôi đã có 3 thế hệ nhưng vẫn phải ở trong ngôi nhà chưa đầy 30m2 ấy. Nhưng nếu chật chội một chút, tính mạng được bảo đảm an toàn thì chẳng nói làm gì, đằng này ngôi nhà chúng tôi đang ở xuống cấp trầm trọng, đe dọa cuộc sống của chúng tôi từng ngày khi từng mảng vôi vữa trên trần nhà rơi xuống bất kể lúc nào. Sợ trần rơi là một nhẽ, nhưng cái tôi thấy khổ nhất vẫn là việc mấy hộ chung nhau một nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng ở cuối hành lang. Sáng sớm hay chiều, khi mọi người tập trung tắm giặt hay vệ sinh đều phải xếp hàng chờ nhau, chúng tôi muộn làm, muộn học đôi khi chỉ vì lý do đợi lấy nước đánh răng. Khu vệ sinh ở xa, bóng đèn thì leo lét, người già đêm hôm đi vệ sinh cũng không yên tâm, lúc nào cũng lo sợ.
Nhiều khi tôi chỉ muốn chuyển quách nhà đi nơi khác hay có điều kiện để tu sửa lại mái nhà nhưng chẳng có tiền mà làm. Khổ sở như thế, ấy vậy mà các bạn tôi còn suốt ngày ghen tị với tôi vì hàng tháng không phải lo tiền nhà trọ như họ.
Có lẽ vì quá chật chội, không khí không được lưu thông, nhất là vào mùa hè nóng nực, tôi lại đau đầu vì đứa con gái nhỏ của tôi. Mùa hè đến, rôm sẩy lại mọc đầy người, có những lần nó bị phát ban lên vì quá nóng. Nhìn con xót xa, uống bao nhiêu thuốc để giải nhiệt nhưng chẳng ăn thua, tôi đành ôm con về quê ngoại để tránh nắng. Chỉ mấy ngày ở quê, không khí mát mẻ, thoáng đãng chẳng mấy chốc mà con bé hết rôm sẩy, khỏe mạnh lại bình thường. Đúng là cuộc sống ở quê làm người ta bớt mệt mỏi đi bao nhiêu.
Đấy chỉ là cuộc sống của tôi. Cuộc sống của những đứa bạn tôi cũng mệt mỏi không kém. Chúng tôi thường kêu ca, bàn luận với nhau về cuộc sống hiện tại, nỗi lo cơm áo gạo tiền thực sự làm chúng tôi ngán ngẩm. Không những thế, Hà Nội tiện nghi nên cũng có nhiều cám dỗ. Gia đình bạn tôi đã tan nát vì chồng ngoại tình, vì thường xuyên đốt tiền ở những quán karaoke đèn mờ. Nghe vậy, tôi lại càng khát khao có một cuộc sống thanh bình ở quê, ít tiện nghi nhưng bớt đi được bao nỗi lo, mệt mỏi.  
Chia sẻ bởi : dich vu bao ve của anninh24.vn
....

Thật vô lý khi chồng phải đưa tiền cho vợ giữ

18:30 |
Mấy ngày nay lên mạng tôi thấy có một chị kể lể về chuyện phát ngán ông chồng không đưa tiền lương cho vợ, mua sắm cái gì trong gia đình cũng bắt vợ phải cưa đôi, các chị em khác thì nhảy vào chửi bới anh chồng đó, gọi anh ta là đồ keo kiệt, khốn nạn, “đong lọ nước mắm đếm củ dưa hành”… Vậy nên, nếu chị em nào đọc bài viết này chỉ để ném đá tôi thì xin mời đừng đọc, vì mỗi người có một quan điểm sống khác nhau.

Tôi đã có một căn nhà 3 tầng ở thành phố rồi, không cần thêm gạch đá để xây biệt thự. Và tôi cũng xin thẳng thắn nói rằng, có được căn nhà đó là vì tôi đã không tự mình giữ tiền chứ không đưa tiền lương hàng tháng cho vợ.

Trước hết cho tôi hỏi, pháp luật có quy định nào về việc chồng phải đưa tiền cho vợ giữ không? Dựa trên cơ sở gì mà các chị đòi giữ tiền của chồng khi đó là tiền mồ hôi nước mắt của họ mới kiếm ra được.

Trong thời đại ngày nay, các chị em mở mồm ra là đỏi bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Trong khi đó đàn ông kiếm tiền, đàn bà cũng có thể kiếm tiền (đôi khi còn được ưu tiên tạo điều kiện hơn đàn ông).

Đàn bà làm việc nhà, đàn ông cũng làm việc nhà. Vậy vì cớ gì vợ và chồng lại không cùng nhau chia sẻ các loại chi phí sinh hoạt, nuôi nấng con cái… mà lại đổ hết gánh nặng lên vai người đàn ông.

Nhiều chị em nhân danh việc đi chợ để giữ hết tiền của chồng, tại sao các chị không san sẻ việc chợ búa với các quý ông chồng. Hoặc giả nếu người đi chợ hoàn toàn là các chị thì các chị cũng chỉ cầm đủ tiền đi chợ, hà cớ gì đòi quản lý tất cả tiền của chúng tôi.

Nhiều chị em khác lại ngụy biện rằng, giữ tiền tiền của chồng là để giữ gìn hạnh phúc gia đình, vì không có tiền dù chồng có muốn lăng nhăng bên ngoài cũng không được, muốn mua quà cho gái cũng không xong, muốn nhậu nhẹt với bạn bè cũng không có tiền. Phụ nữ đã rất sai trong cách nghĩ đó, họ nghĩ quá đơn giản.

Chẳng có một gã đàn ông nào chịu được cảnh hàng tháng phải ngửa tay xin tiền vợ. Một gã ki bo, chỉ biết khư khư giữ tiền cũng không bao giờ thích chuyện đó, nhất là khi tiền lại do họ kiếm ra.

 Thế nên có khi chính việc các chị đòi cầm tiền của chồng lại là nguyên nhân khiến gia đình tan vỡ.

Các chị cũng đừng viện lý do mình giữ tiền cho con cái vì con là con chung, chồng các chị cũng biết thương con, chứ  đâu có riêng gì các chị.

Tôi thấy chỉ vì một lý do duy nhất, đó là các chị giữ tiền để cảm thấy yên tâm khi có chuyện gì đó xảy ra giữa hai vợ chồng các chị có cái để khống chế, để giữ chân chồng.

Thế nên, nhiều bà vợ cầm hết thẻ ATM của chồng và hàng tháng chỉ đút vào ví anh ta có vài trăm bạc, đến giữa tháng lại kiểm tra còn hay hết. Nếu còn thì sẽ không nói gì, còn khi hết, dù là sẽ bỏ thêm vào đó vài trăm nhưng lại tra khảo đủ thứ. Kiểu như: “Anh làm gì mà tiêu hết tiền nhanh thế, anh cho ai à, anh có đi đâu đâu mà hết tiền”. Những câu hỏi ấy với đàn ông mà nói đúng là tra tấn lỗ tai.. Thử đặt địa vị của mình vào họ, bạn có bao giờ thích người khác cầm tiền rồi hàng tháng cứ phải hỏi để xin tiêu? Chắc chắn là ai cũng trả lời rằng không. Vậy lý do gì các bà vợ nghĩ, các ông chồng sẽ thoải mái trong chuyện đó.

Riêng với gia đình tôi, cả hai vợ chồng đều đi làm nên lương tháng của ai người đó giữ, mỗi tháng góp một khoản vào những chi phí sinh hoạt chung của gia đình và tiền ăn học, nuôi con.

Tôi cũng không bao giờ kiểm soát việc cô ấy tiêu tiền của cô ấy vào việc gì. Còn tôi thì dành dụm tiết kiệm, đến khi tôi cảm thấy đã có một khoản kha khá thì tôi bàn với vợ xây nhà, và căn nhà tất nhiên đứng tên tôi, làm như vậy lỡ không may có lúc vợ chồng tôi chia tay cũng không phải tranh chấp tài sản. Còn cô ấy, nếu có để dành được nhiều tiền có thể mua một căn nhà khác hay đầu tư chứng khoán, gửi ngân hàng… mang tên cô ấy.  Chúng tôi vẫn sống như vậy và cảm thấy không có vấn đề gì to tát vì ngay từ đầu tôi đã nói rõ rằng,  nếu vợ tôi đã đòi bình đẳng, là phải bình đẳng cả về quyền lợi và nghĩa vụ, chứ không có chuyện nghĩa vụ thì chia đôi mà quyền lợi thì đòi hết.

Thật ra, cái kiểu chồng đi làm, vợ giữ tiền xuất phát từ tư tưởng Á Đông, nơi phụ nữ lệ thuộc hoàn toàn và không bao giờ dám tách khỏi đàn ông, giống như thủ quỹ là thuộc cấp của giám đốc, nên thủ quỹ giữ tiền, giám đốc điều khiển thủ quỹ. Còn bây giờ phụ nữ và nam giới đã bình đẳng và độc lập trong các vấn đề kinh tế rồi,  có ai thấy trong các công ty cổ phần, đối tác này đòi nắm hết, quản lý hết tài sản của đối tác kia hay không?

Tất nhiên, có ông chồng nào thích đưa hết tiền cho vợ quản lý thì cứ việc, nhưng nên nhớ, khi nước rút mới biết đứa nào tắm truồng, thuyền chìm mới hay thằng nào không biết bơi nhé!  Vì đời rất hài, nhiều người đàn bà lúc nào cũng đòi giữ hết tiền chồng, nhưng anh trai bị chị dâu quản lý, con trai bị vợ chi phối, cha bị mẹ kế cầm tiền, thì lại bức xúc.

Phụ nữ thường nghĩ rằng muốn quản được chồng là phải quản kinh tế, quản tiền nong, quản giờ giấc và các mối quan hệ của chồng. Nhưng thật ra những điều ấy tuyệt đối cấm kị đối với hạnh phúc gia đình, bởi người đàn ông sẽ chỉ càng cảm thấy bị kìm kẹp, bị gò bó mà thôi. Đây là những lời chia sẻ thẳng thắn của cá nhân tôi, mong các chị em phụ nữ hãy bình tĩnh mà suy xét đúng sai.
Chia sẻ bởi : diendan.lmt.com.vn 

....

Nổi bật