LMT Group - Chia sẻ để thành công !: Kiến thức kinh doanh

“Bài học xương máu” của chàng trai bốn lần khởi nghiệp, ba lần thất bại

17:13 |
Năm nay 24 tuổi, nhiều người nói rằng tôi như thế là đã thành công sớm, nhưng họ không hiểu được những gì tôi đã phải trải qua. Có những lúc tưởng chừng như  tôi sẽ gục ngã khi thất bại ê chề và liên tiếp. Tôi thấy mình là một thằng vô dụng. Bố mẹ tôi phải làm việc cực nhọc cả đời, về già tiết kiệm được một khoản để an dưỡng, cuối cùng cũng đưa cho tôi cầm đi trả nợ. Tôi bắt đầu hoài nghi về những cuốn sách tôi đã đọc, về thành công, về làm giàu, về lập nghiệp, tất cả chúng chỉ là những loại kiến thức sáo rỗng, thiếu thực tế và dành cho những kẻ mơ mộng, mù quáng?

Nhìn những người bạn cùng trang lứa, ra trường với một công việc làm và thu nhập ổn định, có tương lai, tôi lại càng thêm hoang mang. Trong tôi bắt đầu nảy sinh suy nghĩ: “Hay là mình sẽ tìm kiếm một công việc nào đó ổn định, có thu nhập hàng tháng, lúc đó tôi sẽ lại chân trong, chân ngoài để kiếm thêm và gây dựng sự nghiệp”. Tôi đi hỏi những người lớn tuổi để được tư vấn thêm, và tất cả đều cho tôi cùng một lời khuyên: Công việc ổn định.

Nhưng rồi tôi lại tự hỏi bản thân rằng: “Nếu mình vẫn đi những con đường giống người khác đã đi, liệu mình có thể đến đích của thành công hay vẫn chỉ đến cái đích giống như những người khác?” Rất nhiều đêm tôi mất ngủ mà huyễn hoặc bản thân rằng nếu cứ đi theo một con đường người khác vạch sẵn cho mình, có thể có một cuộc sống ổn định, nhưng đó chắc chắn không phải con đường ngắn nhất dẫn tới thành công và thực hiện được đam mê.  Đó là động lực giúp tôi đứng dậy và khởi nghiệp lần nữa.

Tôi bắt đầu lần khởi nghiệp thứ 4 khi kinh tế gia đình tôi lầm vào cảnh khó khăn trầm trọng. Tôi vốn được xem là công tử, luôn có bố mẹ là đòn bẩy tài chính nhưng lúc này tôi biết mình phải tự thân vận động, không thể trông chờ vào bất kỳ sự hỗ trợ nào nữa. Lúc đó, tôi đã nhìn lại mình một cách kỹ càng, đánh giá thế mạnh, điểm yếu của bản thân (SWOT). Thôi mơ mộng viển vông, thôi vẽ vời những mục tiêu dài hạn, tôi đặt ra mục tiêu thực dụng nhất và cần thiết nhất: làm sao để có tiền, để có thể vượt qua thời khắc khó khăn này. Cuối cùng, sau nhiều thất bại, tôi đã có thể nuôi sống doanh nghiệp của mình, tôi đã có thể góp một phần nhỏ vào để trang trải khó khăn cho gia đình, tôi đã có một đội cùng tôi đồng hành để tìm kiếm thành công.

Giờ nhìn lại tôi thấy mình có những sai lầm sau:

- Hiếu thắng: Sống trong sự bảo bọc của gia đình từ nhỏ, thiếu sự va vấp và sinh hoạt cộng đồng. Điều đó làm cho cái tôi của tôi rất lớn. Luôn bảo vệ quan điểm cá nhân và hiếu thắng, thiếu sự lắng nghe ý kiến của người khác. Luôn ghét phải nhận những lời chỉ trích về bản thân mình. Tôi không dám nghĩ mình đã là một người như thế.

- Thiếu sự nỗ lực, quyết tâm: Cầm tiền gia đình đi khởi nghiệp. Số tiền đó không phải là một con số lớn lắm. Nếu thất bại, số tiền mất đi cũng không phải là nhiều. Chính điều đó làm cho tôi thiếu một sự nỗ lực, quyết tâm cần phải có. Thất bại có vẻ nhẹ nhàng khi trong đầu mình có những suy nghĩ kiểu như nếu có thất bại thì cũng chỉ mất một ít tiền, bù lại mình sẽ học được nhiều kinh nghiệm quý báu.

- Lãng phí thời gian: Chính vì thế mà tôi lãng phí thời gian hơn. Tôi không tận dụng mọi lúc có thể để gây dựng và phát triển mà lãng phí vào việc lên mạng, tham gia vào những cuộc tranh cãi vô bổ.

- Chọn sai người đồng hành: Mỗi lần khởi nghiệp, tôi chọn cho mình một người đồng hành. Cứ nghĩ rằng những người anh em tốt của nhau thì khi làm việc cùng nhau sẽ hiểu nhau hơn và đạt được hiệu quả hơn. Nhưng sự thực không phải thế.

- Nói nhiều hơn là làm: Do đó chúng tôi dành nhiều thời gian để nói chuyện, “chém gió” hơn là lao vào công việc để gặt hái thành công.

- Không có mục tiêu ngắn hạn mà chỉ có mục tiêu dài hạn: Chúng tôi ngồi vẽ cho mình những ý tưởng xa vời mà một khi nó thành công, chúng tôi sẽ có cơ hội đổi đời. Nhưng cái trước mắt, cái sẽ giúp chúng tôi sống được đến khi thành công thì lại lười nhác, đùn đẩy nhau để làm.

- Chọn sai những dịch vụ hỗ trợ: Tôi làm kinh doanh online, nhưng lại không biết cách tận dụng những điểm mạnh của nó. Đơn giản vì tôi chọn sai những dịch vụ hỗ trọ: Dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, dịch vụ đồ họa… Những công ty tôi chọn thuê không mang lại hiệu quả cao như mong đợi.

Nhưng chính những thất bại đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm và giúp mình trở nên chín chắn hơn. Tôi hiểu rõ rằng thành công không bao giờ đến với những kẻ lười. Và tôi cũng biết chọn cho mình những người đồng hành đáng tin cậy, những dịch vụ hỗ trợ hiệu quả của Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ LMT Việt Nam.

Cho đến thời điểm hiện tại, tôi cũng không biết chắc rằng liệu mình sẽ thành công hay thất bại tiếp. Nhưng sau tất cả, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều và tôi không sợ thất bại nữa. Nếu như tôi tiếp tục thất bại, chắc chắn tôi sẽ không bao giờ thất bại vì những lý do cũ và sẽ dám nghĩ, dám làm và làm việc hết mình cho mục tiêu mà mình theo đuổi. Tôi xin trích lại câu nói mà mình thấy tâm đắc và thấy được mình trong đó: “Bạn sẽ không bao giờ biết được mình mạnh mẽ thế nào cho đến khi trở nên mạnh mẽ là sự lựa chọn duy nhất mà bạn có!
....

Gây dựng lại sự nghiệp với 15 triệu đồng sau khi vỡ nợ

10:26 |
Những người khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng dường như bao giờ cũng dễ dàng hơn những người đã từng vấp ngã và tự mình đứng dậy. Với anh Phương – một người bỏ hàng trăm triệu ra lập công ty xây dựng nhưng thất bại và gánh khoản nợ 300 triệu đồng, anh đã không nản chí mà quyết tâm gầy dựng lại sự nghiệp bằng một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với chỉ 15 triệu đồng tiền vốn… Cùng nghe câu chuyện khởi nghiệp của anh Phương để thấy rằng không điều gì là không thể, chỉ cần bạn có giấc mơ và quyết tâm thực hiện giấc mơ ấy nhé.


" Năm 23 tuổi, tôi ra trường với bằng kỹ sư xây dựng. Tôi tìm được việc tại một công ty xây dựng nhỏ với vị trí giám sát công trình. Chỉ hai năm sau, tôi đã trở thành giám đốc công ty vì không chỉ giám sát thi công các công trình, tôi còn liên tục mang về nhiều hợp đồng. Tôi được cấp xe đi giao dịch, được thưởng lớn sau mỗi dự án.

Tuy nhiên, khi công việc đang tiến triển rất thuận lợi thì tôi bị sa thải chỉ bởi lý do đơn giản: tôi không phải là con ông cháu cha, và ông chủ (người bỏ vốn lập công ty) bỏ cơ quan Nhà nước về trực tiếp quản lý công ty. Năm đó tôi 27 tuổi.

Tuy bị sa thải, nhưng với kinh nghiệm và mối quan hệ nhiều năm trong nghề, cộng với toàn bộ số vốn dành dụm được là khoảng nửa tỉ đồng, tôi quyết định mở một công ty riêng cũng trong lĩnh vực xây dựng và tiếp tục làm giám đốc. Tuy nhiên, mọi thứ không đơn giản như tôi vẫn nghĩ, công ty chỉ tồn tại được trong 9 tháng và vỡ nợ, tôi lâm vào cảnh nợ nần chồng chất khoảng 300 triệu đồng. Đó là số tiền tôi vay mượn để trả lương cho2 kỹ sư đứng công trình, một kế toán, tiền công của đội thợ hồ, tiền vật liệu..., trong 9 tháng đó.

Tôi nhanh chóng xin được việc mới và đi làm. Bên cạnh đó, một năm sau, tôi tiếp tục vay mượn và hợp tác với một người chị mở nhà hàng hải sản tươi sống ở vị trí trung tâm thành phố. Do công việc giám sát công trình linh hoạt về thời gian nên lúc rảnh rỗi tôi trực ở quán, đi từng bàn giao lưu với khách. Do chịu khó lựa từng con tôm, con cá từ lúc 5h sáng chở về quán, nên lợi nhuận mỗi tháng của quán cũng đạt 30 – 50 triệu đồng. Thế nhưng, cả tôi và chị họ đều không có kinh nghiệm gì trong việc quản lý tài chính của quán, để xảy ra tình trạng đầu bếp ăn bớt tiền đi chợ, nhân viên thụt két. Nên cuối cùng tôi vẫn phải nhượng lại quán cho người khác.  Tuy nhiên, đến thời điểm này tôi đã trả được một nửa số nợ vay thời mở công ty riêng.

Đến năm 30 tuổi, tôi vẫn là một giám sát công trình xây dựng với mức lương kha khá, có thể đủ trang trải cuộc sống và dành dụm trả nợ. Thế nhưng niềm đam mê kinh doanh với tôi không tắt đi, tôi xin nghỉ việc và quyết định khởi nghiệp lại với số vốn 15 triệu đồng mặc dù bố mẹ và vợ tôi ra sức ngăn cản. Cuối cùng tôi cũng thuyết phục được họ nhưng tôi biết đây là cơ hội cuối cùng, nếu thất bại tôi sẽ chẳng bao giờ dám kinh doanh gì nữa, vì tôi còn gia đình, vợ con. 

Thời điểm ấy, nhận thấy các công ty dịch vụ bảo vệ ở Sài Gòn mới ít, nhưng đây lại là thị trường tiềm năng, là loại hình dịch vụ chắc chắn sẽ phát triển mạnh trong vài năm tới. Tôi lấy trộm sổ đỏ của vợ mang đi vay tiền ngân hàng để bắt tay vào kinh doanh

Khảo sát mặt hàng trên tại thành phố đang sống, tôi thấy nhiều thanh niên ở độ tuổi 18 trở lên khỏe mạnh, nhưng không học hành đến nơi đến chốn nên thất nghiệp. Thậm chí nhiều người học đại học ra trường vấn thất nghiệp. Tôi quyết định tuyển chọn 10 nam nhân viên và đưa đi đào tạo bài bản. Lương khởi điểm ban đầu của họ là 3 triệu đồng, được ăn trưa miễn phí và các chế độ khác. 

Sau đó tôi lập trang fanpage thăm dò nhu cầu khách hàng,rõ ràng dân thành phố có rất nhiều nhu cầu mà chúng tôi có thể đáp ứng như: bảo vệ chung cư, ngân hàng, bệnh viện, áp tải hàng, thám tử…  Tiếp theo, tôi bắt đầu nghiên cứu việc đưa dịch vụ của mình đến khách hàng, không gì tốt hơn là qua kênh thương mại điện tử: facebook, các trang rao vặt, các forum, diễn đàn online... Tôi cũng đầu tư thuê một công ty chuyên thiết kế website và SEO để trang web của chúng tôi được tìm kiếm nhiều trên các công cụ tìm kiếm. 

Cùng với việc trực tiếp đi tư vấn tại các tổ chức, doanh nghiệp… bằng catalogue, tôi bám sát việc đào tạo vệ sĩ để họ có thể chuyên nghiệp nhất. Sau một thời gian ngắn, tôi liên tục nhận được phản hồi tốt của khách. Các thông tin đó, tôi chia sẻ trên trang bán hàng và ngày càng có thêm nhiều hợp đồng, đơn hàng online. Thời gian đầu, trung bình một tháng công ty tôi có một đơn hàng, qua tháng thứ ba thì doanh số tăng gấp 3 lần và đến nay thì tương đối ổn định với lợi nhuận từ 30 đến 40 triệu mỗi tháng. Tôi tiếp tục tuyển thêm vệ sĩ, đào tạo họ và mở rộng phạm vi hoạt động của công ty."

Có lẽ nhiều người sẽ bĩu môi rằng con số trên không là gì so với doanh thu và lợi nhuận của các công ty lớn khác, nhưng quả thật nếu đặt mình vào địa vị anh Phương mới hiểu được hết ý nghĩa  của nó, bởi bản thân anh  đã có thể  vượt qua mặc cảm thất bại và sự lo ngại về rủi ro khi quyết định đầu tư, kinh doanh vào một lĩnh vực mới mẻ. 

Quá trình khởi nghiệp sau khi từ vị trí giám đốc và vỡ nợ của anh Phương đã để lại bài học với các bạn trẻ,  rằng nếu ấp ủ làm giàu và thất bại thì hãy mạnh dạn làm lại, bởi khát khao làm giàu là chính đáng và nếu bạn mạnh dạn làm thì bạn sẽ thành công, chỉ là sớm hay muộn bởi "không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách".

Ngoài ra, với các bạn trẻ khi mới làm ông chủ, hãy tự tay làm mọi việc. Có tự làm thì bạn mới có thể lắng nghe khách hàng và hiểu rõ nhất sản phẩm, dịch vụ, hoạt động kinh doanh của mình và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách. Hơn nữa, các bạn cần phải hiểu, ý nghĩa thật sự của sự thành công và giàu có không phải ở túi tiền hoặc tài sản bạn đang có mà là niềm vui sống, sự đam mê cuộc sống của bạn mỗi ngày.
....

6 bước bất di bất dịch khi kinh doanh thời trang online

11:01 |
Không tốn chi phí về mặt bằng, không phải trang trí kệ tủ, ma nơ canh… việc mở một cửa hàng kinh doanh online đơn giản hơn nhiều so với mở cửa hàng truyền thống. Chính vì thế, từ khi internet trở nên phổ biến, đặc biệt là khi facebook ra đời và phát triển mạnh mẽ các cửa hàng bán hàng thời trang online cũng vì thế mà mọc lên như nấm. Tuy nhiên, nhìn bề ngoài ai cũng tưởng rằng hình thức kinh doanh này béo bở, nhưng thực tế cho thấy 60% cửa hàng thời trang online chết yểu trong 6 tháng đầu, thêm 20% mất tích nữa trong 6 tháng tiếp theo... Thị trường thời trang online không hề “dễ xơi” như những người "ngoài cuộc" đang nghĩ. Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, khi kinh doanh thời trang online bạn cần đặc biệt lưu ý 6 bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu


Không ít các bạn trẻ kinh doanh thời trang chỉ vì sở thích và cũng vì thế mà chỉ dựa vào mắt thẩm mĩ của mình để chọn đồ về bán. Đó cũng là một trong những sai lầm hết sức “ngớ ngẩn” của người kinh doanh nói chung và kinh doanh thời trang nói riêng.

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất đó là bạn cần phải khảo sát thị trường để nắm bắt xu hướng, tâm lý người tiêu dùng. Bạn hãy tham khảo mô hình, cách thức và tình trạng kinh doanh của các cửa hàng thời trang offline và online cũng như các mẫu mã, thể loại, kiểu dáng thời trang đang được ưa chuộng nhất. Sau đó, tìm hiểu kĩ hơn về giá cả, phân tích người ta tốt ở chỗ nào, chưa được ở đâu, nguyên nhân tồn tại hoặc thất bại ra sao…


Hiểu khách hàng và tìm tòi xu hướng mới nhất

Bên cạnh đó, khi lựa chọn kinh doanh bạn cần xác định đối tượng khách hàng của bạn là ai? Nam hay nữ? Tuổi teen hay giới văn phòng? Người thu nhập trung bình hay là thu nhập cao?… Lưu ý, bạn xác định đối tượng khách hàng càng  chi tiết bao nhiêu thì bạn sẽ càng hiểu hành vi, tâm lý của khách hàng bấy nhiêu từ đó bạn sẽ dễ dàng tìm ra phướng thức tiếp cận họ, nắm bắt xu hướng thời trang họ ưu thích, hiểu rõ nhu cầu mà họ cần ma cung cấp các sản phẩm thích hợp.

Bước 2: Đặt tên cho cửa hàng


Ai cũng cần có một cái tên và cửa hàng cũng vậy. Việc đặt tên còn mang một chiến lược lâu dài, bạn vừa dễ dàng quảng bá lại vừa có thể hình thành thương hiệu, shop của bạn sẽ được nhiều người nhớ đến hơn. Để làm được điều đó, bạn hãy đặt một cái tên “ngắn gọn và dễ nhớ”, để khách hàng có thể nhắc đến bạn, bàn tán vê bạn và tin tưởng cửa hàng của bạn.

Bước 3: Tìm mối hàng chất lượng – uy tín – giá tốt


Không ít trường hợp các shop online phải đóng cửa, tạm dừng kinh doanh vì bị đứt nguồn hàng hoặc chất lượng nguồn hàng ngày càng kém theo. Chính vì thế bạn cũng cần phải hết sức cẩn trọng trong bước này. Hãy tìm hiểu về thông tin của các nhà máy, cửa hàng buôn và hãy nhớ, luôn luôn có nhiều hơn một nhà cung cấp cho mình để hạn chế tối thiểu rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, việc có nhiều nguồn hàng sẽ giúp bạn dễ dàng so sánh chất lượng cũng như liên tục cập nhật được những mẫu sản phẩm mới. Đồng thời, bạn rút kinh nghiệm qua  những lần nhập hàng để hạn chế lượng hàng tồn kho, tránh tình trạng đọng vốn, và ‘tăng’ số vòng thu hồi vốn.


Chợ đầu mối là một trong những nguồn hàng quan trọng của nhiều shop thời trang

Bước 4: Tạo một kho giữ hàng


Không cần mặt bằng để bày bán hàng như kinh doanh thời trang truyền thống nhưng bán hàng thời trang online bạn vẫn cần một nơi để cất giữ đồ của mình. Nơi chất đồ không cần mặt bằng đẹp, bạn có thể để hàng ngay tại nhà mình hoặc thuê một căn phòng đủ rộng để chứa hàng. Tuy nhiên, nếu quá nhiều khách hàng muốn đến để nhìn tận mắt, bạn cần tìm một địa điểm có địa chỉ rõ ràng, cụ thể, để khách hàng dễ dàng tìm được (có thể cửa hàng của bạn ở trong ngõ, nhưng đảm bảo có địa chỉ cụ thể). 

Bước 5: Rao bán, quảng bá trên các gian hàng trực tuyến miễn phí


Ban đầu, bạn có thể bán hàng trên các diễn đàn, mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử để tìm kiếm những vị khách tiềm năng bằng cách lập các tài khoản Facebook, Twiter, Instagram cho shop, group Facebook, fanpage Facebook hoặc tham gia các sàn thương mại điện tử như hangtot.com, vatgia.com, 5giay.vn… 

Xu hướng tạo fanpage bán hàng online trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram là thịnh hành nhất hiện tại và nó mang lại hiệu quả khá cao. 


Bán hàng trên các gian hàng miễn phí là bước đệm tìm kiếm những vị khách tiềm năng

Bước 6: Đăng kí một website chuyên nghiệp


Nếu xác định lâu dài và hướng đến mô hình chuyên nghiệp, bạn nên đầu tư thiết kế  website chuyên nghiệp riêng cho cửa hàng mình. Một website riêng không chỉ dễ dàng cho bạn quản lý shop, đơn hàng và quảng bá đến nhiều khách hàng hơn mà đây còn là nơi chính thống khách hàng có thể ghé thăm bất cứ lúc nào với đầy đủ thông tin cần thiết. Hơn nữa, thông qua website, khách hàng cũng thấy được sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của chủ kinh doanh để gửi gắm niềm tin tưởng. Đó là điều thực sự quan trọng trong bán hàng online.
....

Các kỹ năng giao tiếp quan trọng trong kinh doanh

16:29 |
Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh khác hẳn nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể dùng lối nói chuyện vui đùa, thoải mái nhưng trong kinh doanh, bạn cần lối nói chuyện nghiêm chỉnh và có quy củ hơn. Bạn có thể dùng bản năng tự nhiên của bạn để giao tiếp hàng ngày nhưng trong kinh doanh bạn sẽ phải học rất nhiều. Dưới đây là các kỹ năng bạn cần học để buổi nói chuyện trong kinh doanh thành công như ý.

Tìm hiểu về các cách giao tiếp nơi làm việc, bạn có thể tìm hiểu thêm tại Những chia sẻ kỹ năng mềm của chúng tôi.

Ngôn ngữ cơ thể quyết định thành công


Việc đầu tiên bạn cần nghĩ tới là ăn mặc sao cho gọn gàng và lịch sự, đối tác sẽ không thích gặp bạn trong trạng thái lôi thôi, lếch thếch.

Ngoài ra, bạn cần có cách đi lại và biểu hiện khuôn mặt thích hợp cho buổi gặp gỡ. Những gì bạn thể hiện sẽ quyết định phần trăm thành công của bạn.

Chủ động chuẩn bị trước 


Chuẩn bị trước cho câu chuyện của mình sẽ khiến bạn chủ động và tự tin hơn trong buổi nói chuyện. Bạn muốn hỏi khách hàng điều gì và bạn dự định sẽ trả lời họ ra sao khi họ hỏi. Nếu bạn có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, bạn sẽ được khách hàng đánh giá cao.

Nở nụ cười thân thiện và chào hỏi đúng mực


Chào hỏi bằng nụ cười thân thiện sẽ gây thiện cảm cho đối tác. Do đó đừng nghiêm nghị mà hãy vui vẻ để có một khởi đầu suôn sẻ cho buổi nói chuyện.


Làm chủ cuộc nói chuyện


Bạn không cần phải quá hoạt ngôn nhưng phải biết cách sử dụng ngôn từ chuẩn mực và chính xác. Có như vậy bạn mới làm chủ được cuộc trò chuyện. Sự lịch sự và trang trọng cũng giúp bạn chinh phục được thành công trong những vụ kiểu như thế này.

Lắng nghe là vàng


Khi bạn lắng nghe bạn làm được nhiều điều. Một mặt bạn thể hiện mình là người lịch sự, mặt khác bạn sẽ khai thác được thông tin cần thiết từ phía đối phương. Hãy tận dụng điều này nhé!

Dành cho đối tác sự tôn trọng


Lắng nghe là một biểu hiện của sự tôn trọng đối tác. Ngoài ra bạn nên luôn đặt họ lên vị trí quan trọng nhất, nói chuyện tập trung. Các biểu hiện ngôn ngữ đúng mực, không có những lời nói khó nghe, mắt chăm chú nhìn vào họ.

Khuyên đúng lúc


Trước khi đưa ra lời khuyên bạn cần đảm bảo đã nắm bắt cẩn thận những điều đối tác muốn truyền đạt và hãy cho họ ý kiến nếu họ muốn lắng nghe. Tối kỵ đưa ra lời đánh giá vội vàng cho dù bạn nghĩ ý tưởng của bạn tốt hơn họ.

Nói thẳng vấn đề


Để tiết kiệm thời gian cho khách hàng và khiến họ thoải mái, bạn không nên nói vòng vo, bóng gió mà nên đi thẳng vào vấn đề. Điều này sẽ được khách hàng đánh giá cao đấy. 

Giữ vững ý kiến


Khi nói chuyện với khách hàng, hãy tỏ ra bình đẳng với họ, không nên vì vai trò của khách hàng quan trọng mà nhường nhịn họ. Hãy kiên định quan điểm của mình. Đừng dễ bị tác động bởi bên ngoài, cho dù xảy ra điều gì đi chăng nữa. Khách hàng cuối cùng rồi cũng nhận ra chân giá trị của bạn. 

Đừng để cảm xúc cá nhân chi phối


Ai cũng có cảm xúc của riêng mình, nhưng khi đi giao tiếp trong kinh doanh bạn cần biết điều tiết để cảm xúc cá nhân không chi phối công việc. Có như vậy bạn mới được đối tác tin cậy.

Tóm lại, có rất nhiều kỹ năng quan trọng bạn cần học để cuộc nói chuyện công việc được thành công. Hãy tỏ ta là người lịch sự và đáng tin tưởng trong mắt đối tác, có như vậy bạn mới “đánh trăm trận trăm thắng”.
....

4 suy nghĩ khiến việc kinh doanh online thất bại

11:08 |
Bạn còn trẻ và muốn khởi nghiệp, hãy thử nghĩ đến hình thức kinh doanh online, vì đây đang là một trào lưu thu hút sự tham gia của rất nhiều người. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng bạn có vốn, có sản phẩm và đã học không ít khóa học kinh doanh là có thể bắt tay ngay vào công việc.  Bạn vẫn có thể thất bại và không tìm được hướng đi đúng đắn cho mình. Hãy cùng chúng tôi tìm những suy nghĩ nào của bạn dẫn đến điều này nhé.


1.  Hình thức kiếm tiền nhanh


Đúng là mô hình kinh doanh online có sự thuận tiện và lợi thế đánh trúng tâm lý người dùng do đó nó là cơ sở để các chủ shop có cơ hội kiếm tiền một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, mô hình này cũng cần xây dựng một nền móng vững chắc từ ban đầu để có thể phát triển lâu dài và bền vững


Quá trình kinh doanh trực tuyến có thể kéo dài từ vài tháng đến 1 năm cho việc nghiên cứu, ra mắt và đi vào hoạt động ổn định và thu được lợi nhuận. Nếu bạn chỉ chăm chăm kiếm tiền thì đừng đâm đầu vào kinh doanh online mà hãy  bắt đầu với một công việc truyền thống trong ngắn hạn. Vì nó vừa kiếm tiền nhanh vừa không mất chi phí đầu tư.

2.  Ý tưởng của tôi chắc chắn thành công



Việc kinh doanh bao giờ cũng có những rủi ro, kể cả những ý tưởng được lên kế hoạch kỹ lưỡng rồi thực hiện đều xảy ra những điều không như mong muốn. Việc kinh doanh trực tuyến cũng như vậy mà thôi. Do dó, bạn cần phải chấp nhận và đương đầu với rủi ro có thể có, đừng nghĩ rằng sản phẩm kinh doanh sẽ thành công 100%.

3.  Tôi sẽ không bao giờ thất bại



Sự thất bại ở đây hàm ý là sự hi sinh nhất định về thời gian, tiền bạc (hay còn gọi là sự thất bại tạm thời) thì việc kinh doanh nào cũng có. Do đó bạn cần biết cách chấp nhận thất bại tạm thời này thì kế hoạch kinh doanh mới khả thi. Nhiều khi bạn phải hi sinh tất cả nhu cầu của bản thân, làm việc không biết mệt mỏi và chi tiêu hà tiện đến mức tối đa để việc kinh doanh được suôn sẻ. Đôi khi bạn phải biết lùi một bước để tiến hai bước hoặc có những lúc phải chấp nhận cả thất bại đau đớn mới mong được tiến bộ trong kinh doanh.

4.  Tôi không cần hiểu biết về internet và website


Một yếu tố bắt buộc cần phải có trong kinh doanh online đó là có website. Trong vô vàn nhà cung cấp trọn gói trang web bạn có thể tham khảo Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ LMT Việt Nam để giúp bạn hoàn thiện và duy trì hoạt động của trang web một cách hiệu quả. Ngoài ra để thành công, bạn cũng cần phải có những hiểu biết nhất định, một chút ít kinh nghiệm lập trình và chút ít kiến thức về công nghệ. Để bạn có thể linh hoạt trong giải quyết tình huống chứ không thể để thời gian chết khi chờ đợi phản hồi dịch vụ từ các nhà cung cấp.



Sau khi thiết kế được website cho mình, bạn có thể làm các dịch vụ SEO, quản trị mạng, thiết kế đồ họa… từ LMT, tiếp đó, bạn cần hiểu biết về internet. Internet cung cấp cho bạn các nguồn lực phát triển, từ thị trường mục tiêu, khách hàng tiềm năng đến truyền thông xã hội. Việc đơn giản nhất bạn cần biết là thiết lập một tài khoản email, làm việc với ngân hàng trực tuyến hay sử dụng Facebook.

Tóm lại, đừng ảo tưởng khi kinh doanh online như: lúc nào cũng nghĩ đây là hình thức kiếm tiền nhanh nhất, các ý tưởng kinh doanh của bạn luôn thành công hoặc bạn sẽ không bao giờ thất bại. Thêm nữa, bạn cần biết về website, internet và biết khi nào cần nhờ đến nhà cung cấp dịch vụ để việc kinh doanh của mình diễn ra thuận lợi.. 

Nhà cung cấp dịch vụ: Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ LMT Việt Nam 

Điện thoại: 0462 531 865

Email: contact@lmt.com.vn

Địa chỉ: P2012, Tầng 20, Tòa nhà CT1- C14, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
....

7 nguyên tắc để đối phó với mạng lưới đố kỵ nơi công sở

11:47 |
Đố kỵ về tài năng, đố kỵ về sự thăng tiến, thậm chí đố kỵ cả về nhan sắc là những điều dân công sở thường hay gặp phải. Và nếu bạn là “nạn nhân”, chuyên là đối tượng để đồng nghiệp “soi mói” thì quả thực cũng đau đầu đấy! Trong trường hợp này bạn cần trang bị một số kĩ năng cơ bản để đối phó với những người “ghen ăn tức ở” với mình, tạo ra một tâm lý thỏa mái nhất để làm việc hiệu quả. Khi giao tiếp cùng họ bạn cũng cần những kỹ năng để có thể trò chuyện với người mình không thích, khiến cho không ảnh hưởng tới công việc chung.



1.  Không phản ứng


Bạn thường bị những đồng nghiệp đố kỵ “buôn chuyện” nói xấu sau lưng? Chuyện đó là điều bình thường vì thế nếu không có gì quá quá đáng thì hãy giữ thái độ bình tĩnh và nhớ rằng, những người ghen tị "buôn chuyện" về bạn chẳng qua chỉ vì họ muốn có được những thành tích như bạn mà chưa làm được. 

2.  Hãy tìm kiếm đồng minh


Một đồng nghiệp ghen tị và xấu tính có thể tìm cách bôi xấu bạn bằng cách nói với cấp trên không chuẩn xác về công việc mà bạn làm. Vì thế, hãy thường xuyên báo cáo với sếp về tiến trình công việc, khi đó mối quan hệ giữa sếp với bạn không thể bị ảnh hưởng bởi những hành vi bôi xấu như vậy. Bên cạnh đó, bạn cần phải gây dựng tốt mối quan hệ với đồng nghiệp. Họ sẽ có cách nhìn khách quan về bạn, nói tốt cho bạn, khiến cho những đồng nghiệp hay đố kỵ không còn cơ hội chống lại bạn. 

3.  Bình thường hóa mọi chuyện


Cho dù bạn biết rõ người khác đang đố kỵ với mình, hãy coi đó là chuyện hết sức bình thường, đừng quan trọng hóa mọi vấn đề. Bạn cũng đừng để lộ ra rằng bản thân mình đang căng thẳng, phiền toái, khó chịu vì đối phương đang chờ đợi những điều đó ở bạn. Nếu họ thấy họ đạt được mục đích, họ sẽ làm điều đó nhiều hơn nữa. Tuy nhiên khi bạn phớt lờ mọi chuyện, họ cảm thấy mọi cố gắng đều vô nghĩa, cùng với thời gian họ sẽ chán những trò đó.



4.  Lễ phép và khiêm tốn


Lễ phép và khiêm tốn là 2 đức tính không bao giờ thừa, nó sẽ khiến mọi người gần gũi với bạn hơn. Đặc biệt khi bạn được thăng chức hay tăng lương, dù là người hiền lành nhất họ cũng rất dễ có cái nhìn nghi kỵ về bạn. Đấy là thời điểm nhạy cảm nhất và hơn lúc nào hết bạn càng nên thận trọng trong cách cư xử.

5.  Đặt mình vào vị trí của người đố kỵ


Chuyện gì cũng có nguyên do của nó và không phải tự dưng mà người ta đố kỵ với bạn. Hãy có cái nhìn khách quan để đánh giá vấn đề. Chẳng hạn, có thể đó là do người đồng nghiệp kia không được công nhận những kết quả công việc mà họ đạt được. Trong trường hợp đó, nếu bạn nỗ lực khen ngợi họ, thì căng thẳng có thể được giải tỏa.

Thậm chí, bạn cũng có thể đưa ra lời khuyên giúp họ cải thiện hiệu quả làm việc và được công nhận thành tích. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng để tránh việc người đồng nghiệp đó cảm thấy như đang bị bạn "dạy dỗ". 

6.  Nhìn lại mình


Cũng như vừa nói ở trên, chuyện gì cũng có nguyên do của nó. Bạn bị đồng nghiệp đố kỵ không chừng lại do chính lỗi của bạn. Hãy nhìn lại mình xem bạn có phô trương quá đà những thành tích của mình với đồng nghiệp hay có nói quá về việc sếp yêu mến bạn ra sao. Đây thực sự là những việc làm không phù hợp trong môi trường công sở và chỉ khiến bạn bị ghen tị, thậm chí là bị xa lánh. 

7.  Cứng rắn khi cần thiết


Bạn rất cần cởi mở nhiệt tình giúp đỡ mọi người, sống khiêm tốn lễ phép,  tuy nhiên tất cả chỉ nên ở một giới hạn nhất định. Với những người liên tục tìm cách gây phiền toái cho bạn nhiều lúc bạn cũng nên cho họ thấy sự cứng rắn của mình. Đừng để họ nghĩ rằng bạn sợ hãi và luôn phải lẩn tránh họ. Khi bạn bắt gặp ai đó tìm cách công kích bạn công khai. Hãy cho họ thấy sự cứng rắn thẳng thắn và sẵn sàng đương đầu của bạn. Tuy nhiên hãy lưu ý tránh sự xúc phạm cá nhân trong quá trình xử lý.
....

Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ trong 13 bước (Phần 2)

17:00 |


Trong bài trước chúng ta đã đi tham khảo 7 bước đầu tiên về cách trở thành một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ. Trong phần này chúng ta cùng tìm hiểu về những bước còn lại.

Phần 1 bạn xem tại:   Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ trong 13 bước (Phần 1)

8.  Xây dựng cho bạn một hình ảnh và phong cách riêng biệt


Một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ đơn giản là một nhà lãnh đạo. Mọi người không muốn đi theo người nhàm chán. Tôi đang nói về thái độ, ăn mặc, phong cách phát âm rõ ràng, nguyên tắc thiết kế, và sự tranh luận. Bất cứ điều gì giúp thương hiệu của bạn thú vị và khác biệt. Ý tưởng là cần có phong cách của riêng cá nhân của bạn. Gọi nó là 'thú vị', gọi nó là ‘hippie’, bạn gọi nó là gì không phải là vấn đề: không đánh giá thấp tầm quan trọng của nó. Hãy là khác biệt và tinh tế. Làm như vậy theo cách giúp bạn luôn dễ nhớ hơn mà không trông như bạn đang cố gắng.

Một cách khác mà tôi ứng dụng vào doanh nghiệp mà tôi thăm dò là biến mình thành một nhân vật hoạt hình. Có một lý do mà nhân vật hoạt hình chỉ mặc một bộ trang phục hầu hết thời gian. Có một lý do hầu hết nhân vật hoạt hình chỉ có một tên đầu tiên. Có một lý do họ rất nổi bật cá tính mà hiếm khi đi lạc khỏi nhân vật. Đó là nó làm cho người xem (mà người xem theo truyền thống là một đứa trẻ) ghi nhớ các nhân vật dễ dàng hơn.

Có một điểm hay là một khi một người xem "kết" một nhân vật trong một cuốn phim hoặc một buổi biểu diễn thì họ có nhiều khả năng trở thành một fan hâm mộ. Điều này cũng đúng với các bạn và công ty của bạn. Phong cách của bạn, thái độ của bạn, và thậm chí là của phong cách, thái độ của công ty bạn tất cả được tích hợp với tất cả các phần của phương tiện truyền thông. Nói cách khác: Thái độ của bạn phù hợp với trang phục của bạn, điều này phù hợp với giọng điệu phương tiện truyền thông xã hội của bạn, phù hợp với lập luận của bạn, mà phù hợp với thiết kế của website và  tài sản thế chấp tiếp thị, tất cả mọi thứ. Bạn càng làm tốt công việc, bạn càng ghi nhớ dễ dàng - và biến chuyển những người khác thành fan hâm mộ của bạn càng nhanh. Cũng giống như một nhân vật hoạt hình.

9.  Xây dựng hinh ảnh của bạn trên xã hội


Dưới đây là một bài học nhanh trong tâm lý học. Con người là lười biếng. Chúng ta sẽ tiếp tục lười biếng hơn. Thứ chúng ta chưa thay đổi là khao khát tạo ra những quyết định sáng suốt. Sự kết hợp giữa nhu cầu của chúng ta để tạo ra những quyết định thông minh và thực tế là chúng ta là những sinh vật lười biếng, có nghĩa là chúng ta sử dụng các công cụ để giúp chúng ta đưa ra quyết định nhanh hơn. Một trong những công cụ này được gọi là "bằng chứng xã hội '. Một thứ gì càng có nhiều bằng chứng xã hội, càng có nhiều khách hàng mua dự trữ.

Ví dụ đơn giản nhất là cách bartender (người pha chế) đặt tiền của họ vào lọ tiền boa vào đầu đêm. Họ làm như vậy bởi vì khách hàng của họ sẽ nghĩ rằng nhiều người khác đã thực hiện các quyết định boa, do đó nó tạo cảm giác như đây là điều phải làm hơn là nếu không có tiền trong lọ. Hiện tượng tương tự là lý do tại sao câu lạc bộ đêm bắt buộc mọi người phải chờ đợi thành hàng dài bên ngoài câu lạc bộ mặc dù bên trong nó là trống - vì nó ngụ ý cho người qua lại rằng nơi này là thú vị.

Lãnh đạo bằng suy nghĩ là tất cả các tài liệu chứng minh về bằng chứng xã hội cá nhân của bạn. Đó là lãnh đạo bằng suy nghĩ tươm tất để viết một bài phát biểu trước 500 người. Đó là lãnh đạo bằng suy nghĩ lớn để cung cấp cho một bài phát biểu trước 500 người ... và sau đó chụp ảnh của mình với khán giả trên một background mà cuối cùng được đẩy vào các mạng xã hội của bạn. Đám đông khán giả ngụ ý là bạn phải có một cái gì đó thông minh để nói, thậm chí nếu bạn chỉ đang kiểm tra mic!

Chỉ nắm bắt cơ hội là không đủ. Khi bạn viết một bài đăng của khách cho một blog, hãy đề cập bằng giấy, viết một bài phát biểu, bất kể nó là xác nhận việc mua dự trữ của người khác bằng suy nghĩ của bạn, hãy tạo document cho nó và tìm cách để viết blast và giữ nó ở xung quanh mãi mãi.

10.  Sử dụng nhiều hình thức truyền thông để kể câu chuyện của bạn


Bạn đã nghe câu ngạn ngữ "một hình ảnh đáng giá một ngàn chữ '... vâng, một video thậm chí còn tốt hơn. Mọi người nhớ đến những gì họ nhìn thấy dễ dàng hơn so với những gì họ nghe, hoặc đọc. Vì vậy, làm cho quá trình kể chuyện dễ dàng hơn với họ, và cung cấp cho họ những gì họ muốn. Trong việc tìm kiếm để tạo tài liệu bằng chứng xã hội của bạn, hãy hướng về video.

Điều đó nói rằng, không chỉ sử dụng video. Sử dụng podcast, văn bản chất lượng cao, hình ảnh, tổ chức sự kiện - bất cứ điều gì bạn có thể nghĩ đến. Mọi người học hiệu quả hơn thông qua một số phương tiện truyền thông hơn những phương tiện khác khác, do đó cung cấp các tùy chọn sau đây của bạn. Họ sẽ chọn để trau dồi vào những cái mà giúp họ học hỏi tốt nhất. Những gì chúng ta muốn họ tìm hiểu chứng tỏ bạn là một chuyên gia xứng đáng với một vai trò lãnh đạo.

11.  Tự trong thị trường ngách


Những từ khóa hoặc cụm từ nào bạn muốn sở hữu? Nó là một câu hỏi vô cùng khó để trả lời. Nếu từ khóa hoặc cụm từ bạn muốn sở hữu là dễ dàng thì là vì có lẽ bạn đang tuôn ra quá nhiều. Một thị trường ngách tập trung sẽ dễ dàng hơn để trở thành một chuyên gia cấp tiến trong lĩnh vực đó. Nó cũng sẽ giúp tạo ra một sự chia sẻ tâm trí độc quyền trong đầu của khách hàng / fan. Bằng cách chia sẻ tâm trí mà tôi muốn nói liệu bạn có là cái tên được nghĩ tới khi ai đó nói "nhiếp ảnh cư trú" hay "nữ lực sĩ" hoặc "anh chàng của công ty công nghệ di động" hoặc " nhà đầu tư Kansas City "? Tất cả các tài liệu về bằng chứng xã hội, tính đồng nhất với nhân vật hoạt hình, bài viết, bài phát biểu, tất cả mọi thứ, nên đi theo hướng xây dựng thương hiệu cho mình như một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ hàng đầu cho thị trường ngách. Có quá khó không? Bạn đã chọn một cái gì đó quá chung chung. Hãy giữ nó ở trong thị trường ngách.

Kiểm tra sơ đồ Venn này. Phần đè lên nhau là các lĩnh vực chuyên môn bạn nên tập trung bản thân trong thị trường ngách, và thứ hai là tạo ra nội dung cho thấy chuyên môn của bạn trong lĩnh vực này. Giấy ủy nhiệm (credential) chứng tỏ bạn có một số thẩm quyền về chủ đề này; kinh nghiệm (experience) hàm ý bạn có lịch sử kêu gọi trong suốt quá trình sáng tạo nội dung; và niềm đam mê (passion) sẽ làm khiến trong một thời gian dài bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc làm cho nội dung thú vị hơn để tiêu thụ.


12.  Hãy bắt đầu từ các bước nhỏ nhất


Một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ xuất sắc không được sinh ra trong một đêm duy nhất. Nếu đó là trường hợp của bạn, bạn đã là một nhà văn, nhà quay phim, nhiếp ảnh gia, người viết phát biểu tuyệt vời vv Đây là tất cả các hình thức nghệ thuật có cùng một lí do là chúng sẽ không bao giờ có thể nhuần nhuyễn được. Đừng để bị đe dọa bởi các kỹ năng hiện tại của bạn và hãy chỉ bắt đầu từ cái nhỏ. Khi bạn lần đầu tiên bắt đầu cái tiếp theo của bạn có lẽ sẽ là quá nhỏ đến nỗi nó sẽ không thành vấn đề. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một môi trường an toàn khi chẳng may phạm sai lầm.

13.  LinkedIn là chiếc đĩa bạc để bạn dọn “miếng cá” lãnh đạo bằng suy nghĩ 


Có rất nhiều các nền tảng và các hình thức của phương tiện truyền thông để bạn có thể phân phối bằng chứng xã hội, nội dung, giải thưởng trong tài liệu của bạn, vv, nhưng không có cái nào tốt hơn so với LinkedIn. Đó là một thiên đường xây dựng thương hiệu cá nhân, và tất cả mọi người đều được mời. LinkedIn đã đi một chặng đường dài trong vài năm qua và hầu hết các cải tiến trao quyền cho các nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ giống như bạn. Đề nghị của tôi là hãy sáng tạo và thúc đẩy các nền tảng trong bất cứ cách nào phục vụ cho tính hợp thời trang của bạn. Đây là những cách cá nhân tôi tận dụng lợi thế của nó:

Xác nhận kỹ năng là bằng chứng xã hội trên steroid. Tôi cố tình không sử dụng tất cả các kỹ năng có sẵn để khuếch trương vì tôi muốn được coi như một chuyên gia cấp tiến trong một số lĩnh vực, không phải tầm thường. Nó cũng không phải chỉ là một con số tăng lên, mà hồ sơ cá nhân của người khác có ảnh bên cạnh các con số. Hệ thống hình ảnh được thiết kế theo cách đó không chỉ vì nó trông nó thú vị mà vì nó là một sự chứng thực xác thực hơn nếu khuôn mặt của người đó là bên cạnh con số.



Danh sách xuất bản là nơi bạn thể hiện khả năng viết của bạn và có cơ hội tuyệt vời thể hiện hàm ý về sự tín nhiệm trong thị trường ngách. Chỉ các tiêu đề của các bài viết thôi, thậm chí nếu không có ai đọc chúng, thừa nhận một cách tinh tế rằng bạn biết những gì bạn đang nói về. Ngoài ra, khoe những cái tên của các ấn phẩm mà bạn đã được xuất bản cho phép bạn vay sự tín nhiệm từ các nhãn hiệu này. Đó là lý do tại sao cô gái nóng bỏng được đặt trên đầu của những chiếc xe đắt tiền - sự nóng bỏng của họ tỏa chiếu lên chiếc xe. Trong trường hợp của tôi, hiển thị dưới đây, các doanh nhân từ Tạp chí doanh nhân thế giới đã tỏa chiếu độ nóng của nó lên thương hiệu cá nhân và việc lãnh đạo bằng suy nghĩ của tôi.



Video và hình ảnh tiếp tục đi vào kỷ nguyên hiện đại, cho phép câu chuyện của bạn được nói theo những cách thú vị. Họ cũng giữ cho mọi người trên trang của bạn lâu hơn, biến việc nói về bạn mang tính thương mại thành infomercial.



Các nền tảng viết bài/đăng bài blog của LinkedIn cho phép tôi kết nối với những người theo dõi hiện tại của tôi và đón đầu những người mới. LinkedIn thực sự sẽ thúc đẩy các bài đăng trên một trong các kênh của nó, miễn phí, nếu bạn có một tỷ lệ chuyển đổi đủ cao [đủ người xem ban đầu thích bài viết được chia bởi ấn tượng chung]. Thuật toán của nó về cơ bản buộc hệ thống mạng riêng của bạn kiểm tra tính lan truyền các bài viết của bạn. Bất cứ điều gì với một hệ số virus đủ cao sẽ được đẩy đến lượng khán giả lớn hơn. Nói cách khác, LinkedIn là một thiên tài.



Honors and Awards là một trong số ít những nơi trong mạng xã hội cho phép bạn khoe khoang hết sức. Về bản chất, LinkedIn vẫn còn được nghĩ rất nhiều như là một phần mở rộng của một sơ yếu lý lịch. Trên một hồ sơ bạn khoe khoang - vì vậy đây là một trong số ít những nơi để liệt kê những giải thưởng bạn đã săn được mà không thành xấu xa.


Suy nghĩ về sự lãnh đạo bằng suy nghĩ của tôi


Tốc độ là sự tích tụ của động lượng. Động lượng bắt đầu từ số không. Đừng để danh sách này hoặc các hệ thống kĩ năng trong nó dọa nạt bạn để không bắt đầu. Lãnh đạo bằng suy nghĩ là một quá trình lặp đi lặp lại như mọi thứ khác trong kinh doanh. Đem một cái gì đó vào thế giới này, đánh giá phản ứng của thị trường, tinh chỉnh nó cho lần tới, và lặp lại ...lần này...lần nữa ... và lần nữa. Một ngày bạn sẽ nhìn lại và nhận ra bạn là một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ về một vấn đề cụ thể. Sức mạnh đó sẽ mở cửa, giúp bạn có được những trải nghiệm độc đáo, bán được các sản phẩm, và giúp đỡ những người khác trở nên tốt hơn trong công việc của họ.
....

Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ trong 13 bước (Phần 1)

17:30 |
Để mở đầu cho vẫn đề này chúng tôi khuyên bạn hãy nhớ lời tôi: Lãnh đạo bằng suy nghĩ sẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho phát triển nghề nghiệp và doanh nghiệp trong những năm tới. Nó thuộc sự bảo trợ của thương hiệu cá nhân, nhưng nó còn có ý nghĩa nhiều hơn thế nữa.


Thought Leadership (Lãnh đạo bằng suy nghĩ) là quá trình hình thành những ý tưởng lớn và những quan điểm sâu sắc về các vấn đề mà khách hàng gặp phải, nắm bắt những ý tưởng này trong nhiều phương tiện nội dung khác nhau và chia sẻ ý tưởng với những khách hàng tiềm năng và khách hàng hiên tại để soi sáng họ, tham gia đối thoại cùng họ và định vị công ty bạn như một nguồn đáng tin cậy.

Lãnh đạo bằng suy nghĩ tháo gỡ một trong những số khó khăn nhất để thực hiện những chiến công kinh doanh. Nó dẫn đến SEO tốt hơn, liên kết hữu cơ, các quyết định mua hàng dễ dàng hơn từ khách hàng, động lực cho thương hiệu của bạn, và nhiều hơn nữa.

Có một số câu hỏi sẽ được hỏi : Tại sao không phải ai cũng đáp ứng với yêu cầu của tôi cho các cuộc họp? Tại sao các nhà báo không đáp ứng với các lời kêu gọi của tôi? Tại sao tôi không thể tóm được những con cá lớn? Câu trả lời có thể khác nhau, nhưng một phần rất lớn và có thể xảy ra là bạn thiếu sự lãnh đạo bằng suy nghĩ. Chỉ có kinh nghiệm và đáng tin cậy thôi là điều không đủ, và bạn phải có nghĩa vụ chứng minh và thể hiện nó theo cách tinh tế.

Đó có phải là sự quảng cáo mang tính tự thân và rõ ràng? Vâng, hãy sắp xếp. Nhưng hãy tự hỏi câu hỏi này: Câu chuyện hay kinh nghiệm của bạn có khả năng để tăng thêm giá trị cho người khác không? Nếu câu trả lời là có, thì những quan tâm cho dù chỉ là chiếc xe giao hàng cũng là tự quảng cáo? Khi bạn nghĩ về nó theo cách này, thì công việc của bạn biến thành tự quảng cáo!

Lãnh đạo bằng suy nghĩ trong thế giới ngày nay có rất nhiều để làm với sự sáng tạo và phân phối nội dung. Bài viết này là một ví dụ điển hình của một quan điểm cho lãnh đạo bằng suy nghĩ với hi vọng là sẽ tốt hơn cho bản thân tôi.

Ý tưởng là tôi viết một bài viết hữu ích cho bạn đọc. Bởi vì tôi đã cho bạn thông tin vững chắc, bây giờ bạn sẽ tin tưởng và tôn trọng tôi - và điều này có thể dẫn đến nhiều kinh doanh hơn theo một số cách, hình dạng, hoặc hình thức. Cho dù bạn mua một trong các gói tư vấn khởi động, phát triển web, hoặc bất kỳ "sản phẩm" khác của chúng tôi mà tôi bán, hoặc nó có thể đơn giản như những lợi ích của SEO từ liên kết bất đối xứng.

Hãy nhớ rằng việc tạo ra nội dung có thể từ bất cứ điều gì từ blog đến trên một panel ở một sự kiện địa phương. Đó là bất kỳ hình thức của phương tiện truyền thông hoặc hành động đặt câu chuyện của bạn hơn nữa vào thế giới tiếp thị theo một cách tạo ra sự chú ý và sự tín nhiệm đầy hy vọng.

1.  Biết vị trí của bạn


Bước đầu tiên là không quên bạn đang ở bước đầu tiên. Bạn sẽ không bắt đầu vào ngày mai và ở một lúc nào đó trong tuần và tràn ngập với các buổi nói chuyện và câu hỏi báo chí. Có lẽ dù gì bạn cũng đang ở dưới cùng của một đường cong học tập lâu dài để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, do đó hãy kiên nhẫn. Nếu sự khởi động và sự nghiệp nở hoa, kinh nghiệm và chuyên môn của bạn sẽ cũng đơm hoa kết trái - và với tất cả điều đó sẽ đến cơ hội để hiển thị nó ra.

Một trong những phép ẩn dụ yêu thích của tôi là của các trò chơi arcade Donkey Kong (Không phải là các phiên bản sau này, mà là các phiên bản gốc từ những năm 80). Ý tưởng là bạn phải được ở phía trên cùng của màn hình để cứu công chúa bị bắt cóc từ Donkey Kong, người đang ném thùng và rùa vào bạn. Bạn bắt đầu ở phía dưới và có thể xem tất cả các mức trên bạn, kể cả cấp cao nhất mà bạn có thể nhìn thấy công chúa đang gặp nạn. Mục tiêu cuối cùng của bạn có thể được nhìn thấy ngay từ đầu, trêu chọc bạn, tuy nhiên bạn đang ở rất xa. Nếu bạn tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn là mức mà bạn đang ở, bạn sẽ bỏ lỡ chú ý và phải bắt đầu lại. Để lên từng nấc, bạn điều hướng qua các chướng ngại vật và leo thang. Vấn đề là thang chỉ đạt đến một cấp độ duy nhất trước khi bạn phải vượt nhiều trở ngại để đến được cấp độ tiếp theo. Không có thang ẩn đi từ cấp cứu công chúa. Bạn phải chơi trò chơi theo tất cả các cách thức thông qua.

Điều này cũng đúng với việc lãnh đạo bằng suy nghĩ

Bạn phải thực tế. Một doanh nhân mới, một khởi động mới, một sự nghiệp mới - tất cả đều bắt đầu ở phía dưới. Theo như lãnh đạo bằng suy nghĩ, điều này có nghĩa là bạn cần phải tấn công mọi thứ ở mức bạn. Nếu chúng ta đang nói về cách viết, các cấp nhìn sự vật sẽ giống thế này: viết blog của riêng bạn, sau đó viết cho blog khác, sau đó cho một tạp chí nhỏ, sau đó cho một tạp chí lớn, sau đó viết cho một ấn phẩm nhỏ quốc gia, sau đó viết với một ấn phẩm lớn.

Nếu chúng ta đang nói về buổi nói chuyện, điều này sẽ là tổ chức sự kiện riêng của bạn và cho phép bản thân nói, sau đó nói chuyện với sinh viên đại học, sau đó nói về hệ thống điều khiển một sự kiện nhỏ, sau đó hệ thống điều khiển một sự kiện lớn, sau đó một bài phát biểu trong một hội nghị nhỏ, sau đó một bài phát biểu cho một hội nghị lớn, sau đó là một đại lý bán vé để làm điều đó thường xuyên, sau đó là các bài phát biểu tốt nghiệp tại một số trường Ivy League.

Ý tưởng là bạn phải chơi các trò chơi dựa trên mức độ mà bạn đang ở. Trong hầu hết các trường hợp, bạn không thể bỏ qua bước này. Các hội nghị lớn sẽ không mời các bạn cho đến khi bạn chứng minh giá trị của mình tại hội nghị nhỏ. Các tạp chí lớn sẽ không cho phép bạn viết cho họ cho đến khi họ đã nhìn thấy bài viết của bạn cho một tạp chí nhỏ. Danh sách cứ thế mà tiến.

Tôi biết nó thật bực khi bắt đầu ngay từ đầu. Nhưng đây là sự lựa chọn khác: bạn không bắt đầu gì cả, và bạn sẽ không bao giờ trở thành một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ. Vì vậy, lợi thế cạnh tranh, bạn có hơn những người khác là bạn thực hiện các quyết định có ý thức để bắt đầu ngay bây giờ và không phải sau này. Lãnh đạo bằng suy nghĩ là sự tích tụ của những chiến thắng nhỏ, không phải sự ủng hộ mù quáng cho những may mắn. Mặc dù điều này xảy ra có lúc này lúc khác, nhưng đó là không bền vững.

2.  Thực hành, thực hành, thực hành


Dù chúng ta đang nói về việc đưa ra các trích dẫn báo chí, viết bài, thảo bài phát biểu, quay video – thì điều đó đều không quan trọng. Tất cả đều yêu cầu thực hành. Bạn càng học nghề và bạn càng chuẩn bị, bạn càng tốt hơn.

Hãy hành động để bắt đầu làm khả năng thực hành của bạn được chỉnh chu hơn. Thậm chí nếu bạn đang định đưa ra một bài phát biểu trước một trường cao đẳng cộng đồng địa phương về một chủ đề mà bạn đang đam mê, thì kinh nghiệm là thứ giá trị với bạn trong tương lai. Alan Weber, người sáng lập của Fast Company và cựu quản lý biên tập của The Harvard Business Review cho biết:

"Trước khi bạn viết một cuốn sách, đi ra ngoài và nói chuyện về nó thật nhiều; điều này sẽ giúp bạn tinh chỉnh nó thành một cái gì chất lượng cao mà dễ quản lý. Quá trình nói về nó một cách thực sự buộc bạn phải chỉnh sửa nó, bởi vì có một nhóm không muốn nghe bạn nói chuyện trong nhiều giờ. Nó cũng buộc bạn phải hiểu cái gì sẽ tạo ra tiếng vang với khán giả. "(Sẵn sàng trở thành nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ, Denise Brosseau)

Chỉ vì bạn là một chuyên gia tại một cái gì đó không có nghĩa là khi bạn đưa những suy nghĩ này ra giấy hay phát biểu thì nó sẽ được nối khớp như bạn hiểu nó trong đầu của bạn. Cho dù bạn đang đưa ra một bài phát biểu đơn giản, hoặc viết một blog mà không có ai đọc, bạn đang thực hành để trở thành một huấn luyện viên tốt hơn. Bạn càng huấn luyện tốt, bạn càng lãnh đạo bằng suy nghĩ tốt hơn.

"Khi tôi chia sẻ một khía cạnh hay một bài học mà tôi đã học được, nó cho phép tôi một lần nữa tiếp thu nó. Tôi thực sự học hỏi từ bản thân mình. Thời điểm chia sẻ nó vượt ra ngoài suy nghĩ riêng của bạn, một thứ làm cho bạn nhận ra nó là cái gì một lần nữa, nhận ra những gì bạn thực sự học được từ kinh nghiệm đó. "- Tiến sĩ Nina Bhatti, cựu giám đốc điều hành Hewlett-Packard. (Sẵn sàng trở thành nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ, Denise Brosseau)

3.  Xây dựng một đội các nhà cung cấp dịch vụ


Trong suốt một khóa sự nghiệp của một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ anh / cô ấy sẽ cần các nhà quay phim, nhiếp ảnh, biên tập viên, một mạng lưới các nhà xây dựng khác, và nhiều hơn. Đây không phải là một cái gì đó bạn có thể làm tất cả một mình. Bắt đầu gieo trồng các mối quan hệ cùng có lợi với các nhà cung cấp có thể giúp bạn. Đồng thời, tìm cách để bạn có thể thêm giá trị cho nghề nghiệp của mình trong cuộc trao đổi. Luôn luôn cố gắng để cung cấp cho họ nhiều giá trị hơn so với họ cho bạn. Nó sẽ quay ngược trở lại, tôi hứa đấy.

Ví dụ, tôi kinh doanh không gian văn phòng với các nhà hoạch định sự kiện, quay phim, nhiếp ảnh gia và nhà văn. Tôi đã gán một tài sản mà tôi đã có (không gian cùng làm việc dư thừa), và thúc đẩy được nó. Không phải ai cũng có không gian văn phòng như tôi, nhưng tôi dám cá tiền là bạn có một cái gì đó có giá trị để kinh doanh.

4.  Đọc, Nghe, Xem, Học, Lặp lại


Đọc blog, đọc sách, nghe podcast, xem video YouTube, đọc tweets từ các chuyên gia khác, ....Nếu bạn muốn được biết đến như một chuyên gia, bạn cần phải là một chuyên gia. Mặc dù nó có vẻ hiển nhiên nhưng nó không phải đơn giản. Thế giới đang thay đổi nhanh hơn trước, và đó là do sự kết hợp của sự tập trung chú ý và công nghệ tồi tệ. Những người từng là một chuyên gia về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm năm ngoái giờ không còn là một chuyên gia nữa trừ khi họ tuân theo sự thật rằng họ cần phải là một người học tập thường xuyên trong nghề.

"Các giáo viên tốt nhất là những học sinh tuyệt vời, và tôi tin rằng nó buộc tôi trở thành một người học tốt để có thể trở thành một giáo viên tuyệt vời." - Chip Conley, người sáng lập của Joie de Vivre Hospitality, công ty khách sạn boutique lớn thứ 2 ở Mỹ. (Sẵn sàng để trở thành nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ, Denise Brosseau)

Hãy tự hỏi bản thân bạn ai là nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ trong khâu kinh doanh và ngành công nghiệp của bạn. Sau đó, kiểm tra blog của họ, trang LinkedIn, kênh YouTube, tài khoản Twitter, vv .... viết mười điều về sự hiện diện của họ mà bạn thấy hấp dẫn nhất, dùng năm điều mà bạn có thể để tự mình bắt đầu thực hiện cho mình, và làm việc.

5.  Săn giải thưởng


Hãy chiến thắng giải thưởng lớn trong điều kiện không dễ dàng: bạn hãy chiến thắng chúng vì chính mình. Không có gì vinh quang khi tìm kiếm các giải thưởng vô giá trị, có chất lượng thấp cho chính mình. Điều đó cho biết bạn phải bắt đầu từ đâu. Người ta sẽ không thể ngẫu nhiên gửi cho bạn giải thưởng - bạn phải tự mình làm việc để có nó. Giống như những ẩn dụ Donkey Kong trong bước một, hãy biết vị trí của bạn.

Quan sát các công ty và các chủ doanh nghiệp được trao tặng hiện nay. Họ đã giành chiến thắng cho cái gì? Năm nào cũng sẽ có chứ? Nếu đúng vậy, hãy lưu ý khi nào quá trình ứng dụng bắt đầu và quay lại sau. Sau khi chiến thắng giải thưởng nhỏ trong việc tự mình áp dụng đủ, thành công thực sự mới bắt đầu chảy vào. Tuy nhiên có rất ít thứ trông tốt hơn trên trang LinkedIn hoặc cô đọng hơn một giải thưởng và nó cần đi một chặng đường dài để trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng tốt hơn.

6.  Tạo mối quan hệ với các nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ khác


Bạn muốn biết ai có một danh sách các cơ hội tham gia nói chuyện? Bạn muốn biết một danh sách các blogger  cho khách tự do đăng tải nội dung? Bạn muốn biết ai có nhu cầu trích dẫn từ các chuyên gia cho nội dung cụ thể của họ? Bạn đang bắt đầu trùng quan điểm với tôi ...

Tìm ra những người khác với cùng một sứ mệnh trở thành một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ và hình thành mối quan hệ liên minh với họ. Điều này có thể trang trọng như bạn muốn; nghĩa là bạn có thể lựa chọn để công nhận bằng lời nói nó là một liên minh hoặc bạn kinh doanh cơ hội mà không cần lí do. Một mối quan hệ liên minh hoạt động giống như tên của nó, bạn sẽ có người hỗ trợ. Thành công chung của bạn là gắn bó với nhau và cùng có lợi. Khi bạn nhận được yêu cầu để làm một bảng điều khiển: hãy hỏi xem liệu họ cần những thông tin khác. Khi bạn soạn một bài đăng của khách trên phần xuất bản của trang web: hãy hỏi xem liệu họ có cần nội dung từ các nhà văn khác. Danh sách liên kết, mở rộng mối quan hệ cứ thế tiếp tục.

Mỗi khi bạn ném một đặc ân cho một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ khác, áp lực xã hội và tâm lý của sự trao đổi qua lại sẽ được thực hiện, hãy cân bằng chúng với trách nhiệm để nó quay về phía bạn.

7.  Nhân văn hóa câu chuyện của bạn


Làm tăng thêm những lí lẽ bằng văn bản và bằng lời nói của bạn bằng các nghiên cứu trường hợp ngắn và relatable, sử dụng một lai tạp của những sai lầm cá nhân đi kèm với hành động chính xác của những người kinh doanh nổi tiếng. Những câu chuyện mang tính cá nhân của riêng bạn nhân đạo hóa phần của bạn và tạo ra takeaways độc đáo. Những câu chuyện của những người khác tạo thêm sự uy tín cho các tranh luận cũng như vay mượn sự tín nhiệm từ thương hiệu của họ.

"Thành công của bạn trong vai trò một nhà lãnh đạo bằng suy nghĩ được xác định trên khả năng của bạn để thu hút người khác bằng cách mài giũa thông điệp của mình và kể ra một câu chuyện tuyệt vời." - Denise Brosseau, đồng sáng lập diễn đàn của nữ doanh nhân.

Nói về những lỗi lầm và thiếu sót của bạn là cách không chỉ để chỉ bảo, mà còn kêu gọi sự đồng cảm. Nó là một mức độ tín nhiệm không nói được bằng lời rằng nếu bạn đề cập đến thất bại chúng không chỉ có thể dạy dỗ, mà chúng còn ngụ ý rằng bạn cũng có những thành công. Sự thiếu vắng của việc mất an toàn cũng là một cách khiêm tốn nhấn mạnh thành công của bạn; đó là cách hiệu quả nhất để làm như vậy.
....

Nói xấu sếp – Lợi bất cập hại

15:15 |
Đã là dân công sở chuyện gì trong công ty cũng có thể trở thành chuyện “hot” đặc biệt là chuyện của sếp. Từ việc nay sếp mặc gì, quần áo sếp ra sao, sếp cắt kiểu tóc mới trông thế nào đến chuyện gia đình sếp, vợ con sếp,… đều dễ dàng được nhân viên trong cơ quan mang ra bàn tán. Chắc chắn không phải ngẫu nhiên sếp thành chủ đề cho nhân viên “tám”, nhưng khi mang ra trao đổi một vấn đề không liên quan đến công việc như vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến hậu quả của nó chưa?


Tại sao sếp lại hay bị nói xấu?


Chuyện nói xấu sếp với nhân viên văn phòng như chuyện cơm bữa. Lúc rảnh rỗi, những câu chuyện về các "vị lãnh đạo" không chỉ là chủ đề được chị em hưởng ứng nhiệt tình mà ngay cả cánh mày râu cũng xôn xao không kém. Tính cách, năng lực chuyên môn và chuyện đời tư của sếp dễ trở thành đề tài "nóng" hơn cả. Ngoài ra, sếp nữ còn hay bị "soi" về ngoại hình, thời trang, gu làm đẹp. 

Thực chất, với nhiều người nói xấu sếp được xem như là một thú vui, là hoạt động xả stress, là lúc để “dốc bầu tâm sự” về những bức xúc trong công việc. Bởi lẽ, sếp là người trực tiếp bàn giao công việc và gây áp lực xuống nhân viên, có những công việc bạn cho là vô lý nhưng trước mặt sếp lại không thể phản đối hay thể hiện “thái độ”. Chính vì thế, tâm sự với những người “cùng cảnh ngộ” là giải pháp nhiều người lựa chọn.

Bên cạnh đó, có những “sếp lớn” mặc dù rất ít khi tiếp xúc trực tiếp với nhân viên nhưng vẫn là “nạn nhân” của họ bởi lẽ, đôi khi với nhân viên của mình, họ như một “ngôi sao” mà đã là “ngôi sao” thì bị săm soi là chuyện “hiển nhiên”.


Nói xấu sếp – Lợi bất cập hại


Tự hạ thấp bản thân

Nói xấu cấp trên đồng nghĩa chúng ta đang tự làm giảm uy tín của chính bản thân mình. Bởi lẽ nếu bạn thông minh tới mức có thể thường xuyên đánh giá năng lực của sếp, chỉ ra những điều “ngốc nghếch” mà ông ta thường làm thì tại sao bạn lại vẫn phải báo cáo công việc của mình với một gã ngốc nghếch như vậy? Vì thế, việc nói xấu sếp về lĩnh vực chuyên môn chính là việc bạn đang khẳng định rằng bạn kém cỏi hơn sếp mình nhiều.

Làm ảnh hưởng đến uy tín công ty

Khi những câu chuyện của bạn bị lọt ra ngoài và truyền đến tai người khác, họ sẽ đánh giá rằng công ty bạn hoạt động “chẳng ra sao” vì ngay cả quản lý cũng là một gã “tồi” về tính cách và kém cỏi về chuyên môn. Đã là “gã tồi” thì các sản phẩm mà ông ta chỉ đạo sản xuất hẳn cũng không ra gì. Vì thế họ sẽ không dại gì mà bỏ những đồng tiền mà họ vất vả kiếm được để mua sản phẩm của công ty bạn đâu.

Bạn sẽ không thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình

Một điều chắc chắn sẽ xảy ra là vài lần trong số vô vàn những cuộc nói xấu sếp của bạn sẽ bị chính sếp nghe thấy hoặc bị ai đó truyền tới tai sếp. Liệu bạn có muốn tiến cử ai đó đã dành khoảng 20h mỗi tháng để nói xấu mình không? Không những thế, bạn cũng nên nhớ không ít trường hợp đã bị sa thải chỉ vì nói xấu sếp rồi đấy!


Bạn bị coi là một kẻ đạo đức giả

Chắc hẳn bạn không thể hiện thái độ không hài lòng với sếp của mình một cách gay gắt, không kể là có những người chuyên “nịnh hót” sếp, nhưng nhưng sau lưng họ bạn nói đủ mọi điều xấu. Qua đó, người đối diện với bạn sẽ nghĩ “Chắc hẳn sau lưng mình người này cũng nói xấu mình như thế!” và hiển nhiên bạn bị coi là “kẻ hai mặt”.

Dù bạn có cảm thấy "khó chịu" với sếp mình đến đâu, dù có là sếp rấ khó tính với mình, thì bạn vẫn phải học cách sống và làm việc với sếp khó tính đó. Nếu bạn không thể, lúc đó bạn chỉ có thể ra đi, đó là điều bất lợi cho bạn.
....

Những tỷ phú thế giới khởi nghiệp từ con số 0

19:00 |
Họ là những người được tôi luyện qua trường đời, một môi trường nghèo khó và vất vả. Tuy nhiên họ đã thành công trở thành những tỷ phú giàu có  vào hạng nhất thế giới với minh chứng “không có gì là không thể làm” khiến chúng ta phải kính nể.

1.  Howard Schultz-CEO công ty Starbucks


Ông lớn lên trong một khu ổ chuột tại Brooklyn (New York, Mỹ). Mẹ của Howard Schultz chưa học hết trung học, nhưng vẫn cố đưa các con đến trường với niềm tin một ngày nào đó họ sẽ thành công. Phải chăng điều này là yếu tố góp phần tạo nên con người vĩ đại này? Cha Schultz - một lái xe tải.


Từ nhỏ, được nuôi dưỡng tốt về mặt tinh thần, ông đã được động viên rằng mình có khả năng thành công và là người đầu tiên học đại học trong gia đình. Tuy nhiên việc gia đình không có điều kiện, để có tiền chi trả cho việc học, ông đã phải đi vay, làm pha chế và thậm chí là bán máu. Sau khi bán thiết bị nhà bếp và đồ gia dụng, ông Schultz nhận được công việc marketting cho một cửa hàng cafe nhỏ tên là Starbucks.

Chỉ hai năm sau, năm 1987, ông mua lại Starbucks với giá 3,8 triệu USD và bây giờ doanh số của Starbucks đạt trên 15 tỷ USD một năm. Starbucks là chuỗi café lớn nhất thế giới, có mặt tại 50 quốc gia.

2.  Oprah Winfrey -  CEO kênh truyền hình Oprah Winfrey Network


Được mệnh danh là nữ hoàng truyền hình Mỹ. Oprah Winfrey sinh năm 1954 trong một gia đình nghèo tại vùng nông thôn Mississippi. Với thành công hiện tại của bà, ít ai nghĩ được rằng tuổi thơ Oprah Winfrey là những chuỗi ngày khổ cực. Thậm chí bà từng là nạn nhân của một vụ xâm hại tình dục và mang thai năm 14 tuổi. Nhưng một năm sau, con trai mới sinh của bà cũng qua đời. Oprah về sống với mẹ, nhưng cuộc đời của bà chỉ thật sự sang trang mới khi về ở với bố.


Bà học giỏi, từng giành học bổng tại trường Đại học thuộc tiểu bang Tennessee và trở thành phóng viên truyền hình người Mỹ gốc châu Phi đầu tiên trong tiểu bang khi mới 19 tuổi. Năm 1983 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời khi Winfrey chuyển đến thành phố Chicago để làm việc cho AM Talk Show, sau này được biết đến là The Oprah Winfrey Show. Thương hiệu truyền thông Harpo Productions ngày càng thành công và mạng lưới Oprah Winfrey Network càng ngày càng mở rộng đã giúp bà khẳng định quyền lực. Hiện nay, tài sản của bà đã lên tới 2,9 tỷ USD. 

3.  Sam Walton – nhà sáng lập Wal-Mart


Wal-Mart được nổi tiếng là tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Sự thành công của nó được dẫn dắt bởi một con người xuất thân từ nghèo khó, từng đi bán báo và vắt sữa bò thuê để kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ.


Năm 26 tuổi là thời điểm vàng trong sự nghiệp kinh doanh của ông, sau khi tốt nghiệp đại học Missouri với bằng cử nhân kinh tế, Walton đã dùng 5.000 USD tiền lương tiết kiệm từ khi nhập ngũ và vay bố vợ 20.000 USD để mua chuỗi cửa hàng Ben Franklin tại bang Arkansas. Ngay sau đó, ông bắt tay vào việc cải tổ, mở rộng và biến chúng thành gã khổng lồ Wal-Mart ngày nay cùng hệ thống cửa hàng Sam’s Club. Sam Walton qua đời năm 1992, để lại toàn bộ tài sản cho vợ cùng các con.

4.  Chan Laiwa - chủ tịch Fu Wah International


Chan Laiwa sinh năm 1941 trong Cung điện Mùa hè của Bắc Kinh, Trung Quốc. Bà là hậu duệ của gia tộc Mãn Châu, thuộc hoàng tộc Trung Quốc. Tuy nhiên, khi bà mới sinh ra, dòng tộc Mãn Châu sụp đổ, gia đình bà bị tước bỏ mọi tài sản, địa vị và phải sống trong cảnh nghèo khó. Đây thực sự là thời kỳ khó khăn đối với gia đình bà vốn quen an hưởng cuộc sống nhàn hạ xa hoa.


Vì gia cảnh nghèo khó, Laiwa buộc phải bỏ học trung học để kiếm việc phụ giúp gia đình. Ban đầu, bà nhận sửa chữa đồ nội thất gia đình và sau đó là khôi phục lại đồ nội thất bằng gỗ đàn hương cổ của Trung Quốc.

Với số tiền kiếm được, bà chuyển tới Hồng Kông để mở rộng kinh doanh đầu những năm 1980. Vất vả, nhọc nhằn nhưng cuối cùng công việc của bà phát triển rất nhanh. Bà đã dùng lợi nhuận của công ty để mua 12 căn biệt thự, và con đường kinh doanh bất động sản (BĐS) của bà bắt đầu từ đây. Từ 12 bất động sản ban đầu, việc kinh doanh của bà ngày một thuận lợi và có quy mô lớn.

Hiện tại, bà Laiwa đã là Chủ tịch Fu Wah International – công ty đầu tư vào địa ốc, du lịch, điện tử và nhiều ngành công nghiệp khác. Bà từng nói nghèo khó là ngôi trường tốt nhất mà mình từng theo học.

5.  Zhang Xin- đồng sáng lập SOHO China 



Khi còn nhỏ, Zhang Xin từng phải làm việc trong một xưởng sản xuất đồ chơi với mức lương bèo bọt. Tuy khó khăn nhưng cô vẫn có ao ước được học hành do đó đã cố gắng tiết kiệm tiền trong 5 năm để học tiếng Anh và mua vé máy bay sang London. Sau đó, Zhang được học bổng vào Đại học, học thạc sĩ kinh tế tại Đại học Cambridge và làm việc ở Goldman Sachs.

Tuy nhiên, không bằng lòng với cuộc sống đó, thay vì ở lại Wall Street, Zhang chọn cách quay về Bắc Kinh và cùng chồng lập ra SOHO China - công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc hiện nay. Cô hiện có số tài sản trị giá 3,6 tỷ USD.

6.  Leonardo Del Vecchio với nhãn hiệu Ray-Bans và Oakleys Del VecchioRay-Bans.



Tuổi thơ của Leonardo Del Vecchio không được hưởng tình yêu thương của cha mẹ, ông lớn lên từ một trại trẻ mồ côi. Sau đó ông bắt đầu đi làm tại một phân xưởng sản xuất khuôn đúc cho các phụ tùng ôtô và khung mắt kính. Tại đây, ông đã bị tai nạn mất một phần ngón tay.

Ở tuổi 23 ông đã làm nên sự nghiệp lớn khi mở cửa hàng khung kính mắt, về sau phát triển thành hãng sản xuất kính mắt và kính thuốc lớn nhất thế giới. Ông đã tạo nên những thương hiệu nổi tiếng như Ray-Bans và Oakleys với 6.000 cửa hàng bán lẻ. Tài sản ước tính của Leonardo Del Vecchio hiện đang là hơn 10 tỷ USD.

7.  Larry Ellison - CEO công ty Oracle


Larry Ellison sống vất vả khổ cực từ tấm bé. Ông bị viêm phổi từ khi còn nhỏ và bị cho làm con nuôi  một người họ hàng nhập cư nghèo ở phía nam Chicago. Cha nuôi của ông lại là người rất khắt khe, lạnh nhạt. Cha nuôi của ông đã từng nói ông sẽ chẳng làm được gì.


Nhưng mẹ nuôi của ông lại là một người phụ nữ tốt bụng, giàu tình cảm. Sau khi mẹ nuôi qua đời, Ellison bỏ dở Đại học và chuyển đến California, làm hết nghề này đến nghề khác. Ông từng nói mình có “tất cả điều kiện bất lợi cần để thành công”.

Năm 1977, Ellison thành lập công ty phần mềm Oracle. Ellison hiện là người giàu thứ 7 thế giới, với giá trị tài sản vào khoảng 46 tỷ USD. Ông cũng là CEO được trả lương cao nhất thế giới, thu nhập 78 triệu USD trong năm ngoái.

Dù ở nơi đâu trên thế giới, với tham vọng khởi nghiệp, với bộ não đầy ý tưởng, bắt đúng thời cơ sẽ có rất nhiều người đạt tới thành công trong sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Ở Việt Nam cũng vậy, có nhiều người đã thành công từ những nghề tưởng chừng như rất khó như đi lên từ cửa hàng đồ ăn vặt, hay thành công với nghề nuôi ba ba.... đó đều là những tấm gương để chúng ta học tập và noi theo.
....

Nổi bật